Thái phu nhân và lão hầu gia sinh bảy người con nhưng chỉ còn sống hai nam hai nữ.
Cũng vì chuyện sinh con đẻ cái liên tục mà sức khỏe của thái phu nhân heo mòn, còn lão hầu gia cảm thấy mình đã hoàn thành nhiệm vụ nối dõi tông đường nên bắt đầu theo đuổi nữ sắc, nạp ba người thiếp, sinh hai mươi mấy con thiếp, còn sống bốn nam sáu nữ.
Sau khi thừa kế tước vị, Vĩnh Thành hầu chỉ giữ Nhị lão gia là đệ đệ ruột và Tam lão gia là người quản lí công việc ở lại phủ, còn các huynh đều cho ra ở riêng.
Thế nên khi mấy đứa Vương Hi quay lại, ngoài hầu phu nhân, Nhị thái thái, Tam thái thái thì trong phòng còn có hai con dâu của hầu phu nhân là Đại nãi nãi và Nhị nãi nãi.
Mọi người đang ngồi quanh thái phu nhân, nghe Nhị thái thái nói về hôn sự của trưởng tử:
- Dù sao cũng là con gái duy nhất trong nhà, không thể để con bé thiệt quá.
Mẫu thân muốn chọn nơi khác làm tân phòng cho bọn trẻ hay là sửa lại sân của Tam Lang?
Thái phu nhân có vẻ không vui, nhíu chặt hai mày, vừa thấy mấy đứa Vương Hi thì lập tức gạt Nhị thái thái qua một bên, tươi cười vẫy cháu gái, còn chỉ chỗ cạnh mình:
- A Hi tới đây ngồi!
Ngoại trừ hầu phu nhân đang ngồi sóng vai với thái phu nhân trên sập cạnh cửa sổ, những người khác đều lũ lượt đứng dậy nhường chỗ.
A hoàn thì nhanh tay lẹ mắt bưng ghế tới cho mấy đứa Thường Ngưng.
Thái phu nhân đợi mọi người ổn định chỗ ngồi, xiên một miếng táo trong mâm trái cây trên bàn đưa cho Vương Hi, nói:
- Này! Táo Yên Đài đấy! Cháu ăn thử xem ngon không.
Vương Hi đón lấy, cúi đầu nhìn miếng táo đã hơi thâm mà chẳng muốn ăn tí nào.
Nhưng trước ánh mắt chờ mong thái phu nhân, nàng đành phải cắn một miếng nho nhỏ, cười nói:
- Cảm ơn thái phu nhân!
Thái phu nhân cười ha hả, sau đó mới bảo mấy đứa Thường Ngưng ăn táo.
Tiều a hoàn lập tức bưng mâm trái cây cho Thường Ngưng và mọi người.
Thường Ngưng xiên một miếng táo, nửa đùa nửa thật:
- Bà nội chỉ thương biểu muội, không thương chúng cháu, có gì tốt cũng cho biểu muội trước tiên, xếp chúng cháu ra sau.
Thái phu nhân không phải người nhạy bén, tính Thường Ngưng lại là mạnh mẽ, trước khi Vương Hi đến đã thích tranh giành với các tỷ muội khác.
Thái phu nhân không nghĩ nhiều, còn cho rằng cháu trai cả giống lão hầu gia, Thường Ngưng không như vậy thì ai sẽ chú ý nó?
Nhìn bộ dạng này của con bé, bà bèn trêu:
- Miếng ngọc Hòa Điền hôm qua cho ai ấy nhỉ?
Hôm qua, mấy đứa Thường Ngưng cũng đến chùa Hồng Loa.
Trụ trì muốn lấy lòng nữ quyến phủ Vĩnh Thành hầu nên đã mang mấy miếng ngọc ra, trong đó có một miếng ngọc Hòa Điền đẹp nhất bị Thường Ngưng giữ khư khư.
Vương Hi nghe hòa thượng kia nói mấy thứ này từng được các cao tăng mang thì ghét nó là đồ cũ, thậm chí còn đổi trả mấy lần, nhưng sợ thái phu nhân thưởng cho nàng nên đành giả bộ cun cút*, nhường cho Thường Ngưng.
装鹌鹑 - Trong tiếng Quảng Đông, chim cút, chim cun cút (鹌鹑) còn ám chỉ những người nhút nhát, yếu đuối.
