368 Hoàng Diệu

Quyển 2 - Chương 2: Linh Nhi

Sáng sớm hôm đó, nhân lúc Hằng và mẹ mình đi chợ hoa sớm còn mỗi ông ta ở nhà thì ông Long đã phái người ở đi gọi mẹ của Thanh đến. Ông Long ngồi tại bộ bàn nước ngay gian nhà chính, bên cạnh là ấm trà nóng đang bốc hơi. Một lúc sau, tên người ở đã đưa mẹ Thanh tới trước hiên nhà, Mẹ Thanh đưa tay bỏ nón cúi người chào và hỏi:

- Con chào ông Long, không biết ông gọi con có việc gì ạ.

Ông Long nhìn cái giáng vẻ bẩn thỉu nghèo hèn của mẹ Thanh thì cảm thấy khó chịu, thế nhưng ông ta vẫn cố kìm lòng chỉ tay vào ghế và nói:

- Bà cứ ngồi xuống đây đi đã.

Mẹ của Thanh có lẽ đã quá hiểu rõ ông Long là người phân biệt gia cấp ra sao, thế nên bà vẫn đứng đó khép nép nói:

- Dạ, có việc gì xin ông cứ dạy bảo, con đứng đây là được rồi ạ.

Ông Long nói giọng khó chịu:

- Ngồi.

Mẹ của Thanh thấy vậy cũng chỉ biết "dạ" một tiếng rồi cum cúp tiến lên bậc thềm và ngồi xuống cái ghế đối diện ông Long. Ông Long nhìn người đàn bà bẩn thỉu rách rưới này ngồi vào cái ghế gỗ của mình làm dơ bẩn thì mặt có hơi đanh lại. Thế rồi ông ta một tay cầm ấm trà rót ra một chén mời mẹ Thanh, ông quay qua nhìn tên giúp việc cũng đang đứng đó sững sờ coi chuyện lạ khi mà ông Long mời bà Thanh ngồi uống nước nói chuyện:

- Còn không lui?

Tên giúp việc hốt hoảng vội vã cúi đầu dạ vâng rồi cum cúp chạy xuống nhà dưới. Ông Long rót xong chén trà thì đặt cái ấm "cạnh" xuống cái khay đất, ông ta đẩy cái chén trà về phía bà Thanh đang ngồi cúi mặt khom lưng giáng vẻ khép nép kia mà nói:

- Bà uống nước đi.

Mẹ của Thanh dạ vâng thế rồi bà ta vẫn ngồi giáng vẻ khép nép lo sợ. Ông Long bắt đầu mở lời:

- Chắc bà biết tôi gọi bà tới đây là để nói chuyện gì rồi đúng không?

Mẹ Thanh nghe ông Long hỏi vậy thì có phần lo lắng, bà ta ấp úng đáp:

- Dạ, ông gọi con tới có phải là vì chuyện của cô Hằng và thằng Thanh nhà con không ạ?

Ông Long gật đầu vuốt râu nói:

- Đúng rồi đó, coi bộ chúng nó có vẻ thương mến nhau thật lòng, và xem ra không có cái gì có thể chia rẽ được chúng nó.

Mẹ của Thanh nghe ông Long nhấn mạnh hai chữ "chia rẽ" thì bà ta như khẽ rùng mình, mồ hôi bắt đầu đổ ra lấm tấm trên chán. Mẹ của Thanh lao từ trên ghế xuống đất cúi đầu trước mặt ông Long mà nói:

- Con xin ông tha thứ, con biết đũa mốc không bao giờ được chòi mâm son. Con sẽ bảo con trai con, con chỉ xin ông mở lòng....

Mẹ của Thanh cứ quỳ ở dưới mà van xin, ông Long rướn người tới trước lấy tay nhặt một cọng tóc bác của bà ta đang vương trên áo. Ông Long giả vờ vỗ vai mẹ Thanh:

- Coi bộ bà và tôi cũng có cùng chung quan điểm, dù gì thì con gái tôi cũng là cành vàng lá ngọc, dù nó có là phận gái nhưng nó vẫn là trưởng của dòng họ Nguyên Phi. Chính vì thế mà mong bà hiểu và về khuyên bảo con trai bà, mong nó hiểu cho để cho cái dòng họ này còn giữ được thể diện.

