Lúc xế chiều, khách lần lượt đi vào Trúc Ký.
Tất cả trường hợp đều là quan hệ xã giao. Đến sớm thường là những người có thân phận địa vị không lớn lắm. Như người vào kinh đi thi, thí sinh mộ danh, học sinh của Quốc Tử Giám. Bao gồm cả Thái học sinh Trần Đông mà Ninh Nghị từng dạy cũng đến khá sớm. Nói từ mức độ quy mô cũng có thể nói là các danh sĩ tụ tập.
Đương nhiên, kì thi mùa xuân ở kinh thành lần này, những tài tử có tiếng nói cao nhất không nhiều. Như suy nghĩ trước đó của Tống Vĩnh Bình, những người thật sự coi trọng việc thi cử học hành thứ nhất là kiêu ngạo, thứ hai là cầu nhân được nhân, có học vấn thực sự, khi sắp đến cuộc thi, những người đó muốn có được một danh tiếng tốt lúc này bắt đầu căng thẳng, cho nên sẽ không tới tham gia loại thi hội này.
Trừ những văn sĩ đó ra thì phần nhiều đến giúp vui là những kẻ nhà giàu hoặc là những người rảnh rỗi trong thành Biện Lương này. Giống như những thành viên của Tuyển văn xã như Tần mặc Văn, Tiết Công Viễn, Nghiêm Lệnh Trung Đoan Ngọ năm ngoái có nảy sinh mâu thuẫn với Ninh Nghị … Môt vài vị quan nhỏ người khoác tấm da hổ Tần Tự Nguyên có chút ảnh hưởng cũng đến tham dự, đây cũng là vì Ninh Nghị lôi Nghiêu Tổ Niên đến trấn thủ. Khi những người này đến Vãn Chiếu Lâu Trúc Ký mới chính thức có quy mô.
Lẫn trong đó cũng có một vài cô gái của Phàn Lâu, Tiểu Chúc Hiên. Hôm nay họ có thể đến được phần lớn là nhờ vào thanh danh tài nữ ở bên ngoài. Ninh Nghị tốn không ít tiền vào chuyện này để mời các cô đến tham dự, tìm người quen ở trong lầu, làm bầu không khí thêm sinh động. Còn về phần đám Lý Sư Sư phụ trách biểu diễn, các nàng cũng đến khá sớm. Chưa đến giờ mùi tất cả đoàn xe đã có mặt, nhưng cũng chỉ tô điểm thêm cho sân khấu biểu diễn thôi, chỉ có Lý Uẩn là đi ra chào hỏi mọi người.
Tống Vĩnh Bình tìm Ninh Nghị khắp nơi. Sau khi qua trưa đối phương vẫn không xuất hiện ở chính sảnh Trúc Ký.
Anh ta thấy tình hình như vậy thật có chút kì lạ. Một thương nhân lăn lộn trong kinh thành, mở hai cửa hàng cũng không phải gia thế quá giàu. Sau khi khuếch trương một yến hội như vậy rồi thì chạy mất. E rằng đến cha mình cũng không dám chậm trễ như vậy. Anh ta nghĩ có thể nhị tỷ phu mình đã biết Cao Nha Nội muốn gây rối, vì thế đã bỏ chạy. Tuy nhiên để bảo đảm anh ta vẫn đi tìm mấy người để hỏi.
Cuối cùng lúc tìm được Ninh Nghị thì đối phương đang ở trong viện tử của lầu sau.
Lúc đó mặt trời đã ngả về phía tây, ánh sáng chiếu vào khu nhà cũ rất rực rỡ, có vẻ như vẫn còn nắng. Có những âm thanh huyên náo ở phía trước đang mơ hồ truyền vào bên này. Lúc mở hai tòa Trúc Ký ở Biện Lương thì Ninh Nghị cũng có mua một ít những đất đai xung qunah. Sau khi cải tạo vẫn còn thừa một chút. Chuyện này cũng không quá lạ. Xã hội phong kiến phân biệt giàu nghèo, người có địa vị xã hội càng lớn càng ở gần vùng trung tâm Biện Lương, cũng là tượng trưng cho quyền lực và mối quan hệ.
