Đế Chế Đại Việt

Chương 247: Đất nước sạch bóng quân thù

Quân Tây Gốt qua một ngày bôn chạy cuối cùng cũng đã có thể vượt qua được Hải Vân quan để có thể chạy ra quan ngoại. Thiết Hán Cơ lần này xem như bị dọa sợ, quân Đại Việt chỉ hai ngàn kỵ vậy mà liên tục bám đuổi không bỏ, binh sĩ Tây Gốt trên đường bị bắt, bị giết không ít, lúc vượt qua được quan ngoại quân số chỉ còn bất quá bảy ngàn người. Lần này viễn chinh Đại Việt tổng cộng bốn mươi ngàn binh sĩ, ở lại Đại Việt trực tiếp có ba mươi ba ngàn người, Đông thành bên kia chỉ còn hai vạn người về cơ bản cũng chỉ phòng ngự, chỉ sợ không có năm bảy năm Thiết Hán Cơ thực sự rất khó khôi phục nguyên khí. Đó là chưa kể đến dưới trướng hắn tướng lĩnh chết vô số, chỉ riêng tướng lĩnh cao cấp đã có Thiết Lặc, Thiết Hùng, Lang Cư bỏ mạng, Quách Nhân Quý còn hôn mê sống chết chưa biết. Tham vọng của Thiết Hán Cơ xem như vĩnh viễn bị chôn vùi tại Đại Việt.

Quân Tây Gốt vượt qua được Hải Vân quan không bao lâu thì quân Đại Việt cũng đã đến. Trần Bình Trọng cho quân dừng lại, nhiệm vụ của bọn hắn chỉ là truy kích quân địch ra khỏi lãnh thổ Đại Việt mà thôi, hắn cũng không có ý định vượt qua Hải Vân quan.

“Nơi đây muôn chim không ca hát

Cỏ cây cũng không mọc được

Và chúng ta, vai kề vai

Hiên ngang vươn lên giữa mảnh đất này.

Cả hành tinh rực cháy và chuyển mình

Khói đen che khuất bầu trời của tổ quốc

Vậy nghĩa là chúng ta cần một chiến thắng

Một chiến thắng bằng bất kỳ giá nào.

Ngọn lửa tử thần đang chờ đợi

Nhưng nó không thể làm chúng ta sợ hãi

Không chút do dự, từng người lao vào bóng tối

Đội quân Thánh Dực vĩ đại của chúng ta.”

Trần Bình Trọng ngâm nga giai điệu của Thánh Dực quân nhìn tòa thành quan đã từng là thành đồng vách sắt của Đại Việt hiện giờ chỉ còn là một đống đổ nát. Trần Bình Trọng đến trước cổng thành hít sâu một hơi liền quát lớn.

- Các huynh đệ, ta đã giữ lời hứa, ta đã trở lại thành quan. Các huynh đệ, xin hãy yên nghỉ.

Ba tháng trước hắn phải hỏa thiêu xác của những chiến hữu của mình đốt cháy cùng thành quan, ba tháng sau hắn đã trở lại thành quan với tư cách một người chiến thắng. Một cơn gió bỗng thổi qua, cuốn theo lá vàng dưới mặt đất cuộn thành một dòng xoáy bay ra biên ngoại.

“Một đời này hi sinh vì nước

Nguyện kiếp sau thủ vững non sông.”

Trần Bình Trọng đóng quân tại Hải Vân quan tế điện anh linh các binh sĩ hi sinh xong việc vẫn thủ vững ở đó, dù sao Hải Vân quan cần một lần nữa trùng tu xây dựng lại, tại đây vẫn cần phải có sự hiện diện của binh sĩ Đại Việt.

“Đinh, chúc mừng danh tướng Trần Quốc Tuấn của ký chủ đã đánh thắng trận chiến, thu phục lại thành Tân Bình đạt được hai ngàn điểm chiến công. Ban thưởng 1 lượt triệu hoán danh nhân, dân cư (5000), lương thực (1 vạn), 1000 quân Thiết Đột, 1000 Cẩm y vệ... Ban thưởng bản vẽ Cửu trùng đài”.