Thường Ngưng không biết, còn đắc ý lườm Vương Hi một cái, cười duyên:
- Cháu biết bà nội không nỡ mà.
Nhưng trụ trì đã nói những vật này sẽ thuộc về người có duyên.
Nó đã là của cháu, chứng tỏ cháu và nó có duyên!
Tam thái thái chuyên nịnh nọt dòng chính, lập tức cười nói:
- Nhị tiểu thư nhà chúng ta là một đứa trẻ may mắn mà!
Hầu phu nhân nghe thấy con gái mình được khen thì mát mặt.
Mọi người trong phòng cũng mồm năm miệng mười tán dương, khen nữ công của Thường Ngưng tốt, được ma ma đánh giá cao.
Vương Hi chán ngán ngồi đó, lặng lẽ đưa tay ra sau lưng.
Bạch Quả nhạy bén, dùng khăn tiếp miếng táo từ Vương Hi rồi đút vào túi.
Chỉ là lúc nàng ngẩng đầu, tình cờ bắt gặp ánh mắt của Tứ tiểu thư Thường Kha.
Có lẽ nàng ta đã nhìn thấy hành động của mình.
Nhưng không quan trọng, ngay cả khi nàng ta nói với mọi người thì đó là lỗi của người hầu trong phòng thái phu nhân, một quả táo cũng làm không xong, cuối cùng chỉ xấu mặt hầu phủ thôi.
Nàng chú ý đến tiểu thư nhà mình, thấy Vương Hi ngáp nhỏ là biết Vương Hi ngồi chán lắm rồi, đang tìm cớ cùng Vương Hi cáo lui thì Nhị thái thái lại nhắc đến hôn sự của trưởng tử:
- Tân phòng nên được chuẩn bị sớm.
Con tính bên Hàn gia sắp đến bàn chuyện phòng ốc rồi.
Trưởng tử của Nhị phòng xếp hàng thứ ba, có nhạc phụ là Đô chỉ huy sứ Mật Vân vệ, võ tướng chính tứ phẩm.
Hai nhà đã chọn mùng hai tháng mười một tổ chức hôn lễ.
Hàn tiểu thư xuất thân tốt, có nhiều của hồi môn, nghe nói dung mạo cũng không tệ, thế nên Nhị thái thái rất hài lòng về hôn sự này.
Từ khi hai nhà chính chức trao đổi canh thiếp, Nhị thái thái bận không thôi, từ việc đặt sính lễ đến chuyện bày biện hoa cỏ lúc Tam gia thành thân đều qua tay bà, bà chỉ sợ sơ sót chỗ nào.
Có chuyện để hóng hớt, Vương Hi rất phấn khích.
Nhưng hình như thái phu nhân và hầu phu nhân không muốn nói đến.
Thái phu nhân còn gạt việc này qua một bên, nói sang chuyện đi chùa Hồng Loa hôm qua.
Có uẩn khúc!
Vương nhìn trái liếc phải vẫn không rõ ngọn ngành, cuối cùng chán nản trở về Tình Tuyết Viên.
Nàng lập tứ gọi Thanh Trù đến:
- Ngươi biết chuyện tân phòng của Tam gia thế nào không?
Thanh Trù không hổ là "mật thám" của nàng, vừa giúp Bạch Chỉ tháo trang sức cho Vương Hi vừa nói:
- Không phải Hàn gia định gửi hai bộ đồ dùng sao? Chỗ của Thường Tam gia chắc chắc không đủ rộng.
Thường Tam gia muốn đổi chỗ nhưng khi Thường Đại gia thành thân vẫn phải sống ở sân cũ, Thường Tam gia đâu thể vượt mặt Thường Đại gia.
Hơn nữa, chuyển qua sân lớn thì tiền chi tiêu phải lớn hơn.
Tiền này lấy ở đâu bây giờ?
Vương Hi gật đầu:
- Hầu phủ quá keo kiệt!
Mấy đứa Bạch Quả không dám tiếp lời.
Thanh Trù tiếp tục nói:
- Nếu sửa lại sân bên cạnh, Tam tiểu thư hoặc Thường Bát gia phải nhường!
Ồ! Thú vị ghê! Vương Hi lập tức ngồi thẳng.
Họ Thường đông con cháu.
