Biện Lương, ngày mùng 6 tháng 2 năm Cảnh Hàn thứ 11.
Sau những cơn gió đông rít gào, thời tiết trong kinh thành bắt đầu ấm lên. Bên đường, cây cối đã đâm chồi nảy lộc, mấy con chim hót vang thỉnh thoảng lại vỗ cánh bay lên không trung. Đang là buổi sáng, ánh mặt trời đã lan tỏa sau các tầng mây, ánh nắng ấm áp. Trong Ninh phủ, đám người Tô Văn Định đã ăn sáng xong họ đang lần lượt đi ra.
Hiện giờ mấy việc của Tô gia mà những người kia đang phụ trách hầu như đều đã đi vào ổn định. Tô Văn Định tiếp quản một cửa hàng buôn vải của Tô gia mới mở ở kinh thành. Cũng vì mới đến mà căn bản là hãng buôn vẫn chưa có tiếng tăm. Tạm thời mở ra là tốt rồi, đương nhiên cũng là cơ hội để cho anh ta luyện tập.
Tô Văn Hưng quản việc vận hành của đại viện kia ở ngoại thành. Bởi lo đủ loại chuyện về cuộc sống, ăn uống, thưởng phạt của thợ thủ công, người làm thuê, người hầu … phần lớn vẫn là Ninh Nghị nắm trong tay, công việc y làm, cũng chính là thực thi công việc theo trình tự từng bước một.
Chuyện bên Tô Yến Bình tương đối nhiều, sản xuất than hoa sen kiểu mới, vận chuyển, tiêu thụ than. Hai xưởng này không to, bây giờ việc buôn bán lớn lại có liên quan đến Trúc Kí, phụ thuộc vào sự tồn tại của Trúc Kí, cũng vẫn do Ninh Nghị làm.
Y cũng là đang ở trong giai đoạn học tập, trông coi đồ đạc dựa theo sự dặn dò của Ninh Nghị mà làm, phát triển từ từ cũng sẽ được thôi.
Đi một mạch từ phương nam đến, cũng có mấy người khá thân cận với Tô gia.
Còn có Tô Văn Dục hiện đã lại quay về đồi Độc Long, quản lý doanh địa cải tạo của anh ta. Ngoài điều đó ra, những chưởng quầy, kế toán của Tô gia đi theo Đàn Nhi, thậm chí con cháu của bọn họ cũng có thể dùng được, lúc này đều đã được sắp xếp vào nhiều cương vị, bắt đầu làm việc và học tập.
Bình thường những người con cháu Tô gia này hay chơi bời lêu lổng. Còn nói đến tư chất bẩm sinh thực ra cũng chỉ bình thường mà thôi, giữa người với người thực ra cũng không kém hơn bao nhiêu. Nhưng chỉ cần có đủ cơ hội để dạy bảo, từng bước để họ quản lý công việc sẽ không thành vấn đề. Mà kinh nghiệm nhiều rồi, tự nhiên cũng sẽ thông minh và khôn khéo hơn. Về phần IQ Ninh Nghị lại càng tin tưởng chỉ cần sau khi tôi luyện sẽ thành kinh nghiệm.
Mấy tháng gần đây. Tuy là mấy người của Tô gia vẫn chưa thể coi là một mình đảm đương được công việc nhưng ít nhiều cũng đã tìm được phương pháp, khí chất điềm đạm hơn. Trong thời phong kiến, tuy nói không phải là không có người thông minh, nhưng đa số kiến thức cả đời họ không nhiều, sau khi bọn họ được Ninh Nghị thao luyện thực ra cũng bắt đầu có những người trẻ tuổi rất xuất sắc. Trong rất nhiều người nghèo khổ đã có những học sinh được đi học, thậm chí là vào kinh ứng thi, cả đời họ cũng khó có được phong thái như hiện nay.
- Lúc trước nghe nói trong Tô gia Lão thái công hậu đãi nhất là nhị biểu tỷ.
Bây giờ tách ra ở riêng rồi nhưng vẫn có thể nhìn ra, lần này những người trẻ tuổi trong Tô gia được sử dụng phái đến Biện Lương chính là biểu thị một sự mong đợi bất ngờ của Lão thái công đối với nhị biểu tỷ.
