NGƯỜI HÀNG XÓM

CHƯƠNG 1

Dương đứng bên hàng rào kiểng nhìn qua nhà bên cạnh, tiếng nhạc đám ma xập xình phút chốc lại nổi lên khi có người đến viếng. Trình, người đàn ông nhà kế bên cũng là người bạn thân thời thơ ấu với ba nó đứng lên hành lễ với khách, khẽ nhoẻn miệng cười chào hỏi mọi người gương mặt trông rất bình tĩnh nhưng tinh ý vẫn nhận ra được nỗi buồn đau phảng phất đằng sau sắc diện ấy. Nó không nhận ra mẹ nó đã đứng bên cạnh từ bao giờ cho đến khi nó nghe được tiếng thở dài. Nó xoay qua bảo:

-Tội nghiệp chú Trình quá hả mẹ…

Mẹ nó trong lòng cũng nặng trĩu chẳng biết nói gì hơn ngoài buông một lời gọn lỏn:

-Uhm….

-Không phải mẹ sang phụ đám ma sao? -Nó nói tiếp.

-Mấy người họ hàng của chú ấy bảo mẹ có thể về được rồi, họ có thể tự lo liệu được vì dù sao mẹ cũng là người ngoài. -Bà Mai mẹ nó chậc lưỡi đáp.

-Tiếc là ba đi làm ăn xa không về kịp, chắc phải qua đám tang mới về tới. Không thì chú ấy đỡ phải lăng xăng một mình. -Nó tỏ vẻ thông cảm.

Ở vùng quê này mọi người sống rất tình nghĩa với nhau, ít ai vì chút lợi ích nhỏ nhặt mà lại tranh giành gây gổ làm mất hoà khí. Cho nên khi nhà hàng xóm dù là có đám tiệc ma chay hay ăn hỏi gì họ cũng nhiệt tình lao vào giúp đỡ, huống chi ông bà nội và ba nó đã là hàng xóm với nhà chú Trình từ mấy chục năm nay. Theo như lời ba nó kể, từ nhỏ đã hay chạy qua chạy lại sân nhà chú ấy chơi. Ông bà Văn ba má chú là những người miền Nam chính hiệu rất thích trẻ con nên yêu thương ba nó như con cháu vậy. Nhà ông bà vốn khá giả trái ngược hoàn toàn với nhà nó vậy mà luôn hòa nhã quý mến bà con lối xóm, hay giúp đỡ mọi người nên ai cũng có thiện cảm. Ông bà chỉ có chú Trình là con trai duy nhất, nhỏ hơn ba nó vài tuổi từ nhỏ hai người đã cặp kè đi chơi với nhau cùng làng cuối xóm, hàng ngày lại đèo nhau đi học trường làng nên tình cảm cứ như anh em một nhà. Rồi ông bà nội nó lần lượt qua đời khi ba nó vừa khôn lớn trưởng thành, cũng may nhờ sự cưu mang giúp đỡ của ông bà hàng xóm tốt bụng nên tháng ngày cơ cực của ba nó cũng đỡ khắc nghiệt hơn. Nói chung cả nhà chú ấy ai cũng tốt bụng và ở mức độ nào đó ba nó đã tự xem mình cũng nên có chút trách nhiệm với họ. Ông Tân ba của nó phải sang tận đất Thái làm ăn gì đó hàng tháng đều gửi tiền về để lo cho mẹ con nó được sống sung túc hơn, thi thoảng có về ở vài tháng lại đi nên lần này gia đình người hàng xóm tang gia quá đột ngột nên ông ấy không thể bỏ hết mọi việc mà về kịp đành kêu mẹ nó đi sang phụ đỡ đần chuyện ma chay.