“Đinh, điểm chiến công cần thăng cấp thời đại mới là 5 vạn điểm. Tuy nhiên tạm thời khóa chức năng cho đến khi ký chủ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng vương quốc giai đoạn 3”.

Lý Anh Tú nghe thông báo của hệ thống cũng không biết nên khóc hay nên cười nữa. Nhiệm vụ xây dựng vương quốc giai đoạn ba chính là buộc hắn phải cưới vợ đây. Thế nhưng vẫn phải còn chờ lâu nha. Ít nhất lời hứa của hắn đối với Elina vẫn còn đến một năm nữa đây.

Mấy ngày sau tin chiến thắng đã bay về đến Thăng Long, kỵ binh vừa chạy trên đường vừa hô lớn.

- Tân Bình đại thắng, địch quân chết hơn vạn, quân ta đã thu phục lại Hải Vân quan.

Tin tức thắng trận làm nứt lòng người dân kinh đô, bọn họ đem pháo ra đốt, giăng đèn, kết hoa như mở hội. Chiến tranh chấm dứt, hòa bình lặp lại nghĩa là người thân của bọn họ sẽ được trở về, bọn họ lại được yên ổn làm ăn, phải biết ba ngàn tân binh động viên cuối cùng đều là con em Thăng Long, bọn họ dứt bỏ kinh đô phồn hoa đi đền nợ nước, cuối cùng cũng trở về. Thương nhân ngoại quốc ngược lại cảm thấy buồn bực, Tây Gốt sao lại yếu đến vậy nha, ít nhất cũng phải kéo được chiến tranh đến mùa Đông chứ. Khi đó biển sóng lớn, bọn họ cũng không cần đến Đại Việt nữa, mùa thu kiếm chác cơ bản cũng đủ.

Lý Anh Tú nhận lấy chiến báo tâm trạng vui vẻ cũng với đi. Bởi phần chiến báo này là tổng kết thiệt hại tại mặt trận phía Nam. Thiệt hại về vật chất Lý Anh Tú không để ý đến, thế nhưng con người thì thiệt hại lớn. Cả cuộc chiến Đại Việt tổng cộng hi sinh năm ngàn người, bị thương bốn ngàn, trong đó có hai ngàn người không thể tái nhập ngũ, còn có ba trẻ em Trần Quốc Tuấn viết rõ ràng lý do bọn hắn hi sinh thỉnh tội với Lý Anh Tú. Lý Anh Tú lắc đầu, đây là chiến tranh, nào có thể tránh người nào, mọi quy tắc đạo đức mà nói đối với chiến tranh đều là vô nghĩa. Lý Anh Tú chiếu phê vào trong tấu chương.

“Giao Lễ bộ sắp xếp tin tức từng liệt sĩ, lo liệu việc đưa tro cốt bọn họ trở về quê quán. Mọi thương binh, liệt sĩ có trong danh sách đều phải được hưởng mọi chế độ theo quy định. Rà soát, đối chiếu danh sách binh sĩ và danh sách hi sinh không được bỏ sót một trường hợp nào. Người mất tích qua ba tháng sau chiến tranh không tìm thấy cũng xếp vào hạng liệt sĩ.”.

Phê xong Lý Anh Tú viên Bách hộ đến nói.

- Bây giờ ngươi lập tức đem theo bản tấu chương này giao đến Lễ bộ, nói rằng Trẫm yêu cầu làm gấp. Mỗi người nhà liệt sĩ đều phải có một bức thư báo tử làm chứng nhận. Cho quan huyện quan tâm, an ủi bọn họ một chút, mọi thứ đều không được thiếu.

- Tuân lệnh bệ hạ.

Viên Bách hộ liền nhận lấy tấu chương rời đi. Định Lễ đứng bên cạnh nghe Lý Anh Tú nói cũng động dung cảm thán nói.

- Làm binh của bệ hạ thực sự tốt, không cần lo lắng đến hậu sự sau này.

Lý Anh Tú ngã người dựa vào ghế nói.

- Bọn họ hi sinh bản thân vì nước, đối với họ ta cũng chỉ làm được có vây. Người đến.

Lần này là một bóng đen từ phía sau tấm bình phong bước ra chờ lệnh của hắn. Lý Anh Tú nói.

