Thực ra thuyền sư tuyệt đối là nghĩ nhiều, Lý Anh Tú đặt tên là do ảnh hưởng từ hiện đại, các loại súng, pháo đều đặt tên thành các chữ cái và chữ số, nhưng chiến hạm tuy có số hiệu nhưng các lớp tàu chiến đều có tên riêng của nó, ví dụ như lớp tàu hộ vệ hạm lớp Gerpand mà Việt quốc hiện đại sử dụng chẳng hạn. Lý Anh Tú không biết đặt tên lớp như thế nào nhớ đến quê hắn có tục đua thuyền tứ linh tế thần biển liền đặt tên lớp đầu tiên là Chu Tước, về sau chắc chắn sẽ là các lớp tàu Thanh Long, Bạch Hồ và Huyền Vũ đi.
Không bao lâu sau chiến hạm liền quay trở lại bến tàu. Lý Anh Tú đi trước xuống tàu, tay miết vào lang cang bằng gỗ. Cảm nhận chất gỗ mang đến sự mát lạnh, trong lòng Lý Anh Tú cảm thấy càng thoải mái. Lý Anh Tú chỉ về chiến hạm do Bravia đóng đằng xa hỏi Lê Chân.
- Lê Chân, nếu Trẫm giao chiến hạm đó cho khanh thì khanh sẽ đặt tên là gì?
Lê Chân hai mắt tỏa sáng, mặc dù chiến hạm này được đưa về Bắc Hải thủy sư nhưng một mực chưa được biên chế, phải biết Thần Sách quân bên kia cũng liên tục đòi chiến hạm, ụ tàu bên Giác Long xứ thực sự có chút căng thẳng. Hiện tại nghe giọng điệu của bệ hạ có vẻ như sẽ chấp nhận giao chiến hạm cho nàng, chiến hạm to như vậy ai lại chả thích. Lê Chân suy nghĩ nói.
- Bẩm bệ hạ, nếu là thần thần sẽ đặt là Hải Long hạm.
Tốt một cái tên uy vũ, ai bảo nó là chiến hạm lớn nhất Đại Việt đây, tên này tạm thời cũng xứng với nó. Lý Anh Tú gật đầu nói.
- Vậy thì từ này nó sẽ là Hải Long hạm. Tất cả các tàu sau này nếu không đạt được kích thước của Hải Long hạm thì sẽ không có tên mà đánh số thứ tự. Chiếc lớp Chu Tước hạm này ra đời đầu tiên thì tạm gọi là 001 đi.
Thuyền sư phía sau nghe đến đây liền muốn hộc máu mà Lê Chân cũng muốn ngất xỉu. Quả nhiên đồn như lời, bệ hạ đặt tên không thể trông đợi được. Bắt đặt tên, lại không cho tàu, sau đó tuyên bố tàu nhỏ không có tên chỉ có số hiệu. Thực là hiếp người quá đáng.
Ngược lại Lý Anh Tú lại rất vui vẻ dẫn theo mọi người về nha môn, bên trong phòng nghị sự Lý Anh Tú ngồi ghế chủ vị, Trần Thư đứng bên cạnh, Lê Chân ngồi phía bên phải, thuyền sư ngồi phía bên trái. Lý Anh Tú hỏi.
- Lê Chân, hiện tại trong Bắc Hải thủy sư có bao nhiêu người rành nghề đi biển? Ta nói ở đây tức là chỉ huy độc lập cho một chiến hạm.
Chỉ huy được một chiến hạm chứng tỏ đã có địa vị rất cao, được xếp vào hàng tướng quân rồi. Lê Chân nói.
- Bẩm bệ hạ, theo quy định hiện tại các chiến hạm Mông Đồng đều do một viên Bách hộ chỉ huy, các Lâu thuyền thì do một phó Thiên hộ chỉ huy. Nhưng hiện tại trong quân mới chỉ hơn ngàn người, con người hạn chế nên hiện tại chỉ có ba mươi sáu Bách hộ tạm thời chỉ huy các chiến thuyền, Lưỡng Phúc thuyền đóng vai trò vận tải nên chỉ chọn binh sĩ có kinh nghiệm đề bạt lên làm Võ úy để chỉ huy mà thôi.