Trình tính tình khá trầm và ít nói nhưng nghe nói lúc trước quậy dữ lắm, không phải phá phách hại ai chỉ là trò gì cũng biết vì nhà có chút điều kiện, bản thân to con lớn xác nhưng cách cư xử không khác gì trẻ con khi gặp người hợp tính thì cười đùa rất hớn hở, sự khác biệt này có thể thấy rõ trên gương mặt của ba nó và chú ấy. Tuy chỉ cách nhau 3, 4 tuổi gì đó vậy mà chú ấy trông cứ như còn thanh niên, gương mặt không chút nếp nhăn nhìn qua thấy trẻ hơn tuổi thật rất nhiều, còn ba nó phải lo gánh nặng gia đình nên già đi trông thấy. Lúc nhỏ nó cũng chui hàng rào qua nhà chú ấy leo cây mận hái quả, ông bà Văn cũng thương nó lắm hay ngoắc nó lại cho bánh kẹo còn chú ấy thì thường đi đâu cũng mua quà về cho nó, vì tính cách trẻ trung của chú nên bản thân nó không coi chú như ba mà nó luôn cảm thấy Trình như một người bạn hơn. Ông bà Văn thấy nó chạy ra chạy vào thấy vui nhà vui cửa cũng hối thúc chú lấy vợ sinh con nhưng chú không chịu. Cứ chơi bời rồi cặp hết cô này đến cô khác khi chán rồi lại bỏ ít khi nào thấy chú ở nhà, như lời chú ấy hay nói với ba nó thì yên bề gia thất sớm mau già lắm.

Ba nó và Trình đều từng là những trẻ trâu 7x chính hiệu sinh ra sau khi chiến tranh mới kết thúc, vào thời họ vừa mới lớn nhà nước vẫn chưa mở cửa, chẳng có gì cho họ giải trí ngoài mấy trò chơi dân gian với đám trẻ trong làng, rong chơi từ sáng đến tối tắm sông, tắm mưa, đá banh, bắn bi, đánh đáo, bẫy chim.... Lên cấp ba là lúc mà đời sống của người dân đã được cải thiện rõ hơn khi nhà nước quyết định đổi mới, cũng từ đó mà mấy bộ phim kiếm hiệp Hồng Kông nở rộ, họ lại say sưa với những nhân vật võ lâm và những màn tranh đoạt bí kiếp trên màn ảnh. Vào thời điểm đó mỗi buổi trưa TV hay chiếu bộ phim Bao Thanh Thiên của ông Kim Siêu Quần đóng được người dân cả nước vô cùng yêu thích. Dù ai có bận cách mấy nhưng hễ đến giờ trưa là họ lại buông bỏ hết và cùng dán mắt vào TV để xem bộ phim đó, vì TV lúc bấy giờ là một vật giải trí rất đắt tiền nên rất ít người sở hữu được, trong xóm chỉ có nhà Trình là có thôi. Thế là già trẻ lớn bé ai cũng canh giờ để qua nhà Trình ngồi đầy ra nền nhà chờ xem, trong lúc mọi người đang yên lặng say mê coi phim chợt một bà già trong xóm buộc miệng nói lớn:

-Sao tao thấy thằng Trình cái mặt nó giống Triển Chiêu ghê bây ơi!!

Cả mấy chục cặp mắt tạm rời khỏi màn ảnh và hướng về phía Trình đang ngồi trong góc nhà rồi họ chợt ồ lên một tiếng và cười rần lên như vỡ chợ vì một phát hiện vĩ đại của bà ấy. Nhân vật Triển Chiêu do Hà Gia Kính đóng nhưng vì lúc đó không có Internet chẳng ai rảnh mà đi tìm hiểu tên thật của nhân vật là gì nên Trình bị gọi chết danh luôn là Trình Triển Chiêu. Từ đó trở đi chẳng ai buồn kêu tên thật của Trình nữa mà đi đâu cũng bị gọi bằng cái tên Triển Chiêu. Ngay cả người bạn hàng xóm như ba nó sáng nào cũng gọi với sang:

-Triển Chiêu ơi!!! Đi học này…

Lâu lâu nó vẫn nghe mọi người trong xóm gọi chú ấy bằng cái tên ngộ nghĩnh đó. Tuổi nó còn nhỏ tất nhiên chưa xem qua bộ phim này nhưng vì tò mò nó cũng thử search ảnh Triển Chiêu ra xem thì chính bản thân cũng phải gật đầu bái phục bà lão năm xưa có con mắt nhận xét tinh tế vô cùng. Đúng là càng nhìn càng thấy giống, nhất là cái mũi cao và đôi chân mày rậm, nếu chú ấy mà biết võ công nữa cho đem đi thế vai của Hà Gia Kính chắc cũng chẳng ai biết. Theo nhận xét của nhiều người chú Trình rất đẹp trai được nhiều cô trên huyện để ý tới, nhưng người ta cũng bảo chú lăng nhăng chẳng bền với ai cả. Thật ra đối với mọi người chú tốt bụng là đủ còn chuyện tình cảm của chú là do họ thấy trái ngược với tính tình hiền lành thường ngày nên mới nói vậy thôi. Nhưng riêng nó thì không hiểu sao nó không thích chú quen nhiều người như vậy.

