Khuyết Ấn/Dương Bình Nhi - Quyển 3: Giải Mã Rừng Ma

Chương 1-1: Lời dẫn Nỗi niềm sâu kín (Phiên ngoại)

*Bối cảnh Đà Lạt - Việt Nam thế kỉ 19 – 20 (Có sử dụng tư liệu tham khảo).

Giai đoạn từ 1916 đến 1926 có thể xem như giai đoạn thể chế hóa Đà Lạt. Ngày 6 tháng 1 năm 1916, Toàn quyền ký Nghị định thành lập tỉnh với địa giới: phía bắc là , phía đông nam là , phía nam là sông La Giai, phía tây là biên giới với . Ngày 20 tháng 4 cùng năm, Hội đồng nhiếp chính của vua thông báo Dụ thành lập thị tứ Đà Lạt. Theo tinh thần của dụ này, toàn bộ quyền hạn đối với Đà Lạt được trao cho Toàn quyền Đông Dương, người Pháp toàn quyền sở hữu đất đai trong khu vực và dưới quyền điều hành trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương. Bốn năm sau đó, ngày 31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền ký nghị định thành lập khu tự trị Lâm Viên, phần địa giới còn lại của tỉnh Lâm Viên được mang tên với tỉnh lỵ đặt tại . Cũng ngày 31 tháng 10 năm 1920, một nghị khác của Toàn quyền Đông Dương ấn định khu tự trị trên cao nguyên Lâm Viên trở thành thị xã Đà Lạt và xác định nâng Đà Lạt lên thị xã hạng hai với những quy chế rộng rãi. Năm 1926, một nghị định tiếp theo được ký vào ngày 26 tháng 7 đưa địa vị hành chính của Đà Lạt lên cao hơn: Đà Lạt vừa trở thành đơn vị trực thuộc Toàn quyền, vừa có tính tự trị cao hơn so với những thị xã khác. Năm 1941, khi tỉnh được tái lập, Thị trưởng Đà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên. Năm 1944, Đà Lạt gần như là thủ đô của Liên bang Đông Dương khi Toàn quyền và hầu hết các công sở quan trọng đều chuyển về làm việc ở đây. Sau gần 30 năm xây dựng, Đà Lạt vào năm 1945 đã trở thành một thành phố xinh đẹp của vùng , một trung tâm giáo dục quan trọng và một điểm du lịch hấp dẫn.

Từ giữa thế kỷ 20, bước vào một thời kỳ đầy biến động khiến Đà Lạt cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Tháng 3 năm 1945, thực hiện lật đổ chính phủ bảo hộ của Pháp tại Đông Dương. Để chuẩn bị đối phó với quân , quân đội Nhật được đưa đến Đà Lạt và chiếm đóng nhiều nơi, đồng thời đào hầm hào công sự ở những vị trí quan trọng, dự trữ lương thực, thực phẩm. Trong giai đoạn này, có tới 600 viên chức và kiều dân Pháp bị bắt và tập trung ở hai cư xá Decoux và Bellevue. Khi thành lập, Nguyễn Tiến Lãng, sau đó là Hoàng thân Ưng An được cử tới làm Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên, chức vụ kiêm nhiệm Thị trưởng Đà Lạt. Cuộc nổ ra cuối năm 1946 đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới Đà Lạt, nhiều cư dân rời thành phố đi lánh nạn.