Thực sự thì số lượng quân đội của Đại Việt rất căng thẳng, toàn quốc cũng chỉ chín ngàn quân chính quy, nhiều đơn vị chỉ để không tên hiệu mà không hề có quân số, đến khi nào có chiến tranh lực lượng dự bị bù vào thì mới có được đầy đủ binh sĩ. Các quân lúc nào cũng kêu than binh bộ tăng cường binh sĩ nhưng khổ nỗi dân số Đại Việt bất quá chỉ hơn mười lăm vạn, lấy đâu ra binh sĩ để mà tăng cường quân bị. Do đó Lý Anh Tú luôn hướng đến cải tạo công cụ, kỹ thuật áp dụng vào lao động sản xuất để có thể giải phóng được lực lượng lao động đi vào trong quân ngũ. Bên phía Cao Lỗ có bao cáo máy chạy bằng sức nước đã sắp hoàn thành, sớm thôi năng suất lao động của Đại Việt sẽ có thể tăng một mảng lớn, khi đó quân đội Đại Việt cũng có thể tăng binh.
Lý Anh Tú nghe Lê Chân báo cáo tình hình cũng âm thầm nhíu mày lại, tiểu tướng quá ít là sao có thể chỉ huy được tàu, nhất là khi chuyển sang pháo hạm, đòi hỏi trưởng hạm phải có tài năng có thể tác chiến độc lập. Lý Anh Tú gọi.
- Trần Thư, tại Diễn Võ trường có khoa mục đào tạo thuyền trưởng không?
Trần Thư lắc đầu nói.
- Bẩm bệ hạ, hiện Diễn Võ trường cũng không có khoa mục này, bởi giản dạy cũng chỉ có các vị quan lại tại binh bộ, chú trọng chủ yếu vẫn là bộ binh, kỵ binh, hướng dẫn đội hình, chiến thuật, huấn luyện bắn súng,… Không có khoa mục liên quan đến Hải quân.
Lý Anh Tú cảm thấy vô cùng phiền muộn, tại sao trước đó hắn không nghĩ đến việc này đây, để bây giờ Đại Việt lại thiếu khuyết nhân lực về Hải quân. Việc này cần để hắn suy nghĩ sau. Lý Anh Tú quay sang Lê Chân nói.
- Tạm thời dừng hết việc đóng các tàu khác, toàn lực đóng mới Chu Tước chiến hạm. Từ nay Bắc Hải thủy sư đổi tên thành Bắc Hải hải sư, biên chế Hải Long hạm, mười tám chiếc hộ vệ hạm Chu Tước. Cho phép tăng binh thêm lên ba ngàn.
Lê Chân bị niềm vui đến bất ngờ nện cho choáng váng. Biết bao nhiêu quân khác liên tục đòi tăng binh không được bệ hạ lại phê chuẩn cho thủy sư, à không là hải sư tăng quân số lên gấp bội, đã vậy cho cho thuyền, cho pháo, đây tuyệt đối chính là Thánh ân.
Lê Chân liền ôm quyền khom người nói.
- Thần tạ ơn bệ hạ.
Lý Anh Tú lại nói.
- Đừng vội vui mừng. Trẫm giao cho khanh số pháo hạm lớn như vậy nhưng yêu cầu khanh trong thời gian ngắn phải huấn luyện, đạo tạo cho Trẫm một số lượng lớn người có năng lực chỉ huy được pháo hạm. Chiến thuật, cách huấn luyện Trẫm sẽ bảo người đưa đến cho khanh sau.
Mười tám chiếc Chu Tước hạm đóng có thể mất đến hai tháng, trong thời gian này muốn huấn luyện được thuyền trưởng lại là một việc khó.
- Trần Thư nghe lệnh.
Nghe bệ hạ gọi Trần Thư lập tức cúi đầu chờ lệnh.