Tống Vĩnh Bình người ta xuất thân quan lại lúc này lại không quá cảm thấy kinh ngạc về đám người Tô Văn Định. Lúc trước anh ta có nghe cha nói, đám trẻ của Tô gia cơ bản là không có người dựa vào. Tuy cũng có qua lại mấy lần nhưng lúc đó anh ta còn trẻ, đám người Tô Văn Định cũng còn trẻ cơ bản là không nhìn ra được gì.
Sau nhiều lần tiếp xúc cũng chỉ có thể đưa ra một kết luận như vậy. Nhìn lúc bọn họ ăn sáng tranh luận về chuyện làm ăn ầm ĩ, thậm chí còn rất thành thạo nghề. Từ trong đáy lòng anh ta cũng có chút hâm mộ. Nhưng mà tóm lại đám thương nhân này vẫn không đủ vững, thậm chí bọn họ còn phải đốc thúc nhau sáng ra đi luyện tập võ nghệ.
Tuy nói là quân tử lục nghệ cơ thể phải chú ý đến rèn luyện thân thể nhưng luyện võ công đến mức đánh cho mặt mũi bầm dập thì đúng là quá mức thô tục rồi Ăn cháo sáng xong trong lòng anh ta nghĩ những chuyện này, lúc nhìn về phía chủ nhân ngồi bên kia thì đã thấy trống không rồi.
- Nhị tỷ phu sáng sớm đã ra ngoài, chuyện của bên Trúc Kí mà, dù sao hôm nay cũng là buổi biễu diễn của Sư Sư cô nương.
Tô Văn Hưng nói với Tống Vĩnh Bình chuyện này sau đó lại hỏi:
- Đúng rồi, Tiểu Tứ, tối nay có muốn đi xem không? Chiều nay chúng ta đi hết đấy.
- Hả … không được rồi.
Tống Vĩnh Bình cười nói:
- Sắp thi rồi, còn phải đọc xong sách, hôm nay tôi không định ra ngoài. Nếu có chuyện gì hay mấy huynh về kể cho tôi nghe là được rồi.
Mặc dù sau khi vào kinh thành anh ta cũng muốn gặp cô hoa khôi hàng đầu kinh thành kia nhưng bây giờ anh ta lại không muốn đi. Đúng là vì kì thi đã sắp đến, các thí sinh thực sự đang trong giai đoạn căng thẳng. Ai cũng bắt đầu đóng kín cửa, kìm chế những thú vui bình thường. Đây là một lý do, còn lại lý do khác chính là vì trong tâm lý anh ta bởi có chút cao ngạo mà không muốn đi.
Vị Nhị tỷ phu này rốt cuộc là như thế nào? Lúc này anh ta vẫn chưa hiểu. Đương nhiên, trước khi thi anh ta cũng không muốn tìm hiểu làm gì. Cha anh ta từng nói đối phương rất tốt, cũng muốn mình phải thân thiết một chút. Đối phương ở Giang Ninh là tài tử rất có danh tiếng, thi từ của đối phương, anh ta cũng đã đọc rồi, xác thực là vô cùng lợi hại, bài văn Thiên cổ sự, sau triều Đường, chung quy không có bao nhiêu người có thể dựa vào thơ văn làm quan, viết được mấy bài thi từ, chung quy cũng chỉ là một chút bản lĩnh nhỏ mà thôi. Về mặt khác, hắn buôn bán giỏi, có khả năng mời được cả Lý Sư Sư cũng coi như đó là một điểm lợi hại. Chẳng qua một nam nhân có tài, cần cù có tiền vốn qua lại với một nương phong trần như Lý Sư Sư là một chuyện phong nhã, nhưng trong tình huống này lại không khỏi có chút tầm thường.
Những thứ này cứ quanh quẩn trong lòng, dù sao cũng là người một nhà, Tống Vĩnh Bình cũng vẫn có cảm giác thân thiết. Cho dù là Ninh Nghị đến xem cũng chỉ là bản tính của một người trẻ tuổi, thấy bạn đồng lứa xuất sắc thì vô thức so sánh mà thôi. Buổi sáng anh ta ở nhà đọc sách, một lúc sau có người đến nhà thăm hỏi, chính là cậu học sinh mà anh ta đã kết bạn từ mấy hôm trước. Hôm nay đến đây là để trao đổi bài vở cho cuộc thi sắp tới.
Quyên Nhi ôm đứa nhỏ trong nhà bảo người hầu mang điểm tâm bánh, trà đến.