Lúc Trúc Ký mua đất, Ninh Nghị cố gắng xin Giác Minh Hòa thượng giúp. Hơn nữa hắn ý thức được mình đang xé da hổ của tướng phủ, chỉ cần có tiền thì tất cả mọi việc cũng rất thuận lợi. Lúc này cải tạo và mở cửa hiệu chưa hết một nửa đất. Phần đất đai còn lại vẫn giữ nguyên như cũ, đợi từng bước mở rộng. Tống Vĩnh Bình đi đến nhìn thấy Ninh Nghị đang ngồi trong sân nghĩ chuyện gì đó. Ánh mắt của đối phương có vẻ rất nhiêm túc, ngón tay gõ vào lan can theo ngẫu hứng, như đang tính toán điều gì đó. Nhưng khi thấy Tống Vĩnh Bình đến thì Ninh Nghị không suy nghĩ nữa mà cười nhìn anh ta.
- Vĩnh Bình … Có chuyện gì không? Ngồi đi.
Ninh Nghị nhìn đối phương hơi nhíu mày sau đó chìa tay ra.
- Nói như vậy thì nhị tỷ phu đã biết chuyện kia rồi?
Tống Vĩnh Bình bước vào trong đình đài, ánh mắt và bước chân rất thong dong, sau khi ngồi xuống anh ta đi thẳng vào vấn đề, làm cho Ninh Nghị ngẩn người ra:
- Chuyện gì?
- Phủ Thái úy.
- Hả?
Tống Vĩnh Bình ngồi xuống đợi phản ứng của Ninh Nghị. Trong cuộc sống và cách nghĩ của anh ta, sự qua lại giữa quân tử và trí giả đều là như vậy. Giống như cha anh ta và phụ tá bên người cũng qua lại như thế, thản nhiên, thong dong để nắm bắt chuẩn xác suy nghĩ của đối phương. Tuy nhiên sau một lát anh ta cảm thấy mình đã đánh giá cao Ninh Nghị. Đối phương mở trừng mắt, vẻ mặt mê hoặc rất không hề bị kích động.
"Ngươi không biết phủ Thái úy đến tìm gây phiền, vậy sao mà còn ngồi đây khổ não cái gì?" Anh ta có chút bất ngờ, lại bổ sung một câu:
- Chuyện của Cao Nha Nội, chẳng lẽ tỷ phu không biết ư?
Ninh Nghị nhích lại gần đối phương, khi nghe đến cái tên này, phản ứng đầu tiên là buồn cười:
- Cao Mộc Ân? Y lại làm sao rồi?
- Ừ … đệ ở ngoài nghe người ta nói. Hôm nay Cao Nha Nội sẽ đến tìm để gây phiền toái cho tỷ phu, muốn đập vỡ cái tiệm này, quấy rối buổi biểu diễn của Trúc Ký.
Tống Vĩnh Bình dừng lại một chút chờ Ninh Nghị tiếp nhận nội dung rồi lại nói:
- Người này không dễ chọc vào đâu.
Ninh Nghị nhíu mày thoáng suy nghĩ rồi nhìn Tống Vĩnh Bình:
- Hôm qua nghe cậu nói là hôm nay phải ở nhà ôn bài … lúc này đến đây là vì chuyện này sao? Sau khi hỏi xong hắn lại lại cười bổ sung một câi:
- Cao Mộc Ân đúng là không dễ trêu vào.
- Chỉ là nghe bạn bè nói. Hơn nữa đệ cũng muốn đến nghe bài thơ mới của tỷ pu, cũng khong biết vì sao lại đặt Vãn Chiếu lâu này là Vãn Chiếu?
Tống Vĩnh Bình cười nói một câu, sau đó lại nghiêm túc:
- Nói lại, tiểu đệ cũng biết làm ăn buôn bán ở kinh thành hơn nửa là phải có mối quan hệ. Với thế lực của phủ Thái úy không thể không đề phòng, tỷ phu cho đối sách gì chưa?
Ninh Nghị nhìn anh ta vẻ mặt ôn hòa:
- Vĩnh Bình, cậu nghĩ sao?