Mẹ Thanh vẫn cúi đầu lắp bắp nói:

- Dạ vâng thưa ông.

Thế rồi ông Long móc ở túi ra một cọc tiền đưa cho mẹ của Thanh và nói:

- Lần trước tôi có hơi qua tay, bà cầm số tiền này về lo liệu thuốc thang cho thằng Thanh.

Mẹ Thanh nhìn số tiền thấy quá lớn thì nói:

- Bẩm ông, thằng Thanh chỉ bị xây xước nhẹ, sao ông lại đưa nhiều tiền thế ạ. Con không dám nhận đâu, nó đã khỏi rồi ạ.

Ông Long quát lớn:

- Cầm đi.

Mẹ của Thanh lại giật thót tim, bà ta run rẩy đưa tay ra đón lấy cọc tiền đó. Ông Long nói tiếp:

- Việc chỉ có vậy bà có thể về.

Mẹ Thanh cầm cọc tiền run rẩy, thế nhưng cuối cùng bà ta cũng chỉ còn biết cúi đầu chào ông Long và đội nón ra về. Đợi cho mẹ của Thanh đã đi hẳn, lúc này ông Long mới lấy 1 tờ giấy ăn mỏng dính tiến tới cố vun vét hết chỗ đất từ người mẹ Thanh đang bám trên cái ghế gỗ.

Thanh sau trận đòn tơi tả phải nghỉ ốm ở nhà mấy bữa, cũng may là còn có cô hàng xóm trẻ tuổi tên Liên thương xuyên lui tới chăm lo cho cậu mà mẹ Thanh có thể yên tâm ra chợ bán rau. Sáng nay thấy có người nhà của Hằng tới nói rằng cha Hằng cho gọi mẹ của Thanh thì cậu lo lắng lắm, sợ rằng lành ít dữ nhiều. Thế nhưng do cái uy của ông Long tại đất Đà Nẵng này mà mẹ Thanh bỏ cả một buổi trợ để đi thẳng tới nhà của ông ta. Thanh nằm trên giường đầu luôn ngoái ra ngoài cửa mong ngóng đợi mẹ về như một đứa trẻ. Liên ngồi bên cạnh nhìn Thanh thấy tội nghiệp bèn động viên:

- Anh yên tâm đi, chắc là bác sẽ không sao đâu.

Thanh vẻ mặt vẫn không bớt phần lo lắng nói:

- Em không hiểu rõ được ông Long là người như thế nào đâu, ông ta vốn nổi tiếng là chuyên quyền độc đoán lại còn phân biệt giai cấp nữa, anh cũng cầu giời khấn phật cho ông ta không làm khó mẹ anh.

Liên lúc này mới nói đùa một câu:

- Biết đâu ông Long lần này gọi mẹ anh đến để bàn chuyện cưới xin thì sao? Dù sao ông ta cũng chỉ là con người, biết đâu ông ta đã bị tình yêu mãnh liệt của anh và chị Hằng làm cho lay động thì sao?

Cứ ngỡ rằng cái câu nói đùa vui đó của Liên có thể làm cho Thanh cảm thấy nhẹ lòng, thế nhưng Thanh chỉ đáp lại có một câu cụt lủn:

- Không bao giờ đâu em.

Liên nghe xong thì chỉ còn biết khẽ thở dài, Liên là một cô thợ may trẻ tuổi giúp mẹ may vá đồ tại nhà. Vốn là hàng xóm của Thanh từ nhỏ, cô và Thanh chới thân với nhau, và lúc nào Liên bị bọn trẻ con khác bắt nạt, Thanh đều là người đứng ra bao vệ. Rồi thời gian trôi qua, cả hai lớn dần, Thanh cũng thường xuyên giúp cô học chữ và học toán, và thậm chí giúp cả mẹ cô làm những việc nặng như mang vải vào trong nhà v.v. Cũng kể từ đó mà tình cảm của Liên đã nảy nở và dành trọn cho Thanh từ lúc nào không hay. Mẹ của Liên cũng rất ưng Thanh, đích thân bà đã nhiều lần sang ngỏ ý muốn hai gia đình trở thành thông gia. Mẹ của Thanh thì cũng ưng cái Liên vừa ngoan hiền lại đảm đang, thế nhưng rồi cuộc đời này thật trớ trêu thay, Thanh lại phải lòng cô con gái trưởng của dòng họ Nguyễn Phi, và cả hai người họ yêu nhau say đắm. Liên khi biết Thanh và Hằng yêu nhau thì cô như chết lặng đi trong lòng, thế nhưng cô không vì thế mà ghét bỏ Thanh, cô vẫn thường qua lại giúp đỡ Thanh và mẹ cậu như thể để trả ơn việc Thanh đã luôn bên cạnh cô, hoặc họa chăng, Liên sẽ mãi mãi giữ lấy cái mối tình đơn phương đó và chỉ được nhìn thấy Thanh mỗi ngày là quá đủ với cô rồi.