Lão hầu gia thì khỏi phải nói.
Còn hầu gia có năm con trai, hai con gái do chính thê sinh và một con thiếp.
Nhị lão gia có hai con trai, một con gái do chính thê sinh và ba con thiếp.
Tam lão gia thì có một gái và con trai.
Chưa tính các lão gia sống ngoài phủ.
Lúc lão hầu gia còn sống, hầu gia đang là thế tử, tuy chỗ ở rộng hơn nhưng quá nhiều người, tất cả vẫn phải chen chúc trong một sân.
Có lẽ vì vậy nên ngay khi lão hầu gia về trời, hầu gia lập tức cho những huynh đệ con thiếp ra ở riêng, chỉ giữ lại Tam phòng, sau đó chia lại phủ.
Trong phủ có những chỗ như Tình Tuyết Viên, không có người ở nhưng cảnh trí vô cùng đẹp, dùng để tiếp khách hoặc tổ chức yến tiệc.
Trái ngược với đó là những chỗ hẻo lánh, tan hoang, cần nhiều tiền tu sửa.
Hai mắt Vương Hi sáng rực.
Nàng nói:
- Ta có thể tưởng tượng ra chỗ của Tam tiểu thư, chắc nàng ấy ở gần huynh trưởng của mình.
Nhưng sao chuyện này lại kéo tới Tam phòng? Chẳng lẽ chỗ của Thường Tam gia cũng gần Thường Bát gia?
Thường Tam gia là trưởng tử của Tam phòng, năm nay chín tuổi, sang năm đã đến tuổi phải ở sân riêng.
Thanh Trù cười cười, nói:
- Đại tiểu thư đoán đúng rồi.
Nhị thái thái thương con nên đã cho Thường Tam gia ở sân phía Tây của chính viện Nhị phòng, cách chỗ của Tam tiểu thư một bức tường.
Phía Tây của sân Thường Tam gia là sân của Thường Ngũ gia, còn phía Nam là sân của Thường Lục gia, phía Bắc là sân của Tam lão gia.
Thường Bát gia phải ra ngoại viện học mỗi ngày, vì thế đã ở lại phòng phía Nam của chính viện Tam phòng, cách sân của Thường Tam gia một con đường...
Vương Hi nghĩ nghĩ.
Bạch Quả dở khóc dở cười, nói với Vương Hi:
- Cạnh sân của Thường Tam gia không phải muội muội nhà mình thì cũng là con dòng chính, chỉ còn sân của Thường Bát gia thôi.
Vương Hi vỡ lẽ, nói:
- Tam phòng không dám đồng ý đúng không?
Đây không còn là chuyện chỗ ở nữa.
Nếu Thường Bát gia nhường chỗ cho Thường Tam gia thì mặt tiền của ba sân đều mất.
Thanh Trù cười nói:
- Tam lão gia và Tam thái thái luôn nhịn.
Họ chưa nói đồng ý hay không.
- Vậy mới có cái để hóng! - Vương Hi cười hì hì, cúi đầu để Bạch Chỉ rửa mặt cho mình.
Không biết Hồng Trù chạy vào lúc nào, nói:
- Nếu là nô tì, nô tì sẽ chuyển ra ngoài luôn.
Phải nhìn sắc mặt người khác phiền chết!
Thanh Trù nhắc nàng:
- Ngươi tự động xin đi giết giặc cho Đại tiểu thư.
Việc đến đâu rồi? Sao lại chạy về thế này?
Hồng Trù lập tức ỉu xìu như gà trống bị rút lông, nói như bị hụt hơi:
- Ta vẫn nhìn chằm chằm mà, chẳng qua là đổi với tiểu a hoàn để đi ăn cơm thôi.
Viện bên kia không có động tĩnh gì.
Các ngươi không thể đổi lỗi cho ta! Y không nghe lệnh ta, ta cũng không thể ngăn y múa kiếm.
Thanh Trù là đường tỷ muội của Hồng Trù.
Nàng nghe vậy thì chỉ muốn đánh Hồng Trù một trận.
Vương Hi lại thoáng hơn, thoa mặt xong, để tiểu a hoàn A Tây xoa tay cho mình với hoa lộ, đồng thời ngăn cản Thanh Trù:
- Không biết người kia và phủ Trưởng công chúa có quan hệ thế nào? Có lẽ chỉ là ở nhờ mấy ngày, nổi hứng múa kiếm hai lần, trùng hợp bị chúng ta phát hiện.