Mọi người đang thảo luận về thơ văn trong sân. Nói được một lúc, không khí đã nóng lên họ liền chuyển hướng sang đề tài khác. Nghe nói nhị tỷ phu của Tống Vĩnh Bình là Ninh Lập Hằng, mọi người càng ngạc nhiên. Sau đó còn nói đến Trúc Kí, Lý Sư Sư. Nói đến bài thơ mới hôm nay được ra mắt.
- Thực ra tiểu đệ cũng đã từng đến Trúc Kí kia, cách bài trí rất đẹp, không khí thân thiện, tuy chỉ là như vậy nhưng lần biểu diễn này của Sư Sư cô nương phải biểu diễn tác phẩm mới, được tất cả mọi người rất chờ mong. Tống huynh đệ, huynh ở đây có may mắn được gặp chưa?
Mọi người hỏi chuyện này Tống Vĩnh Bình liền cười khoát tay. Nói rằng mấy ngày hôm nay đều chuẩn bị cho kì thi nên không quan tâm lắm. Thực tế, lúc trước anh ta cũng có ý định trò chuyện với Ninh Nghị về thi văn, nhưng đám người Tô Văn Định cũng cười khổ chứng thật rằng Ninh Nghị lại không hứng thú với thi văn. Tống Vĩnh Bình liền không nói đến chuyện này nữa, đương nhiên, anh ta cũng không nói cho trước mặt người ngoài.
Nói được mấy câu thì có một người trẻ tuổi nữa tên là Trương Hi Liêm, chính con cháu nhà quan ở kinh thành nói:
- Hôm nay Sư Sư cô nương có buổi biểu diễn ở Trúc Kí, tôi lại nghe được một tin không biết có thật hay không?
- Mời Trương huynh cứ nói.
- E là có người muốn đi tìm phiền toái.
Trương Hi Liêm sờ cằm nói:
- Sáng nay lúc ra ngoài, tôi nghe láng máng có người nói muốn đi gây sự với Trúc Ký. Người kia chính là con ông cháu cha ở kinh thành. Bình thường thì không làm chuyện gì, chỉ lui tới với một đám con ông cháu cha. Danh tiếng của Sư Sư cô nương ở kinh thành rất lớn, chuyện nhiều người ái mộ cô ấy không ít, nhưng lần này nhị tỷ phu của ngươi huynh khuếch trương quá lớn khiến cho người ta đố kỵ. Lúc đó hình như còn nghe nói y muốn đi tìm hắn để đánh cho một trận …
Cha của Trương Hi Liêm làm quan trong kinh thành, tuy không phải là chức quan lớn nhưng cũng có mối quan hệ với các tầng lớp quan lại. Sau khi biết được gia thế của Tống Vĩnh Bình. Đối phương cũng có kết bạn. Sau khi mọi người bàn luận một hỏi, Tống Vĩnh Bình đi đi lại lại trong sân suy nghĩ một lúc rồi sau đó quyết định.
- Trương huynh đã nói chuyện này, dù sao cũng là người một nhà, tại hạ không thể không quan tâm. Đợi đến chiều, tại hạ sẽ sang Trúc Ký. Nếu chư vị đang có việc thì xin mời cứ tự nhiên. Tiểu đệ biết kinh thành nước sâu, những chuyện phiền toái này có thể không cuốn đi vào thì tốt nhất không nên cuốn vào đó …
Anh ta nói vậy mọi người liền đứng hết lên kháng nghị:
- Tống huynh không coi tại hạ là bằng hữu sao?
- Câu này cũng nói sao?
- Kinh thành là nơi dưới chân thiên tử, là nơi của vương pháp. Đúng là có người dám làm càn, chúng tôi cũng phải đến, để xem chuyện như vậy xuất hiện thật không?
Trương Hi Liêm kia cười nói:
- Tống huynh đệ nói câu này thật là quá khách sáo. Tôi và huynh đã có tương giao, có chuyện xảy ra, ngu huynh sao không thể không đếm xỉa được. Thực ra mà nói, chức quan của gia phụ tại hạ ở kinh thành không cao nhưng cho dù đối phương có làm loạn đến trước Phủ khai phong thì cũng không cần phải sợ những thứ đó …
Tống Vĩnh Bình vội nói lời cảm tạ, nhưng thực ra trong lòng anh ta đã nghĩ ra đối sách. Ở kinh thành có vô số những nhân vật quyền quý, cha mình ở ngoài lại là một Tri châu, đến bên nàychưa chắc đã có tác dụng gì. Nhưng dù thế nào, xảy ra xung đột gì thì con cháu của quan gia ra mặt lợi thế cũng có phần hơn hẳn thương nhân. Anh ta lớn lên ở địa phương nhưng cũng rất hiểu về mối quan hệ trong quan trường. Nếu nhị tỷ phu thực sự xảy ra chuyện gì, mình ra mặt cũng là tốt nhất. Hơn nữa cũng là người một nhà, chuyện gì nên giúp vẫn phải giúp.