Khi người Pháp trở lại nắm giữ Đà Lạt năm 1946, các hoạt động kinh tế xã hội cũng dần trở lại bình thường. Bộ máy chính quyền Đà Lạt được tổ chức lại, Tòa Đốc lý được đổi thành Tòa Thị chính và thị xã do một thị trưởng quản lý với sự tham dự của Hội đồng thị xã. Vào thời kỳ này, Đà Lạt được chia thành 10 khu phố, định danh từ 1 đến 10, với 30 ấp. Năm 1950, Triều đình Huế quyết định tách thành một đơn vị hành chính riêng, ra Dụ số 6. Ngày 14 tháng 4 năm 1950 thành lập với Đà Lạt làm thủ phủ. Ngày 10 tháng 11 cùng năm đó, Bảo Đại tiếp tục ra Dụ số 4 với nội dung sửa đổi địa giới hành chính thị xã Đà Lạt và sáp nhập một phần tỉnh Lâm Viên vào tỉnh Đồng Nai Thượng. Đà Lạt khi đó trở thành địa điểm của rất nhiều các cơ quan liên tỉnh, quốc gia và liên bang. Trong khoảng thời gian 1945 đến 1954, mạng lưới giáo dục của thành phố phát triển rộng khắp với 20 trường học. Đà Lạt thời kỳ này tuy bình yên nhưng ít được xây dựng thêm, đáng chú ý chỉ có tu viện , ngày nay là trụ sở , và Trường miền núi Lang Biang. Khoảng cuối năm 1953 đầu năm 1954, khi cuộc bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, dân chúng ở các tỉnh lân cận đổ về Đà Lạt để tỵ nạn chiến tranh.

Từ năm 1954 đến năm 1963, chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm có kế hoạch phát triển Đà Lạt khá quy mô, xây dựng các công trình văn hóa nghệ thuật, đô thị được chỉnh trang, nâng cấp. Nền kinh tế thành phố vẫn giữ nguyên định hướng phát triển. Đặc biệt từ năm 1958, sau Đại hội Lâm Viên – Đà Lạt, chính quyền Sài Gòn với Chương trình khai thác Cao nguyên Trung Phần muốn biến Đà Lạt thành một trung tâm du lịch quốc tế, đã mở ra hướng dịch vụ mới về và nghiên cứu .

Dự án phát triển Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng được tiến hành trong một thời gian ngắn thì gián đoạn khi anh em Tổng thống bị ám sát trong cuối năm 1963. Trong giai đoạn này, tình hình chính trị miền Nam Việt Nam không ổn định khiến Đà Lạt ít nhiều bị tác động. Từ năm 1965, khi trực tiếp đưa vào tham chiến ở Việt Nam, chính quyền Sài Gòn chỉ định các chức vụ thị trưởng, tỉnh trưởng bằng những sĩ quan cấp tá thay cho những nhà cầm quyền dân sự.Việc phát triển cơ sở hạ tầng đô thị thời kỳ này ít được coi trọng, thay vào đó, rất nhiều các công trình phục vụ cho mục đích quân sự được xây dựng hoặc sửa chữa, như các trung tâm huấn luyện quân sự, trạm trên núi Lang Biang và ở Cầu Đất...Tuy vậy, một số công trình dân sự cũng xuất hiện trong khoảng thời gian này, có thể kể tới Làng cô nhi SOS, Trung tâm trẻ khuyết tật, Trường Kỹ thuật Lasan... và các công trình dịch vụ thương mại, khách sạn, nhà hàng mọc lên ở khu vực trung tâm thành phố.

Từ khi hai cha con Max Beled và Sisi Beled tới mảnh đất sương mù Đà Lạt – Việt Nam tính tới nay đã là mười mấy tháng. Sisi không nhớ rõ khi ấy đã là năm bao nhiêu. Chỉ biết rằng, khi ba đưa nó tới mảnh đất có khí hậu như trời Âu này thì có rất nhiều con người kì lạ sinh sống ở đây, thời thế vô cùng rối ren. Trong suy nghĩ của Sisi, nó luôn phân loại những con người này ra thành mấy bọn người; người mắt xanh, mắt nâu, mắt đen, và mắt đỏ thì có ba nó. Max luôn đeo kính đen gọng tròn đi lại khắp nơi nên không ai biết mắt ông màu gì.