Không biết có phải vì giống thật hay không mà cuộc đời của Trình cũng như Triển Chiêu phải chịu cô đơn suốt kiếp. Khi trãi qua biết bao mối tình chẳng thể có kết thúc tốt đẹp, hơn 35 tuổi Trình quyết định khăn gói lên Sài Gòn tìm việc gì đó để làm dù biết ba má sẽ cô đơn lắm nhưng anh không muốn suốt đời để ba má lo lắng. Và cứ như vậy khi có được việc làm, những người đồng nghiệp khi tiếp xúc qua một thời gian đều khẳng định anh có khuôn mặt y hệt như Triển Chiêu nên họ rất ấn tượng. Một ngày nọ Trình phải đi làm về khuya thì anh bắt gặp một cô gái trẻ xinh đẹp đang loay hoay với chiếc xe máy bị hư trên con đường vắng. Đáng lẽ anh cũng không muốn để ý đến nhưng nhìn qua lại chẳng có ai sợ cô ấy gặp phải những thành phần bất hảo nên anh đến gần và đề nghị sửa xe giúp. Vừa nhìn qua gương mặt đó Trình như bị hớp hồn bởi đôi mắt e dè sợ sệt khuôn mặt hiền hậu dịu dàng vô cùng xinh đẹp, rồi không hiểu sao anh lại thấy tim đập mạnh và ăn nói không được lưu loát nữa. Khi sửa xe xong Trình còn tìm cớ hộ tống cô về nhà rồi ngày ngày lai vãng trước cửa nhà theo đuổi người con gái đó cho đến khi được cô ấy chấp nhận tình cảm. Khi dắt người yêu ra mắt mấy người đồng nghiệp, một anh bạn hỏi Trình:

-Người yêu cậu tên gì thế?!

Trình thành thật trả lời:

- À...tên Thái Vân.

Sau khi nghe xong cả đám người lại cười ngặt nghẽo bò lăn ra khiến hai người nhìn nhau khó hiểu, xong một người khác nói:

-Triển Chiêu với Thái Vân thì đúng là trời sinh một cặp rồi còn gì nữa.

Thì ra họ cười vì sự trùng hợp hy hữu do trong phim Triển Chiêu cũng từng yêu một người con gái có tên gọi như vậy mà anh hoàn toàn không nhận ra. Thế rồi hai người đi chơi chung với đám bạn đó không biết có phải vì bị họ chọc miết hay không mà Trình yêu người con gái đó say đắm, nên sau vài năm tìm hiểu Trình và người yêu quyết định gắn kết trọn đời về chung một nhà. Ông bà Văn khỏi phải nói cũng vui như tết vì cuối cùng hy vọng ngày ngày được trông thấy con nít chạy ra chạy vào căn nhà vắng lặng này cũng đã có thể thực hiện. Để đảm bảo điều ước của mình thành hiện thực họ bắt hai vợ chồng phải về đây ở chung để họ tiện việc đốc thúc, Trình thấy mình cũng sắp qua tuổi trung niên sợ không gần ba má được bao lâu nên anh đồng ý về ở với họ. Ông bà quyết định gom hết tiền của mua một căn nhà trên huyện và để cho Trình tự quyết định chuyện làm ăn ở đó. Nghĩ đi nghĩ lại cũng chẳng biết làm gì Trình thấy không gian rộng rãi nên anh định mở một phòng gym vì bây giờ thấy mọi người bắt đầu chú ý đến về bề ngoài của mình hơn xưa vì kinh tế đã phát triển, người ta không còn lo thiếu ăn thiếu mặc như trước nữa mà bây giờ họ sợ béo phì hơn. Có vẻ tầm nhìn của anh đã đi đúng hướng, phòng gym của anh lúc nào cũng đông khách. Buổi trưa Trình về nhà ăn cơm với vợ và ba má rồi lại ra đó, tối thì anh đóng cửa phòng tập và về hẳn đây sáng lại chạy ra mở cửa. Cứ như thế mà cuộc sống của anh êm đềm trôi qua suốt một năm, ông bà Văn đợi mãi chẳng thấy tin vui nên sốt ruột lắm, thì ra do hai vợ chồng thích tự do thoải mái không muốn có con nên cứ làm cho ông bà đợi dài cổ.