Còn về phần Trương Hi Liêm, có cần quan hệ hay không phải chỉ một hai câu là được. Y đã có lòng muốn kết giao, mình không ngại bán một ân tình. Nhưng nếu thực sự không được, mình sẽ lấy quan hệ với Hữu tướng phủ ra, cáo mượn oai hùm một phen, cũng có thể được. Cứ như vậy đối phương cũng sẽ không coi thường mình.
Nghĩ như vậy, đến chiều mọi người vui vẻ đến Vãn Chiếu Lâu của Trúc Ký.
Tống Vĩnh Bình cũng hiểu mình ra mặt là có ý nghĩa gì. Còn về phần những người khác lại nghĩ là có thể ra mặt bênh vực lẽ phải cho Sư Sư cô nương nên mặt mày cũng rất rạng rỡ.
Mọi người đi hơi sớm. Nhưng bữa cơm trưa của bên Trúc Ký xong vẫn chưa lâu, đã có không ít thư sinh ở trên lầu chờ thưởng thức trà. Mấy người mới vào quán vừa lúc gặp Ninh Nghị. Nhìn thấy Tống Vĩnh Bình đến đây, Ninh Nghị cũng cười chào hỏi với anh ta, sau đó lại nhìn mọi người. Xem ra Ninh Nghị còn có việc, hắn liền bảo tiểu nhị trong quán mời bọn họ tạm thời lên lầu hai. Tống Vĩnh Bình vì giải quyết chuyện phiền toái mà đến, nhưng lúc này vẫn chưa rõ tình hình thế nào thì đương nhiên cũng không nên nhắc tới với Ninh Nghị.
Đi thẳng lên lầu, Trương Hi Liêm cũng phát hiện ra có mấy gương mặt thư sinh quen thuộc trong kinh thành cũng đến đây. Y đứng lên qua chào hỏi, cũng là để hỏi thăm xem rốt cuộc Ninh Nghị đắc tội với ai. Tống Vĩnh Bình ở trên lầu tìm kiếm bóng dáng của Ninh Nghị, anh ta thầm nghĩ lửa đang cháy đến nơi rồi mà giờ này còn không biết nhị tỷ phu đang bận bịu ở đâu. Nhưng bất kể thế nào thì mình cũng phải giúp đỡ hết sức.
Anh ta quay về chỗ ngồi, nói chuyện phiếm với người bên cạnh. Không lâu sau Trương Hi Liêm quay lại cau mày sau khi ngồi xuống, sắc mặt có vẻ kì lạ.
- Nhị tỷ phu ngươi … sao lại đắc tội với một nhân vật như thế … ?
- Ai?
- Hoa Hoa Thái Tuế Cao Mộc Ân …
Trương Hi Liêm nhăn mày lại sau khi nói ra cái tên này thấy Tống Vĩnh Bình có vẻ không hiểu liền bổ sung:
- Cao nha nội, con trai của đương kim Thái úy Cao Cầu.
Tống Vĩnh Bình ở đằng kia sửng sốt một lúc lâu.
Cùng lúc đó, bên ngoài Trúc Ký, nhiều người của Mật Trinh ti, bao gồm cả Chúc Bưu đều đang bận rộn một vài việc ở bên ngoài Trúc Ký để phục vụ cho buổi biểu diễn.
Ở một nơi nào đó của Biện Lương, dưới sự dẫn dắt của Văn Nhân Bất Nhị, hơn mười người đang đi đến một tiểu viện an tĩnh, vây kín.
Ninh Nghị đánh xe ngựa đi trên đường trong thành, chỉ chuyển qua hai con đường, hắn nói chuyện gì đó với Chúc Bưu bên cạnh. Ánh mắt của Chúc Bưu sắc bén, gật gật đầu.
Tia sáng xuyên qua cửa sổ, Trần Phàm ở trong phòng rót cho mình một chén nước, vừa mới cầm cốc lên thì dừng lại.
Hơn mười người của Mật Trinh ti rút đao nâng kiếm lên bay qua tường viện.