Nói là vậy nhưng nàng vẫn tiếc vô cùng.
Bạch Quả hầu Vương Hi từ nhỏ, lớn hơn Vương Hi năm tuổi, không đành lòng nhìn Vương Hi buồn bã, dỗ dành:
- Không phải Hồng Trù đã nói rồi sao? Hôm qua nó tình cờ phát hiện, sáng nay chúng ta cũng thấy.
Có lẽ người đó sẽ múa kiếm mỗi sáng sớm.
Nhị gia cũng thường nói "văn kê khởi vũ" đấy thôi! Có lẽ người đó cũng giống vậy, sáng sớm mai mới ra múa kiếm!
- Đúng vậy! Đúng vậy! - Hồng Trù lập tức nói.
- Còn chưa tới mười hai canh giờ mà!
Vương Hi thấy đúng lắm, sung sướng bôi hương lộ toàn thân, nghe Bạch Truật đọc một thoại bản rồi đi ngủ.
Người trực hôm nay là Bạch Chỉ.
Bạch Truật và Bạch Chỉ giúp Vương Hi chỉnh góc chăn, sau đó trở về phòng nghỉ của mình.
Bạch Quả không ở trong phòng.
Tiểu a hoàn nói:
- Bạch Quả tỷ tỷ qua chỗ vú Vương rồi ạ.
Bạch Truật rửa mặt, lên giường thì Bạch Quả mới về.
Nàng quan tâm hỏi:
- Chuyện gì vậy?
Bạch Quả vừa để tiểu a hoàn thay váy áo vừa nói:
- Ta đi hỏi vú Vương xem Đại tiểu thư nghĩ thế nào —— sẽ xuất giá ở kinh thành theo lời thái thái hay là giống Hồng Trù nói, chỉ đến kinh thành chơi mấy ngày này rồi về?
*Văn kê khởi vũ (闻鸡起舞): nghe tiếng gà gáy dậy múa kiếm, chỉ những người có chí hướng, chăm chỉ rèn luyện, cố gắng sẽ làm được việc lớn.
Tổ Địch là một người văn võ song toàn, nhưng hồi nhỏ ông rất nghịch ngợm và lười học.
Khi ông lớn lên, nội bộ tầng lớp thống trị của triều Tấn xảy ra lục đục, thủ lĩnh các dân tộc thiểu số cũng nhân cơ hội nổi loạn, khiến tình hình vương triều hết sức nguy ngập.
Tổ Địch rất lo lắng trước việc này, ông cảm thấy kiến thức của ông là không đủ và cho rằng ông không thể phục vụ đất nước tốt nếu không nghiên cứu nhiều hơn.
Ông bắt đầu đọc rất nhiều, nghiêm túc nghiên cứu lịch sử mà từ đó đã hấp thụ kiến thức phong phú.
Sau đó, ông và Lưu Côn - bạn thân của mình từ thưở nhỏ được bổ nhiệm làm quan Bộ Tịch chuyên quản văn thư ở Tư Châu (phía đông bắc Lạc Dương tỉnh Hà Nam ngày nay).
Hai người rất tâm đầu ý hợp và đều mong muốn được cống hiến sức mình cho nhà nước.
Họ làm việc với nhau ban ngày, tối đến lại cùng ngủ một chỗ.
Một hôm vào lúc nửa đêm, tiếng gà gáy từ xa vọng lại làm Tổ Địch thức giấc, ông trở dậy lay gọi Lưu Côn và nói: "Người ta bảo gà gáy vào lúc nửa đêm là điềm không lành, nhưng tôi không nghĩ vậy.
Ông nghĩ sao nếu bây giờ chúng ta tỉnh dậy và luyện kiếm."
Lưu Côn đồng ý, trở dậy mặc quần áo rồi cùng bước ra sân.
Bấy giờ trên trời trăng sáng vằng vặc, hai người cùng rút kiếm múa với nhau cho tới khi trời sáng, quần áo đều ướt đẫm mồ hôi mới thu kiếm trở về phòng nghỉ.
Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, hai người không ngừng luyện kiếm và trau dồi tri thức.
Sau này Tổ Địch và Lưu Côn đều là danh tướng triều đình..