Một hôm vì muốn đổi gió Trình muốn dắt vợ và ba má đi du lịch cho khuây khỏa nên cả nhà cùng nhau ra Nha Trang chơi biển. Đang cùng gia đình ghi dấu những kỷ niệm hạnh phúc nhất thì chỉ mới hôm trước hôm sau đột nhiên anh nhận được cuộc gọi từ những người hàng xóm gần phòng tập của mình, thì ra khu vực đó bị chập điện Trình nghe họ nói phòng tập của anh hình như bị hoả hoạn nhưng may mắn đã được dập tắt kịp thời. Trình hốt hoảng đứng ngồi không yên nên đành phải dừng chuyến du lịch sớm hơn, vì không muốn làm mất hứng cả nhà nên Trình căn dặn vợ hãy ở lại cùng ba má chơi thêm vài ngày nữa hãy về. Vợ Trình cũng nôn nóng muốn biết tình hình ở nhà cũng muốn về ngay nhưng thấy hai ông bà đang rất vui vẻ nên đành giấu nhẹm mọi chuyện chỉ nói anh có việc gấp phải về trước mà để họ có thêm giây phút thư giãn giải trí. Nhưng...không biết đó là may mắn hay xui xẻo đối với Trình vì chuyến xe trở về nhà của vợ và ông bà Văn gặp phải tai nạn thảm khốc, cả ba người trong gia đình anh đều không thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Nhiều tai họa ập đến cùng lúc khiến một người đàn ông trưởng thành như Trình cũng khó lòng đứng vững, dù rất đau lòng anh cũng phải gắng gượng để lo cho xong tang sự tang tóc này.

Nó ăn xong bữa cơm cũng chạy sang đứng xớ rớ xem có phụ được gì hay không. Những người họ hàng của Trình ngoắc anh vào trong giục anh đi nghỉ vì họ biết suốt 2 đêm anh không hề chợp mắt vì bận rộn lo bề mọi việc. Trình cũng thấy choáng váng mặt mày hai tai bắt đầu ù đi, anh thật sự muốn ngã lưng xuống và đánh một giấc. Khi anh định đứng dậy đi vào nhà thì có tiếng gọi phía sau:

-Trình! Mọi việc ổn cả chứ?

Nó cũng nghe tiếng gọi nhìn ra để xem đó là ai, người đàn ông mặc nguyên bộ đồ công an xanh ngắt, thân hình mập phệ hàng nút phía trước bụng căng thẳng như muốn đứt bung ra. Gương mặt đầy nọng, hàm răng ố vàng khói thuốc và chiếc mũi lân đầy những sẹo rỗ li ti không lẫn đi đâu được, đó chính là ông sáu Hân cũng là bạn của ba nó và chú Trình nhưng hình như ông ấy thân với chú hơn. Trình cười chào:

-Anh sáu công việc bận bịu còn đến làm gì?

-Sao nói vậy, đều là chỗ thân thiết cả. -Ông ta nhíu mày tỏ ý trách móc.

Nó đứng gần đó cũng đến gần lễ phép gọi:

-Bác sáu!

Ông Hân vỗ vai nó khẽ gật đầu:

-Uh, ba con không kịp về à?

-Dạ, vài hôm nữa mới về đó bác. -Nó thưa thốt.

Xong nó xin phép ra nơi khác để hai người họ nói chuyện với nhau, nó thật sự không thích cái ông đó, có thể nó bị ảnh hưởng cách nghĩ này từ ba nó. Ở cái xã này ai cũng biết ông ta là người thế nào, lúc trẻ không chịu học hành chỉ ỷ gia đình có công với cách mạng mà cả nhà đi hiếp đáp người dân lành. Đã thế khi gia đình dùng quyền thế gửi cho đi học công an chẳng biết tu tâm dưỡng tính lại còn bảo kê cho mấy chỗ làm ăn phi pháp, các sớ bạc, trường gà để kiếm tiền bất chính. Hẳn vì thế mà ông ta giàu xụ vung tiền như nước dù ai cũng ngầm hiểu công an huyện thì tiền lương được bao nhiêu. Nhưng có một bí mật ai cũng biết nhưng không ai dám nói ra...đó là ông ta thích đàn ông dù có vợ con đề huề. Ba nó và nó thì ghét ra mặt nhưng không dám nói vì mất công bị ông ấy trả thù, nó và ba không hiểu sao chú Trình lại giao du với ổng nhưng xem ra chú ấy có vẻ khúm núm khi gặp ông ấy. Nó biết ông ta cũng chẳng muốn qua lại với ba nó nhưng vì chú Trình đi đâu cũng rủ ba nó theo thành ra lâu ngày quen mặt mà thôi. Phải công nhận một điều là ông ta đối với ai cũng hống hách khó chịu nhưng đối với chú Trình lại rất chiều chuộng nghe lời. Mấy bà hàng tôm hàng cá kháo nhau rằng do ông ấy để ý chú nên mới thế, chuyện này thì có thể lắm nhưng về phía chú thì khẳng định là không thế nào.