Max đưa Sisi tới biệt thự bỏ hoang của người Pháp, khuất sau phía nhà thờ trên đồi thông – Đà Lạt. Ban đầu, Sisi rất khó hiểu khi ba lại đưa nó tới nhà thờ - khu cấm địa đối với chủng loài hút máu, nhưng Max đã giải thích rất cặn kẽ với Sisi rằng chỉ ở gần những nơi có linh khí thì hai ba con mới không bị phát hiện. Còn lý do đặc biệt khác nữa mà Max chưa nói. Max có khả năng kiểm soát sức mạnh rất tốt, đến gần nhà thờ chỉ khiến ông sây sẩm mặt mày đôi chút chứ không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng ông rất lo ngại về năng lực tiềm ẩn của con gái. Nhất là sau vụ suýt nữa Sisi làm nổ tàu khi rời cảng Singapo. Sức mạnh của Sisi cho đến thời điểm này vẫn là con số bí ẩn với Max, ông hi vọng ở trong ranh giới cấm địa, con gái ông sẽ bị hạn chế, không hóa thành ác quỷ tàn sát nhân loại mỗi khi bùng phát.

Tuy Max không nói ra nhưng Sisi rất nhạy bén. Nó cảm thấy trong mắt ba, nó như một con bệnh. Nó đành chấp nhận, tự đánh lừa bản thân rằng mình đang mắc một căn bệnh hiểm nghèo, giống như bệnh dại, sẽ biến thành... dã thú khi lên cơn, và căn bệnh này khiến nó không bị già đi. Nó cũng tự thuyết phục bản thân rằng ba nó đang đi tìm phương thuốc bí ẩn để chữa bệnh cho nó. Một ngày nào đó, nó sẽ được sống như những đứa trẻ bình thường khác.

Khi Sisi nói với ba nguyện vọng đó, Max trầm ngâm rất lâu, rồi xoa đầu con gái:

"Nếu vậy ba sẽ rất cô đơn. Vì nếu con thành người thường, con sẽ không mãi ở bên ba."

Lần đầu tiên Sisi biết đến hai chữ 'cô đơn' nhưng lúc đó nó vẫn chưa hiểu hết nghĩa của hai từ đó.

Max vuốt tóc con gái rồi nhẹ nhàng an ủi:

"Đừng lo lắng Sisi! Ba sẽ chữa khỏi bệnh cho con."

Nhà thờ cách biệt thự không xa. Cha xứ ở đó tên là Danny – một người Pháp, cũng là một người kì quặc có chút biệt tài. Danny biết bí mật của hai ba con nhà Beled. Thẳng thắn mà nói thì cha đạo với Ma cà rồng không thể có mối quan hệ gắn bó, điều đó rất rất không bình thường. Nhưng hiện tại, cả ba đang ở bối cảnh trời Nam, ở đất nước này, phong tục và văn hóa hoàn toàn khác, khái niệm về Ma cà rồng rất mơ hồ, Danny không bao che mà chỉ đơn giản là muốn cứu rỗi. Ngoài việc truyền đạo, Danny còn là một nhà nghiên cứu những chuyện kì bí trong giới tâm linh. Đặc biệt, Danny rất quan tâm đến văn hóa Phương Đông cũng như những điều huyền bí ẩn sâu trong đó. Danny thường lui tới biệt thự vào các buổi chiều trừ ngày cuối tuần và ngày tiến hành nghi lễ để tránh ảnh hưởng tới Ma cà rồng. Đương nhiên, ông ta không bao giờ đeo thánh giá.

Max đã không nói với Danny kì thực thánh giá chẳng có ảnh hưởng gì tới hai ba con, bởi cả hai đều chưa bao giờ uống máu người. Ranh giới giữa việc là con của Quỷ hay con của Rồng được quyết định ở nghi thức cuối cùng: uống máu người sống, hút cạn cho tới khi họ chết, trong một thời điểm nhất định. Max, gia tộc Beled cũng như vài gia tộc khác đã chọn đi theo con đường riêng và họ muốn làm nên một cuộc cách mạng. Bởi đức tin của họ với Rồng là thần thánh, không phải ác quỷ. Sự bất tử mà Ma cà rồng nhận được đối với một số thì là món quà vô giá khiến bao kẻ thèm khát, với một số khác lại là sự đày đọa tựa như sự trừng phạt của địa ngục.