Vừa nhìn thấy bóng mẹ mình bước vào cửa nhà, Thanh như bừng tỉnh hẳn, cậu bật dậy ngay và hỏi han:

- Mẹ. Mẹ không sao chứ?

Mẹ Thanh khẽ gật đầu, Liên thì cúi đầu chào bác, thế rồi cô nói đùa với Thanh:

- Thấy chưa, em đã bảo anh mà, bác sẽ không sao mà.

Mẹ Thanh nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh Thanh và nói:

- Ông Long gọi mẹ đến là để nói về chuyện của con và cái Hằng.

Nói đến đây mẹ của Thanh móc ở túi bên trong áo ra một cọc tiền. Cả Thanh và Liên đều sững sờ nhìn cọc tiền đó, Thanh hỏi:

- Tiền này là....

Mẹ Thanh đáp:

- Tiền này là ông ý đưa để lo thuốc men cho con.

Liên thốt lời:

- Số tiền lớn như vậy đủ để làm đám hiếu hay đám hỷ cũng được vậy.

Thanh lắc đầu:

- Không thể nào... không thể nào ông ta lại tốt bụng dột xuất như vậy.

Mẹ Thanh nhìn ra cửa sổ nói:

- Mẹ không biết, nhưng qua nét mặt và cách nói chuyện, ông ta khá cương quyết về việc con với cái Hằng.

Thế rồi mẹ Thanh bắt đầu phân tích cho Thanh nghe về việc đũa mốc mâm son và khuyên cậu nên bỏ Hằng. Trước đây cứ mỗi lần mẹ Thanh can ngăn, Thanh lại đôi co, nhưng suy cho cùng cũng vì thương mình, nên Thanh bây giờ chỉ ngồi đó lắng nghe mà nét mặt buồn vời vợi. Mỗi lần hai mẹ con Thanh mà nói về việc của cậu và Hằng mà có mặt Liên thì cô chỉ biết lẳng lặng ra về, họa chăng Liên không thể nào chịu được cái nét mặt buồn phiền của Thanh, nó khiến cho trái tim cô tan nát khi phải chứng kiến người mình yêu khổ đau.

