Thứ Nguyên Chi Môn

Chương 43: Chương 43 Cảnh giới phân chia

Xem qua anime hắn biết được thế giới này mặc dù có rất nhiều cách thức tu luyện chẳng hạn như Bách Việt tu luyện vu thuật, độc thuật hai thứ khiến cho Trung Nguyên nhân sỉ sợ mất mặt.

Còn cả Nam Cương tu luyện cổ thuật, hay Bách Gia mọi trường phái lại tu luyện khác nhau, phân chia cảnh giới khác nhau.

Nhưng nhìn chung đẳng cấp phân chia võ lực từ ký ức nguyên chủ để lại để hắn hiểu được một phần đẳng cấp phân chia: Bất nhập lưu, tam lưu, nhị lưu, nhất lưu, hậu thiên ( 5 tầng), tiên thiên( 3 tầng), tuyệt đỉnh (7 tầng), tuyệt thế (9 tầng), thiên nhân(10 tầng) là cách phân loại chung.

Đứng tầng chót là những người trong cơ thể không có tu luyện ra nội lực, chỉ dựa vào ngoại lực khí lực người trong võ lâm xưng là không đủ tư cách là pháo hôi cấp bậc, là người bình thường.

Tam lưu cao thủ là những người trong cơ thể tu luyện ra nội lực không có nội công tâm pháp hiểu được một ít công phu quyền cước, nắm giữ vượt xa người bình thường sức chiến đấu, loại cảnh giới này người trong giang hồ trên khá là phổ biến, đầy rẩy trong thiên hạ.

Nhị lưu cao thủ nội công tu luyện tới nhất định trình độ, trong cơ thể nắm giữ chí ít mười năm công lực, có thể gia tăng lực lượng nhưng không thể kéo dài. Nhưng so với tam lưu cao thủ thì mạnh mẻ hơn nhiều.

Nhất lưu cao thủ nội lực sâu như biển võ công chiêu thức đả không câu nệ so với trước, có thể mượn nội lực vượt nóc băng tường uy lực phát chiêu cực kỳ mạnh mẻ.

Hậu thiên cao thủ đả thông hai mạch Nhâm Đốc và sở hửu kinh mạch nội lực hùng hậu nhưng vẫn chưa ly thể. Đột phá hết tất cả huyệt đạo lẫn các mạnh nhập bước tiên thiên cao thủ, nội lực ly thể tùy ý phóng xuất ra ngoài.

Lúc này nội lực đả có sự chuyển biến, bên trên tiên thiên cao thủ chính là cao thủ tuyệt đỉnh, võ công đạt đến loại cảnh giới này đã có thể xưng là võ đạo tông sư, loại cảnh giới này trong cao thủ công đã gần đến đại thành.

Đã không chỉ câu nệ với chiêu thức, hái hoa bắt lá có thể làm vũ khí. Có thể hấp thu thiên địa linh khí khôi phục nội lực, vạn quân bên trong nên quân địch thủ cấp.

Cao thủ tuyệt đỉnh bên trên chính là tuyệt thế cao thủ, một thân toàn bộ nội lực chuyển hóa làm chân khí, muốn đột phá lên tuyệt đỉnh cao thủ chân khí tuần hoàn thông suốt, nội lực tốc độ khôi phục là phổ thông cao thủ tuyệt đỉnh gấp ba, càng có thể hấp thu thiên địa linh khí cải tạo thân thể, thoát thai hoán cốt, kéo dài tuổi thọ nguyên.

Tuyệt đỉnh cao thủ phía trên chính là Thiên Nhân chi cảnh, một khi có cao thủ đột phá tuyệt thế cảnh giới sẻ bước chân vào giáp ranh của hai cảnh giới, đều sẽ có vô cùng thiên địa linh khí nhập vào cơ thể cải tạo tự thân huyết thống, gân cốt, chân khí trong cơ thể sắp tới hoá lỏng thành là chân nguyên.

Tiến thêm một bước đột phá Thiên Nhân chỉ cảnh có thể câu thông thiên địa lực lượng cho bản thân sở dụng, có được cường đại khổng lồ sức mạnh, siêu thoát phàm nhân cực hạn, song người có thể đạt được cảnh giới này ít đến thảm thương.

Thiên An thực lực rất khó để phân chia, hắn thực lực trải qua mấy năm nay có thể xem như là nhất lưu cao thủ đi, dù sao hắn chỉ mới tu luyện nhưng có thể vượt giai giết địch dể dàng. Thậm chí tuyệt đỉnh cường giả cũng có khi bị hắn giết chết cũng không chừng.

Lại nói về võ công thường chia làm bốn loại gồm Nội công, Ngoại công, Nhuyễn công và Ngạnh công, trong đó Nhuyễn Ngạnh công phu tuy có khi được xếp vào hệ thống Ngoại công, nhưng vẫn thường thấy sự khu biệt của nó do những điểm đặc thù:

Nội công là những phương thức luyện tập bằng cách sự tập trung tối đa tâm ý khí lực theo những phương thức đặc biệt nhằm phát huy các năng lực bí ẩn của con người, khí sinh ra bên trong cơ thể hay hấp thu từ bên ngoài vào trong theo các tâm pháp hô hấp riêng, bí pháp riêng mà thành.