Nhìn ba linh cữu đặt trước gian nhà ai cũng không cầm được nước mắt, nhất là bà con bên nhà chú Trình gào khóc thảm thiết khiến không khí tang tóc càng nặng nề thêm. Hai ngày sau thì ba nó về đến, gặp lại nhau anh em vừa mừng vừa tủi. Ba nó cũng đỏ hoe đôi mắt khi đối diện với ba đi ảnh của những người hàng xóm tốt bụng. Ở được cho đến ngày hạ huyệt thì ba lại ra đi vì công việc không thể không có người giải quyết, trước khi đi ba nó có kêu mẹ với chú Trình đến và căn dặn chú cứ để cho mẹ qua lại giữa hai nhà để tiện việc nhang khói coi sóc nhà cửa dùm, việc này cũng được mọi người trong họ hàng chú Trình đồng ý vì nhà ai cũng xa mà chú là đàn ông thì mấy chuyện gia chánh không được ổn thỏa. Với lại ai cũng biết cả hai nhà coi nhau như anh em nên họ cũng không thấy dị nghị. Nói xong ba dặn dò hai mẹ con cẩn thận rồi dúi cho sấp tiền nói rằng khoảng hơn một tháng nữa sẽ về và chuyến này sẽ ở lại lâu hơn. Trình từ chối cách mấy thì ba nó vẫn cứ khăng khăng như vậy nên anh cũng đành buông xuôi chẳng qua vì không muốn làm phiền vợ người hàng xóm mà thôi. Sau đám tang khi những người họ hàng ra về hết một mình Trình đối mặt với không gian vắng lặng trong căn nhà rộng mênh mông không một bóng người, trong lòng đau như cắt. Thỉnh thoảng nhìn lên bàn thờ lướt qua di ảnh của ba má Trình mới thấy bản thân thật bất hiếu chưa làm tròn phận làm con, cả đời chỉ để ba má lo cho mình, không thể hoàn thành ước muốn duy nhất của họ là có con nối dõi. Còn về người vợ trẻ, chưa hưởng được bao nhiêu tháng ngày hạnh phúc thì lại ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, anh hối hận khi ích kỷ không muốn sinh con để giờ đây giữa anh và vợ không còn một sợi dây gắn kết nào để tưởng nhớ. Anh lấy tay quẹt đôi mắt ươn ướt cố nén cơn đau vào lòng mà gắng gượng sống tiếp. Hơn 40 tuổi anh thật sự không tưởng tượng ra nổi cuộc sống không có ba má bên cạnh sẽ như thế nào, dù đã từng quen với cuộc sống xa nhà độc lập nhưng Trình thật khó chấp nhận trong một lúc không còn người thân nào bên cạnh mình.

Dương đứng ngoài hiên nhà nhìn thấy hết những sự kìm nén đau thương của Trình, nó cuối đầu thở dài. Một lát sau khi thấy anh không còn xúc động nữa nó mới dám bước đến gần.

-Chú Trình đừng buồn nữa, mọi người đều mong chú có thể vui vẻ trở lại. -Dương đứng bên cạnh an ủi.

Trình cố giấu đi gương mặt rầu rĩ của mình mỉm cười bảo:

-Uhm...nhà cửa vắng lặng quá chú chưa quen thôi.

Chợt nó đặt tay lên vai Trình xoa nhè nhẹ:

-Con với mẹ sẽ thay ông bà chăm sóc chú mà, ba con dặn rồi đấy.

-Ba con bày vẻ quá, chăm sóc gì chứ...chú có tàn phế đâu. Mà con sang đây tìm chú có việc gì sao?

-Trưa rồi, mẹ nói mời chú qua ăn cơm.

Trình nhướng mắt ngạc nhiên:

-Bây giờ nhà mầy nuôi cơm chú luôn sao?

-Thì ba dặn mà…

-Nếu lỡ nấu rồi thì hôm nay chú qua ăn, bữa sau đừng vậy nữa. Chú biết tự nấu rồi, không thì hai mẹ con qua đây ăn với chú, tiền của ba làm cực khổ sao lấy nấu cơm cho chú được.