- Truyền lệnh cho Ám bộ tại khắp địa phương giám sát việc an ủi gia đình các liệt sĩ. Ai dám cắt xén hoặc ức hiếp gia đình liệt sĩ lập tức báo cho Cẩm y vệ tróc nã về hình bộ xét xử.

- Tuân lệnh bệ hạ.

Bóng đen vâng một tiếng liền biến mất. Ám bộ hiện tại đã bao phủ rộng toàn quốc, không nơi nào có thể tránh được tai mắt của bọn hắn, việc giám sát giao cho Ám bộ Lý Anh Tú ngược lại khá yên tâm. Lý Anh Tú hứng thú nhìn Đinh Lễ nói.

- Đinh khanh, khanh có muốn đảm nhiệm Cẩm y vệ hay không?

Lần này ban thưởng hệ thống tổng cộng có năm ngàn Cấm quân, trong đó Thiên tử quân, Kim Ngô vệ, quân Thiết Đột mỗi quân một ngàn người, Cẩm y vệ 2 ngàn. Nếu cộng cả năm ngàn quân này vào Cấm quân thì Cấm quân số lượt đã đến được mười hai ngàn. Nên Lý Anh Tú cảm thấy mình nên cải cách lại một chút. Cấm quân sẽ chia làm hai bộ phận, Cẩm y vệ và Kim Ngô vệ. Về bản chất Kim Ngô vệ không khác Thiên tử quân là mấy, đều là lính của nhà vua, bảo vệ vua và kinh thành. Cẩm y vệ thì khác, mặc dù Cẩm y vệ Đại Việt không trâu bò, quyền hành lộng trời như của Minh quốc thế nhưng Cẩm y vệ của Đại Việt vẫn đảm nhiệm rất nhiều trách nhiệm như tùy giá bảo vệ vua, huấn luyện, dạy bảo cho con cháu các quý tộc tại điện Giảng võ, ngoài ra còn có vai trò giám sát các đoàn người ngoại lai đến quốc nội, đi đánh giặc khấu, xét lại án oan. Nên có thể nói Cẩm y vệ khác Kim ngô vệ ở chỗ chính là có học thức, là một mẫu Cấm quân toàn năng, việc gì cũng biết làm.

Quân Thiết Đột thì có thể xem là tiền thân đặc công của Việt quốc, là một trong những binh chủng tinh nhuệ nhất trong lịch sử của Việt quốc. Bọn hắn giỏi về đánh phục kích, trảm thủ, lấy ít đánh nhiều, nếu trên một chiến trường quy ước thì thường dùng voi, ngựa bọc giáp sắt xông thẳng vào trung quân chém giết chủ tướng địch, chia cắt đội hình đối phương đúng với cái tên của bọn hắn Thiết Đột (mùi dùi sắt). Về phần này quân Thiết Đột lại tương tự với Thiên Long vệ hiện tại của Lý Anh Tú.

Do đó Lý Anh Tú muốn hợp nhất cá quân Kim Ngô vệ, Thiên tử quân và Thánh Dực cấm quân vào trở thành Kim Ngô vệ, quân số ước chừng chín ngàn người vẫn do Trần Thư chỉ huy. Còn lại Cẩm y vệ và quân Thiết Đột nhập lại trở thành Cẩm y vệ liền giao cho Đinh Lễ chỉ huy.

======================++

Lưu ý rằng Cẩm y vệ trong lịch sử rất ít được ghi chép lại, thời kỳ quyền lực của Cẩm y vệ có lẽ lớn nhất là dưới thời của vua Lê Thánh Tông, bọn họ xuất thân từ xứ Thanh-Nghệ cũng có, là hậu duệ của các quan lại quý tộc cũng có nên gọi Cẩm y vệ là lực lượng kiên trung với nhà vua nhất. Có lẽ chính vì vậy mà đến thời kỳ Lê Trung Hưng chúa Trịnh đã hạn chế lại Cẩm y vệ, chỉ trở thành một vệ bình thường của Cấm quân mà thôi. Sử sách ghi về Cẩm y vệ cũng không còn ghi lại nhiều nữa. (đây là thuyết âm mưu).