Ngoại công là các công phu luyện ngoại lực, có thể bao gồm trong nó cả Nhuyễn công và Ngạnh công, với các phương thức luyện tập các chiêu thức tấn công linh hoạt, mạnh mẽ và từng phần cơ thể để phòng thủ hữu hiệu.

Khi luyện đại thành thì sức lực di hành khắp chân thân không bị ngăn trở, do đó muốn vận dụng đến sức thì sức có ngay, thân thể cương cường, da thịt gân xương đều cứng chắc, đến đao kiếm cũng khó bề gây thương tích.

Nhuyễn công là các công phu chuyên luyện lực âm, nhu lực, âm công, khi luyện đại thành thì bề ngoài cơ thể không có biểu hiện gì của người biết võ (như tay chân không sần sùi, cơ thể không cường tráng), nhưng lực đánh ra rất nguy hiểm (nên nhiều khi được gọi là độc thủ).

Còn ngạnh công là các công phu chuyên luyện sức mạnh dương cương, dương lực, dương công, khi luyện đại thành thì tay chân người tập chai sần, cứng như sắt, cơ thể tráng kiện, cơ bắp cuồn cuộn. Sức mạnh đòn đánh có được khi đòn tiếp xúc với cơ thể đối phương với uy lực khủng khiếp.

Đồng thời trong thời gian này hắn cũng nghiên cứu thêm về y thuật, để hiểu rõ thêm về cơ thể bên trong mình các huyệt đạo.

Bổ sung thêm kiến thức cho bản thân, mà thông qua việc tinh luyện chakra lẫn mở ra nội thiên địa, một phát hiện bất ngờ mà hắn biết được đan điền nơi cất chứa nội lực hay chakra không chỉ có một mà có đến ba cái, phân biệt là thượng-hạ -trung.

Hạ đan điền còn gọi là “Đan Điền tinh”, vị trí bắt đầu ngang với huyệt Khí hải (nằm trong khoảng trên đường chính trung, dưới rốn 1,5 thốn – khoảng 3 cm) và huyệt Mệnh môn (tại cột sống, ngang với thắt lưng). Khi Đan Điền được chủ động kích hoạt, bộ vị của nó hoàn toàn nằm ở giữa và phía trên bụng dưới.

Trung đan điền trùng với huyệt Đản Trung (chính giữa đường nối 2 đầu ti, cắt ngang đường dọc theo xương ức) còn gọi là “Đan Điền khí”.

Thượng đan điền trùng với huyệt Ấn Đường (giữa 2 chân mày) còn gọi là “Đan Điền thần”, thượng đan điền so với hai đan điền còn lại thì khác biệc vô cùng, nó không chứa đựng chân khí, giống như là nơi ý thức không gian chổ, là nơi linh hồn cư ngụ một dạng, huyền bí vô cùng.

Trước kia hắn xem qua kiếm hiệp phim ảnh đám người thường khoanh chân tọa thiền luyện công đem nội lực chân khí theo các vòng Tiểu Chu Thiên, Đại Chu Thiên chính là cách vận dụng khí trong Đan Điền đi một vòng nhỏ và lớn tuần hoàn rồi lần nữa trở về đan điền.

Chính là thông qua các kinh mạch để tinh luyện và tăng cường lấy khí trong cơ thể, tinh thuần nội lực trong người. Mà nguồn gốc suy cho cùng chính là từ hàng trăm triệu tế bào bên trong cơ thể sinh ra.

Tiểu Chu Thiên là đường kinh mạch chạy từ huyệt Nhân Trung (ngay giữa phía dưới sống mũi và thuộc phần bên trên môi trên, nơi mọc râu) xuống huyệt Thừa Tương (dưới ngay vùng lõm giữa cằm và phần môi miệng dưới) chạy thẳng qua huyệt Đản Trung (chấn thủy) ngay giữa chỗ lõm xương lồng ngực xuống bụng dưới rốn 3 phân là huyệt đan điền và thẳng xuống huyệt Trường Cường (phía dưới sau lỗ hậu môn) nên phải nhíu thắt lỗ hậu môn để khí đi qua.

Kế tiếp vòng lên huyệt Mệnh Môn (chính giữa ngang thắt lưng), sau đó chạy qua huyệt Đại Trùy (chỗ lõm ngay sau gáy) và thẳng lên huyệt Bách Hội (giữa đỉnh đầu), cuối cùng vòng xuống huyệt Ấn Đường (ngay giữa đôi lông mày trước trán). var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push(["6f8adab64618480bb109e5dcefadecf7","[yo_page_url]","[width]","[height]"]);

Vòng Tiểu Chu Thiên chạy qua tam quan và tam điền:Thượng điền tức huyệt Ấn Đường, Trung điền tức Tỳ Vị, Hạ điền tức huyệt Khí Hải.Vì vậy khi đả thông kinh mạch, có thể vận khí chu lưu suốt vòng Tiểu Chu Thiên nghĩa là từ Nhâm mạch sang Đốc mạch và ngược lại.