Lần đầu gặp Sisi, Danny nhìn nó một lượt rồi hỏi:

"Cha nên xưng hô với con thế nào khi con hơn cha gần bốn mươi tuổi?" (Tiếng Pháp)

Sisi chẳng mấy khi để ý đến việc chính bản thân nó đã rất kì lạ rồi. Khi Danny hỏi như vậy nó đã ngẩn ra mất mấy phút. Max đã khiến nó có tư tưởng khá lệch lạc về thời gian, nó mười hai tuổi hay gần bảy mươi tuổi cũng không khác biệt là mấy. Về sau nó mới lí nhí trả lời:

"Cứ gọi... tôi là Bảo Bình thưa cha." (Tiếng Pháp)

Danny cơ hồ có chút ngạc nhiên:

"Con nói được tiếng Pháp? Khi ba con toàn nói tiếng Sing... Bảo Bình là cái tên chỉ Tháng Hai đó, con thích tháng hai sao?" (Tiếng Việt)

Sisi không chịu thua, cũng trả lời bằng tiếng Việt:

"Khô...ông thíc... Ngai Max co thé nòi... được nhiếu... ngôn ngử khac nhau." (Tiếng Việt bập bẹ - Ngài Max có thể nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau)

Danny đã cười một trận vỡ trời. Trong lòng Sisi rất hậm hực khi nghĩ Danny đang cười nhạo mình. Nó quyết tâm sẽ học tiếng Việt thật giỏi, không thua kém gì gã mắt mèo (mắt xanh) kia.

Nhìn bộ dáng giận dỗi của Sisi, Danny càng cười to hơn. Ông thấy Sisi chẳng khác gì đứa nhóc con ngoài việc dám gọi thẳng tên ba nó. Điều này khiến ông càng tò mò hơn về những chuyện Max muốn làm sắp tới và Sisi sẽ ra sao trong thời gian chiến tranh ở Đà Lạt.

Quãng thời gian sau đó Max và Danny thường hay bàn bạc về những câu chuyện rất kì lạ trong phòng sách. Sisi thì bận mải học tiếng Việt nên không có nhiều thời gian rảnh. Loại ngôn ngữ có dấu luôn thách thức nó. Đọc lên chính nó tự thấy giọng mình thật lố bịch.

Hồi đầu Sisi không mấy thắc mắc ngài Max và Danny đang toan tính chuyện gì. Nhưng sau đó Max hành tung rất bí hiểm, cứ thoắt ẩn thoắt hiện, biệt tăm một thời gian mới trở về và lần nào trở về cũng người đầy thương tích, rồi lại bình phục ngay sau đó vài ngày. Sisi nghĩ rằng có thể Max đã đi lính, không thì cũng tham gia chiến dịch bí mật nào đó. Mảnh đất phủ sương này đang trải qua thế chiến dữ dội, tiếng súng đạn nghe quen tai như cơm bữa, kể cả việc những đứa trẻ lít nhít đã biết dùng súng cũng là chuyện bình thường.

Sisi không bận tâm đến chiến tranh Việt Nam tàn khốc ra sao. Bởi nó chắc chắn sẽ sống sót. Ba nó cũng vậy, không súng đạn nào trong giai đoạn hiện tại có thể giết chết ông ấy.

Có điều, Sisi tuyệt đối nghe lời ba. Ba nó không muốn nó ra khỏi vòng tròn bảo vệ do ông tạo ra bên ngoài biệt thự thì suốt bảy năm ròng nó cũng không bước chân ra. Không phải vì Max đã bắt nó hứa, mà thời điểm đó, Sisi vẫn chỉ có tầm nhận thức của đứa trẻ mười hai tuổi, nó chưa bộc lộ sức mạnh và khả năng thực sự. Hầu hết thời gian còn lại, Sisi đọc những tư liệu nghiên cứu Danny mang tới cho Max. Trong những tư liệu đó luôn nói tới những cánh cổng dẫn sang thế giới khác. Những cánh cổng này được gọi là Huyền Ẩn Giao Cực. Toàn bộ đều được viết bằng Tiếng Việt cổ nên Sisi mất khá nhiều thời gian để hiểu được. Ngắn gọn thì Huyền Ấn Giao Cực có bốn loại: Gương, Mặt Nước, Từ Trường (hoặc xung nhịp cực lớn do nhiều nguồn năng lượng tương tác với nhau tạo ra những lỗ hổng trong không gian), cuối cùng là trận pháp Huyền Môn (những trận pháp này vô cùng công phu với nhiều nghi lễ phức tạp và phải có vật tế). Thuật Di Hồn (Di hồn của người ở thời đại này sang thể xác của người ở thời đại khác) của người Phương Đông cổ cũng được coi là một trong số những nghi lễ huyền thoại trong Huyền Môn.