Trình đứng dậy xoa đầu nó cười cười rồi khoác vai nó qua nhà bên dùng cơm. Thấy Trình qua mẹ nó tíu tít xông xáo dọn chén bát. Trong lúc ăn cơm Trình cũng muốn nói rõ suy nghĩ vừa rồi của mình với mẹ nó. Anh cảm thấy được chăm sóc như thế khiến bản thân thấy ngại, nên anh bày tỏ chỉ dám làm phiền mẹ Dương chuyện lễ tiết nhang khói trong lúc tang lễ vừa xong, còn lại thì không dám làm phiền nữa. Bà Mai cúi đầu mỉm cười hiểu ý, nhưng thật tâm bà rất muốn quan tâm chăm sóc Trình đơn giản vì bà vốn có tình ý với người hàng xóm này từ lâu rồi. Trước khi đồng ý lấy ba của Dương, người mà bà để ý chính là Trình. Lúc đó, cả hai người bạn thân là ông Tân và Trình đều quen biết và làm bạn với bà, bà chủ động muốn ngã vào lòng của Trình, bà biết anh ta cũng bắt đầu xiêu lòng nhưng rồi vì cả nể quý mến người bạn lâu năm là ông Tân cũng đang thầm thương trộm nhớ bà nên Trình nhất quyết từ chối, anh không muốn vì chuyện trai gái mà mất đi người bạn tốt này. Từ đó đến nay thật ra bà vẫn còn ôm nỗi đau này khó lòng buông bỏ, khi ba của Dương nhất quyết theo đuổi, phần vì bà căm hận Trình không dám can đảm đón nhận mình, phần vì bà thấy tội nghiệp cho ông Tân nên mới chấp nhận. Tuy nhiên tình yêu hướng về Trình chưa bao giờ thôi ngơi nghỉ. Nhiều lúc giặt đồ ở sân sau thấy Trình cởi áo sau vườn tập thể thao, lòng của người phụ nữ mới chớm trung niên rạo rực khó tả. Bao năm thấy Trình vẫn cô đơn lẻ bóng trong nhà chồng lại đi vắng triền miên, nhìn người đàn ông to khỏe cơ bắp vạm vỡ đẹp trai chỉ cách có bờ rào thưa thật bà chỉ muốn lao vào mà chiếm lấy. Nhiều lần bà gợi ý để Trình thông gian với mình, thậm chí đôi lần nhờ Trình qua sửa chữa lặt vặt trong nhà, bà cố tình đụng chạm thân thể với anh vậy mà Trình vì sợ mất tình nghĩa lối xóm bấy lâu với lão chồng mà đành cự tuyệt bà. Bà nghĩ chắc Trình thoái thác cũng chỉ vì muốn giữ khoảng cách với mình thôi, nhưng bà không lo vì bản thân đã biết cần phải làm gì. Khi biết gia đình anh bị tai nạn giao thông mất đi cả ba người thân, bà tuy có buồn nhưng vợ Trình chết thì bà cảm thấy có chút mừng thầm, vì đây chính là cơ hội tốt để bà chiếm lấy người đàn ông mà bà hằng ao ước.

Thấy không khí gượng gạo quá bà Mai đành lái cuộc trò chuyện sang hướng khác:

-Phòng tập của anh mở cửa lại chưa? Có bị thiệt hại gì không?

-Không bị thiệt hại gì nhiều chỉ có vài chỗ bị cháy xém, không nghiêm trọng lắm.

-Vậy anh đừng ở nhà nữa dễ bị trầm cảm lắm, hãy mở cửa làm ăn trở lại. Mọi chuyện cúng kiến ở nhà có tôi lo rồi.

-Tôi hiểu rồi! Vậy tôi làm phiền chị rồi.