Đốc mạch là nơi tất cả kinh dương tụ hội về. Nhâm mạch là nơi tất cả các kinh âm hội hợp. Nhâm, Đốc lại thông với tất cả các mạch âm kiêu, dương kiêu, âm duy, dương duy, xung mạch, đới mạch. Cho nên chỉ cần vận khí một vòng Tiểu Chu Thiên là coi như đã tuần lưu qua khắp cơ thể, vì vậy mới có tên “một vòng nhỏ vũ trụ”.

Còn Đại Chu Thiên là sau khi đả thông được Tiểu Chu Thiên thì mới có thể tiếp tục, Đại Việt Thiên là nơi chân khí lưu chuyễn tới 2 chân và tay.Sau khi đưa chân khí tới Hội Âm chân khí theo 2 đường chạy xuống tới phía sau lưng của 2 đầu gối, rồi xuống tới mắt cá và xuống tới gang bàn chân ở huyệt Dũng Tuyền, tiếp đến là tới ngón cái và lên trên ngón cái tới ống chân phía trước, rồi tới đầu gối, theo dọc phía trong đùi và về lại tới Hội Âm.

Từ đây chân khí theo xương sống lên tới Linh Đài lên Thân Trụ chia ra 2 đường chạy ra 2 tay dươi nách xuống tới cùi chỏ, Lao Cung trong lòng bàn tay, ra ngón giửa, tới phía trên cánh tay trở về bả vai nối lại ở Thân Trụ và tiếp tục ở vòng Tiểu Chu Thiên về tới Đan Điền.

Cho dù là Tiểu Chu Thiên hay Đại Việt Thiên thì khi luân chuyển đều thông qua hệ thống kinh lạc trong người. Chúng là đường khí huyết vận hành trong cơ thể, đường chính của nó gọi là kinh (chạy theo chiều dọc) nhánh của nó gọi là lạc (chạy theo chiều ngang), kinh với lạc liên kết đan xen ngang dọc, liên thông trên dưới trong ngoài, là cái lưới liên lạc toàn thân.

Kinh là 12 đường trực hành liên hệ trực tiếp đến tạng phủ. Sự vận hành khí của võ thuật tuân thủ chặt chẽ theo sự chuyển động của các đường kinh.Mạch là 8 đường hay còn gọi là bát mạch như tám đại dương để khí từ các kinh đổ vào.

Lạc gồm 15 đường chạy lẫn trong các kinh âm và dương nối các đường kinh với nhau. Những lạc nhỏ là tôn lạc, phù lạc chạy khắp thân thể. Là phần phải thông qua để đạt đến vòng Đại Việt Thiên hoàn chỉnh.

Huyệt đạo là những điểm có khí tụ lại lớn, thường là những điểm giao nhau của nhiều đường kinh mạch.Huyệt đạo là những điểm nhạy cảm trên thân thể, theo đó người dụng võ có thể tấn công vào các huyệt đạo để gia tăng tính sát thương của đòn thế. Khi bị tấn công vào huyệt đạo, người chịu đòn có thể có những phản ứng rất đặc biệt: đau đớn dữ dội, chấn thương nặng, bất tỉnh, chết.

Trong kinh mạch gồm chính kinh và kỳ kinh:Chính kinh có mười hai kinh, tả hữu đối xứng, thủ túc tam âm kinh và thủ túc tam dương kinh, gọi chung mười hai kinh mạch, mỗi kinh thuộc một tạng hoặc một phủ.

Kỳ kinh có tám sợi, tức Đốc mạch, Nhâm mạch, Xung mạch, Đái mạch, Âm duy mạch, Dương duy mạch, Âm kiểu mạch, Dương kiểu mạch. Thông thường nhắc đến mười hai kinh mạch và thêm vào hai mạch nhâm đốc gọi chung mười bốn kinh mạch chính, trên đó là các huyệt đạo giống như chốt chặn các nút giao thông một dạng.

Chỉ tính riêng Thập Nhị Chính Kinh đã có 618 đại huyệt cộng thêm bát mạch số huyệt đạo trong người lớn nhỏ đả hơn con số một ngàn, nếu cưa đôi không tính trùng lặp có tất cả là 720 huyệt đạo lớn nhỏ, một con số vô cùng ấn tượng. Chỉ cần đả thông các huyệt đạo khi đó chân khí luân chuyển nhanh hơn, tốc độ hồi phục cũng nhanh hơn nhiều.

Nôm na cơ thể con người giống như một cây trúc, các huyệt đạo chính là các mắt trúc trên đó,ở các đốt trúc nước giống như chân khí thẩm thấu qua một cách chậm rải, nhưng chỉ cần đả thông khi đó tốc độ luân chuyển nhanh hơn.

Khoan nói có thể mở ra các huyệt đạo thông suốt kinh mạch thì việc xông huyệt cũng cực kỳ nguy hiểm, mọt khi xảy ra bất trắc nhẹ thì tổn thương kinh mạch nặng chính là mất mạng.