Tối hôm đó, tại nhà của ông Long. Sau khi cơm nước xong xuôi, ông Long thay một bộ khăn xếp áo the mầu trắng có thêu chữ đỏ đen tiến tới cái điện ở giữa vườn. Ông ta ngồi xếp trân vòng tròn trước bàn thờ ở điện trên một cái chiếu, trước mặt ông Long là hai cái đĩa, một cái có sợi tóc bạc của mẹ Thanh, một cái để tờ giấy có dính bụi lúc ông ta lấy lau ghế. Ngoài ra còn có cái hũ mầu đen và một cái chậu đồng đen và một số đồ lặt vặt khác. Ông Long ngồi chấp tay cúi đầu vái 3 vái về phía bàn thờ. Sau đó ông ta với tay lấy ra bốn cây nhang châm lên và cắm vào cái bát đồng đen, số 4 tiếng hán là tứ, tượng chưng cho cửa tửa như thể ông ta đang mở cửa mã. 4 nén nhang tuy bé mà khói bốc lên nghi ngút. Xong xuôi đâu đó, ông Long sắn hai bên tay áo lên, bốc một vốc, gạo, muối, đỗ, đất cho vào cái chậu. Ông lấy một tờ giấy trắng ghi rõ tên mẹ Thanh, ngày tháng năm sinh của bà, địa chỉ và cho vào cái chậu. Thế rồi ông lấy con dao nhỏ cắt một đầu ngón tay, ông ta dùng ngón tay đang chảy máu kia mà viết mấy chữ lên trên thân hũ. Khi ông Long vừa mới viết xong thì cái nắp được bịt vải và buộc dây chắc chắn khi không bị bật tung ra như có lực đẩy ở trong. Ông Long bắt đầu lẩm rẩm miệng đọc thần chú, tay ông ta lấy thêm bẩy cây nhang nữa đốt lên và múa máy. Một tay ông Long vẩy nhang tứ tung khiến cho khỏi khi không dầy đặc ở điện thờ, một tay kia ông ta thọc thẳng vào trong hũ và nhấc ra một thai nhi tầm 5, 6 tháng tuổi ướt sũng cái thứ nước mầu đen. Ông Long giơ cái thai nhí đó lên cao và đưa bẩy nén nhang ra trước mặt. Ông Long thổi một hơi dài khiến cho khói từ 7 cây nhang quyện lấy cái thai nhì này. Tức thì thai nhi trên tay ông ta bắt đầu động đậy và phát ra những tiếng kêu inh tai. Ông Long đặt nhanh thai nhi đó vào trong cái chậu, và cắm nốt bẩy nén nhang vào. Miệng ông ta lẩm rẩm liên tục đọc thần chú. Miệng đọc thần chú ngày một nhanh, ông Long với tay cầm sợi tóc bôi máu lên đó và thả vào chậu, thế rồi ông cầm tờ giấy có dính đất và làm tương tự. Cuối cùng, ông ta cầm hộp diêm lên quẹt một que và thả vào bên trong chậu. Khi không cả cái chậu đó bỗng cháy bùng lên dữ dội, khói mù mịt cả cái điện tựa như cháy vậy. Sau cái ngọn lửa bùng lên đó là tiếng khóc dữ dội của một đứa bé, và rồi trong cái làn khói dầy đặc đó bỗng hiện ra hình ảnh một đứa nhóc phi thân chạy thẳng ra ngoài cửa.

Hằng đang ngồi trong nhà nghiên cứu tài liệu y học nghe thấy tiếng trẻ con khóc thất thanh cộng với mùi khét thì cô đoán ra ngay là cha mình lại thi triển phép thuật và cô đoán rằng chắc lại có ai tới nhờ làm lễ thế nên là Hằng cũng mặc kệ và tiếp tục với công việc của mình.

Tại nhà của Thanh, Thanh đang ngồi trước thềm nhà đóng lại đinh cho cái ghễ gỗ thì bỗng cậu như cảm nhận được một cơn gió lạnh từ ngoài cửa thổi thẳng vào lạnh buốt khiến Thanh phải ngưng tay mà ngẩng đầu nhìn quanh, một cái cảm giác rất lạ. Mẹ Thanh đang ở dưới bếp dọn dẹp thì bất ngờ bụng bà quặn đau. Mẹ Thanh cố bấm bụng coi có đỡ không thì cơn đau ngày một tợn hơn nữa, đau đến mức độ mà bà phải lăn lộn trên mặt đất đạp đổ mọi thứ gào thét, cái nỗi đau mà cứ như thể có con gì hay vật gì trong bụng đang quẫy đạp cào cấu vậy. Thanh ở ngoài nghe tiếng đổ vỡ cộng với việc mẹ mình gào khóc thì cậu lao ngay vào trong bếp. Đập vào mắt Thanh là cảnh tượng mẹ mình lăn lộn trong bếp kêu gào thảm thiết:

- Mẹ đau quá con ơi! Cứu mẹ với! Cứu mẹ với!

Thanh lao tới cố hỏi mẹ mình và kéo mẹ ra ngoài. Đến khi cậu vạch vạt áo trước lên nhìn thì quả nhiên có vật gì đó trong bụng mẹ cậu đang quẫy đạp, mẹ Thanh thì vẫn quằn quại kêu gào trong đau đớn hét:

- Con mau lấy nó ra! Lấy nó ra đi! Mẹ đau chết mất con ơi!