Lại thêm vài hôm Trình quanh quẩn ở nhà không thể đi đâu vì còn mang tang không tiện đến nhà người khác. Ở nhà thì anh đi ra đi vào đụng mặt vợ người hàng xóm, người mà anh sợ phải chung đụng nhất, thằng Dương thì nó chuẩn bị thi cuối cấp ba thường không có nhà nên chẳng có ai để nói chuyện giải khuây. Nghĩ tới nghĩ lui anh quyết định ra phòng tập dọn dẹp để chuẩn bị mở cửa trở lại, hơn nữa báo đài có nhắc đến sắp có cơn bão đổ bộ đến cái huyện nghèo này, Trình cũng phải đến đó để sữa chữa lại những chỗ mái ngói bị hỏng kẻo nước mưa lại làm hư những chiếc máy tập gym đắt tiền thì toi. Trình nhìn lên bầu trời phía xa thấy những đám mây đen bắt đầu giăng dày đặc, gió bắt đầu nổi lên từng cơn cuốn bụi bay mù mịt con đường đất ngoài kia. Anh vội dắt chiếc xe máy ra và chạy vào huyện chứ nếu không, cơn mưa này sẽ kéo dài đến sáng, nằm ở nhà thì lo ngay ngáy chỗ làm ăn của mình bị tổn thất anh không chịu được. Trình vội vàng phóng xe lao đi không quên thủ sẵn cái áo mưa dày cộm, trên người chỉ mặc mỗi cái áo thun ba lỗ và quần ngắn.

Từ nhà Trình chạy ra chỗ phòng tập chỉ mất không đến 15 phút vì đường quê vắng vẻ, chạy bon bon cũng chẳng mất bao lâu, thằng Dương đi học trên huyện cũng toàn chạy xe đạp cuộc mà nó chẳng hề hấn gì. Nhưng Trình vừa chạy được có một lát thì cơn mưa ào ào trút xuống, anh luống cuống tấp vào lề mặc chiếc áo mưa vào ấy thế mà vẫn không kịp, quần áo bị ướt muốn gần hết. Đến nơi anh cũng cứ để áo ướt bắt tay vào dọn dẹp, bên trong chỉ hơn tuần không dọn dẹp bụi đóng cả lớp chắc vì gần đường lộ. Trình lau dọn sạch sẽ sàn nhà, chùi lại máy móc, kiểm tra cầu dao và đường điện thì trời cũng đã tối mịt. Bên ngoài trời vẫn mưa rất to không có dấu hiệu gì dừng lại. Anh nghĩ thầm chắc phải ngủ lại đây nhưng xui xẻo lại không mang theo quần áo để thay, mặc bộ đồ ướt đi ngủ thì không được với lại cũng có mền gối gì đâu mà ngủ, nhà thì chẳng còn cái gì ăn lót dạ. Anh chậc lưỡi rồi lại quyết định phóng xe trở về, vừa ra tới cửa Trình gặp một đứa nhỏ lạ mặt đang mặc đồ học sinh cổ đeo khăn quàng đỏ, nó đứng nép vào hiên tránh cơn mưa mặt trông dài thường thượt, thấy thế anh hỏi:

-Sao con đứng đây vậy? Tối rồi…

Nó trề môi ra khổ sở đáp:

-Con đứng 2 tiếng luôn rồi đó.

-Đi học về mắc mưa hả? -Trình nhìn chiếc xe đạp cộc cạch của nó thắc mắc.

-Dạ! Con quên đem áo mưa hông thôi là về nhà rồi.

-Ướt đồ hết rồi, thôi nhà ở đâu chú đưa về.

-Nhà có xa gì đâu, đạp xe chừng chút nữa thôi... mà mưa quá con sợ ướt vở.

Trình cũng không biết làm sao, để nó đứng đây gió thổi sợ nó bệnh, mà nhà nó thì gần hơn nhà mình. Anh chống nạnh nhìn nó xong vỗ vỗ lên đầu thằng nhỏ:

-Nhà gần đây thì lấy áo mưa chú mà về, chứ mưa này làm sao dứt cho mầy về được.

Nó mừng rỡ rối rít cảm ơn:

-Í...thiệt hả! Con cũng tính xin mượn chú áo mưa đó. Cám ơn chú! Con đi học ngang đây sẽ ghé trả.

-Thôi được rồi, cho con luôn. -Trình cũng thấy vui lây.

Thằng nhỏ mặc cái áo mưa xong leo lên xe chạy mất hút, Trình đứng lại chờ xem cơn mưa có nhẹ hạt đi không, đi ra đi vào không biết làm gì mở TV xem hết mấy cái đĩa hài mà cũng chưa thấy gì, trời đã sắp khuya anh sốt ruột quá nên cứ thế dầm mưa chạy về nhà. Đường quê đêm hôm chẳng có đèn đường nên Trình phải chạy thật chậm, hai bên đường đồng không mông quạnh gió giật liên hồi khiến anh ớn lạnh cả người. Chạy được chốc lát thì cái xe trở chứng gì đó không thèm nổ nên anh phải dừng lại kiểm tra. Cứ thế mà phải mất cả tiếng Trình mới về được đến nhà, anh lao ngay vào nhà vệ sinh tắm rửa rồi ra phòng khách thả người xuống ghế ngồi xem TV, định bụng chút sẽ tìm gì đó trong tủ lạnh ăn lót dạ.