- Lập tức gửi văn thư hỏa tốc về lại bộ và binh bộ. Phong Yết Kiêu làm Tổng binh đồng tri Bắc Hải hải sư phụ trách giúp đỡ Bắc Hải hải sư đô đốc. Phong Phạm Sư Mạnh làm Giác Long tuyên phủ sứ thay thế cho Thánh Chân công chúa, hai người lập tức nhậm chức.
- Tuân lệnh bệ hạ.
Lý Anh Tú muốn Lê Chân trước mắt phải tập trung vào Hải sư. Dù sao Giác Long bây giờ đã ổn định, Phạm Sư Mạnh tuy nói quản lý đất đai không tài giỏi như Tinh Thiều nhưng ngược lại khả năng ngoại giao của hắn khéo đưa đẩy thu mua lòng người, tương lai Giác Long mở cửa kỹ năng này của Phạm Sư Mạnh cũng sẽ đem lại một đống chỗ tốt. Mặt khác nơi đây có Bắc Hải hải sư thường trực đóng giữ, có Lê Chân cũng không cần thiết một người nắm giữ cả quân và chính như Lê Chân.
- Khanh còn việc gì nữa không?
Nhìn dáng vẻ muốn nói lại thôi của Lê Chân Lý Anh Tú liền hỏi. Lê Chân có chút ngại ngùng hiếm thấy nói.
- Bệ hạ, không biết bệ hạ có thể cho phép chúng thần đặt tên cho các chiến hạm lớp Chu Tước được không?
Đối với một chiến hạm mà nói không có tên gọi quả thực là một xỉ nhục, dù là các Lâu thuyền hay Lưỡng Phúc thuyền đều có được tên riêng của mình đấy, huống chi là những chiếc Chu Tước hạm. Lý Anh Tú gật đầu nói.
- Những thuyền trưởng các tàu có thể đặt tên cho chiến hạm mình. Tuy nhiên mỗi tàu phải vẽ lên số hiệu, lúc đăng ký vào sổ sách cũng vẫn phải là số hiệu.
- Thân tuân chỉ.
Lê Chân thở dài may mắn, như vậy còn hơn là chiến hạm không có tên, thuyền sư cũng quay sang Lê Chân với ánh mắt cảm kích, bọn hắn cũng không muốn những đứa con của mình có cái tên với những con số.
Lý Anh Tú lại hỏi thuyền sư.
- Nếu khanh đóng thuyền vận tải dài khoảng bốn mươi mét có thể không? Ý Trẫm là kiểu long cốt thuyền. Nó có thể chở bao nhiêu?
Thuyền sư nhanh chóng đứng lên nói.
- Bẩm bệ hạ thuyền vận tải không có vấn đề, theo thần tính toán nó có thể chở đến hai trăm tấn hàng hóa. Nếu bệ hạ muốn nó hoàn toàn có thể mang đến tám trăm, chín trăm binh sĩ, hoặc mười thớt voi.
Thói quen của những thuyền sư thời này chính là đóng những chiến thuyền có không gian thật lớn, thuyền chiến phương Đông thậm chí khi đánh nhau có thể lập thành một chiến tuyến dài, lùa voi chạy từ đầu này sang đầu kia để giết quân địch đây. Bây giờ có kiểu thiết kế mới bọn hắn ngược lại muốn sáng tạo ra cái còn mới hơn nữa. Lý Anh Tú nói.
- Không cần phải nhiều như vậy. Nhưng Trẫm đòi hỏi thuyền này phải chở được ít nhất năm trăm binh sĩ hoặc hai trăm kỵ. Phải có thuyền đổ bộ, thuyền cứu hộ lớn, một lần chở phải được năm mươi người, có thể chở được cả ngựa. Khanh nghĩ thế nào?
Thuyền sư có chút khó khăn nói.
- Bẩm bệ hạ điều này thần chưa chuẩn bị, xin phép có thể về thảo luận với những người khác, hôm sau sẽ có câu trả lời cho bệ hạ.
Lý Anh Tú gật đầu nói.
- Được, Trẫm chờ tin tức của người.