Một lần Max đã bắt gặp Sisi đang lén đọc trộm những tư liệu đó. Ông biết nó chưa hiểu những thứ này là gì. Ông cũng không có ý định ngăn cản hay cấm đoán Sisi tìm hiểu về chúng. Max chỉ nói với con gái rằng, những điều trái với tự nhiên thường rất kì diệu, vô song nhưng nếu ta cố tìm cách thay đổi các quy luật đó thì sẽ tự chuốc lấy tai họa. Tìm cách sang thế giới khác là việc trái với tự nhiên, dù đó là công trình vĩ đại nhất mọi thời đại. Bất kể lúc đó Sisi có biểu cảm gì Max vẫn rất nghiêm khắc dặn dò. Ông nhấn mạnh: Giống như ta đi vào thế giới trong Gương (các Pháp Sư đại tài có thể tạo ra thế giới này, thời gian tồn tại lâu hay ít còn tùy thuộc vào linh lực của Pháp Sư đó), ta có thể làm gì tùy thích. Nhưng nếu mượn thế giới trong Gương để thay đổi thế giới thực, đảo lộn tự nhiên thì hậu họa là không thể lường trước. Khi ấy, sự sống và cái chết được phân định bởi một cánh cửa vô hình...

Dù là với mục đích bảo vệ hay phá hoại, việc dùng Huyền Ấn Giao Cực sang thế giới khác là trái với tự nhiên, nhưng Max vẫn muốn theo đuổi nó đến cùng. Tại sao ba lại đến một đất nước nhiệt đới xa xôi để làm những việc này thì Sisi không biết. Max theo đuổi những cánh cửa huyền bí này với mục đích gì khi chúng chẳng mang lại cho ông lợi ích nào cả. Sự bất tử? Không phải Max không có. Sức mạnh hơn người? Max đã có từ lâu. Max muốn đối đầu với gia tộc Gree? Max sẽ không làm thế. Sisi thực sự không hiểu nổi ba muốn gì.

Max biết Sisi sẽ suy nghĩ rất nhiều về những bí mật ông đang cố che dấu, mặt mày nó cứ cau có cả tháng trời. Nhưng ông không muốn cho nó biết quá nhiều, bởi những thứ ông theo đuổi còn rất mơ hồ, chẳng có một mục tiêu cụ thể hay cái gì là tuyệt đối trong chuyện này cả. Hơn ai hết, ông là người rất thương con, như một người ba tận tâm, luôn mong mỏi con gái có cuộc sống bình thường như những đứa trẻ khác, không còn cô độc và phải nếm trải sự thống khổ khi bị những gì trái tự nhiên dằn vặt. Max biết Sisi là đứa trẻ sinh ra đã khác thường, nhưng không ai có quyền tước đi 'cuộc sống bình thường' của nó. Bất kể ai cố ý quấy rối và can thiệp vào 'cuộc sống bình thường' của Sisi Max quyết không tha. Ông sẽ tìm ra nơi đó. Nơi mà thực sự chấp nhận sự bất thường của Sisi. Nơi mà sẽ không có mối đe dọa nào với Sisi, kể cả ánh nắng thanh tẩy Ma cà rồng thành cát bụi. Nơi mà Sisi có thể vĩnh viễn thuộc về...

Trong giai đoạn chính trị bất ổn, Đà Lạt cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Cuộc sống bình thường mà Max muốn cho Sisi vẫn chưa đến thời điểm. 

*P/S: Những chương lời dẫn là những chương phụ nói về nhân vật Bảo Bình. Những chương này thường được viết theo phong cách khác chương chính, về nội dung cũng không hẳn theo mạch truyện nhưng vẫn có mối liên quan mật thiết. 

Quyển 3 xin chính thức ra mắt...

**Tác giả Lý Nhật Du