Dương đang ngồi ôn bài trong nhà, phút chốc nó nhìn sang nhà anh xem xét. Mẹ nó vừa tắm xong đứng trước gương gần đó đang chải lại mái tóc. Nó cắm cuối ghi ghi chép chép chợt ngẩng đầu lên hỏi:

-Mẹ, hôm nay chú không qua ăn cơm chú đi đâu thế mẹ?

Mẹ nó vuốt vuốt lại tóc mắt vẫn dán vào gương nói:

-Mẹ có biết đâu, thấy khóa cửa từ chiều giờ. Mà mẹ có để phần cho ổng rồi đấy, hơn 9h rồi còn gì chắc không ăn đâu.

Nó chạy lại ra cửa sổ nghía sang nhìn rồi reo lên:

-Chú ấy về rồi mẹ ơi, bên đó sáng đèn rồi. Để con qua kêu chú ăn cơm nhé!

-Thôi đi, chắc ổng ăn xong cả rồi mới về, khuya quá rồi mà. -Bà Mai ngăn lại.

Nó vẫn cố chấp chạy đi miệng vừa nói:

-Để đồ ăn hư hết cũng vậy hà.

Thấy cửa không khóa nó đẩy nhẹ bước vào, tiếng ồn từ TV phát ra vang khắp cả nhà chắc do tiếng mưa ngoài kia lớn quá nên Trình mới vặn to như vậy. Nó đi về phía phòng khách và thò đầu vào nhìn, Trình đang cởi trần ngồi tựa lưng ra bộ sofa, đầu nghiêng sang một bên ngủ say như chết, tự nhiên không hiểu sao nhìn cơ thể rắn rỏi của Trình lộ ra trước mắt nó lại thấy nóng bức trong người, cái ấy của nó đột ngột giương lên. Ở tuổi mới lớn nó cũng hiểu được phần nào về hấp dẫn giới tính, đôi khi nó nhận ra bản thân mình không giống như mấy thằng bạn chung lớp hay lôi đám con gái ra bàn luận chỉ trỏ cơ thể họ nhưng cứ nghĩ là do mình trưởng thành muộn hơn mấy đứa nó thôi, tuy nhiên khi đứng trước ông chú đẹp trai này một cảm giác lâng lâng rất lạ luôn quấy rối tâm trí nó, nhiều đêm khi ngủ nó cũng tơ tưởng đến gương mặt và thân hình cường tráng ấy, Trình lại không biết cứ hay đụng chạm cơ thể nó như hồi còn nhỏ nên càng lúc sợi dây tương tư ngày càng gút chặt thêm, tình cảm thân quen như người nhà ấy vô tình đã biến tướng thành thứ ái tình mà nhiều lúc nó không dám nghĩ đến. Thấy anh ngủ say như vậy nó thở dài quay lưng định bỏ về nhưng nghĩ thế nào nó tiến lại định nhắc anh vào giường mà ngủ kẻo bị cảm. Nó vừa chạm vào người Trình thì cảm thấy rất nóng, thấy lạ nó sờ vào trán thì càng thấy nóng hơn nữa. Cảm giác được có bàn tay ai đó đang chạm vào mình anh giật mình tỉnh dậy. Vừa mở mắt ra thì Dương mỉm cười nói:

-Chú ngủ quên khóa cửa, mẹ cháu hỏi chú có muốn ăn cơm không?

Trình cười nhẹ cảm kích:

-Thôi con à, chú dọn dẹp ở phòng tập mệt quá chỉ muốn ngủ.

-Chú Trình ơi, hình như...chú bị sốt rồi. -Nó sốt sắng.

Trình lấy tay sờ trán nhưng dường như không cảm thấy thân nhiệt đang tăng lên, anh bảo:

-Đâu có đâu, chắc lúc nãy dầm mưa bị cảm nhẹ thôi. Ngủ một giấc là khỏe liền…

Nó đứng nhìn cũng chẳng biết làm sao hơn nên chào và ra về. Nó không quên kể lại cho mẹ nghe để khi nó đi học không có nhà, mẹ nó có thể để mắt đến chú nhiều hơn.