- Đệ mới đến, không biết ở đây tỷ phu có bao nhiêu quan hệ có thể sử dụng. Nhưng dù sao nếu muốn chống lại, người bình thường mà ra mặt e rằng cũng không được … Nếu như không làm được, lần này tiểu đệ lên kinh sẽ lấy mối quan hệ của cha và phủ Hữu tướng, chưa biết chừng lại giúp được trong chuyện này … Dù sao đâu cũng là chuyện của con buôn …
Tống Vĩnh Bình nghĩ thời gian cũng không nhiều, lúc này anh ta nói ra hết suy nghĩ của mình. Theo anh ta thấy thì Ninh Nghị có qua lại với Tướng phủ, nhưng chưa chắc đã dựa vào Tướng phủ được. Một là Cao Mộc Ân là vãn bối. Hai là con buôn mở cửa tiệm, với địa vị của Tần Tự Nguyên, nhiều lắm cũng chỉ là sau khi đối phương đập cửa hiệu thì ông ta nói ra được câu nào thì nói. Còn nếu với mối quan hệ của mình có lẽ sẽ mời Tần Tự Nguyên ngăn cản chuyện này trước khi nó xảy ra. Ánh nắng chiều rớt xuống sân, Tống Vĩnh Bình hạ giọng nói cũng có phần đắn đo. Còn Ninh Nghị thì nhìn anh ta với ánh mắt đầy tán thưởng.
- Vĩnh Bình có vẻ rất quen thuộc với những việc này.
- Cũng không quen lắm.
Tống Vĩnh Bình nói một câu khiêm tốn:
- Chỉ có điều không biết tỷ phu sao lại kết ân oán với tên Cao Nha Nội kia?
- Hai bên từng hai lần xảy ra xung đột, phá hỏng chuyện tốt của y, sau đó y lại bị người xử lý, cho nên bao nợ nần đều tính sổ hết lên đầu ta. Người này làm xằng bậy không để ý trước sau, thật là phiền toái.
- Phải chuẩn bị sớm mới được.
Tống Vĩnh Bình nhắc nhở một câu, ý là nếu muốn đi tìm Tướng phủ thì nên đi ngay bây giờ. Lúc này tuy là khách của Tướng Phủ Nghiêu Tổ Niên đã ở đây nhưng nếu Tần Tự Nguyên không đích thân mở miệng thì thân phận là khách cũng không thể so được với người ta. Hơn nữa chắc là đối phương cũng sẽ không cố gắng hết sức giúp đỡ. Trên quan trường là như vậy, một người khách không dám vì chủ mà tự chuốc lấy phiền toái.
- Ừ.
Ninh Nghị gật đầu rồi cười nói:
- Đúng rồi, Sư Sư cô nương đã tới. Đệ có muốn đi gặp không?
Trong lòng Tống Vĩnh Bình vẫn nghi ngờ nói:
- Lúc nào gặp cũng được, nhưng bây giờ không cần nữa … Tỷ phu có việc bận, đệ đi trước đây.
- Để vui thôi mà. Chuyện của Cao Mộc Ân ta sẽ tìm người đối phó. Không cần lo lắng, Vĩnh Bình vì lo lắng mà phải đến đây, ta sẽ nhớ rõ trong lòng.
- Là người nhà mà không đừng khách sáo.
Tống Vĩnh Bình cười chắp tay. Với chỉ số thông minh của anh ta, chỉ cần nhìn Ninh Nghị là anh ta cũng biết hắn không cần phải nhờ vào mối quan hệ với Tướng phủ. Trong lòng lại không khỏi nghi hoặc, một tiểu thương gia sao mà có được mối quan hệ như thế? Nhưng anh ta cũng là người kiêu ngạo, bây giờ có sốt ruột cũng bằng thừa, liền cáo từ ra về. Khi đi được vài bước có quay đầu nhìn lại, thấy Ninh Nghị đã quay lưng đi, ngón tay thì vẫn gõ gõ, lại trở lại dáng vẻ trầm ngâm suy nghĩ như lúc nãy rồi.