‘’HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ, một phương thức làm việc nghe thì có vẻ hiệu quả và khá là thú vị, thường được sử dụng trong các cơ quan, đoàn thể hay một nhóm người trong việc cùng thực hiện một hoặc một vài mục tiêu nào đó. Đi kèm với nó là nghĩa hợp tác và phát triển. Thật là một ý nghĩa đẹp đẽ, bản thân nó vốn đã là một cụm từ hoa mĩ rồi.
Hầu hết ai cũng nghĩ thế nhưng đâu ai biết rằng bản chất của việc hoạt động tập thể này là lợi dụng lòng tốt, sự thương hại của người khác, lợi dụng sự giúp đỡ của nhiều người để thực hiện mục đích của bản thân một cách có tính toán, có thương lượng. Về cơ bản, những người đề ra các hoạt động tập thể thường lấy lí do là muốn tăng tinh thần đoàn kết, tạo sự nhịp nhàng được phát triển trong công việc giữa người với người để thực hiện, giải quyết vấn đề của mình một cách nhanh chóng.
Các trường học hiện nay thường cho học sinh hoạt động nhóm một cách đại trà để làm giảm đi sự khó khăn trong việc giảng dạy: thảo luận theo nhóm, thi đấu thể thao theo đội, học nhóm cùng khẩu hiệu ‘’đôi bạn cùng tiến’’, đi chơi theo nhóm để tăng thiện cảm giữa người với người hay chia nhóm để tham gia các hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức. Hoạt động cá nhân ít vậy sao, thời gian riêng tư ít vậy sao?
Tôi không hiểu làm như thế có đem lại hiệu quả gì đáng kể không nhưng việc nó làm hỏng tinh thần đoàn kết vốn có là cực kỳ cao. Khả năng khiến năng suất tăng có tỉ lệ thuận với số nhân công lao động là 50% hoặc thậm chí còn thấp hơn thế nhưng bản thân nó đem lại khá nhiều vấn đề. Khi nhóm làm việc không hiệu quả thì trách nhiệm sẽ do thành viên kém nhất nhận dù không biết nguyên nhân có phải do họ hay không. Nhưng khi một cá thể đem lại ý kiến có lợi cho nhóm thì thành tích đó sẽ được chia đều cho các thành viên. Bất ngờ nhất là khi có một người nhận ra điều đó rồi lên tiếng thì việc nổ ra xích mích do bất đồng quan điểm là rất cao. Nói tóm lại, hoạt động nhóm là thứ dễ dàng gây ra vấn nạn mất đoàn kết nhất. Nếu có một người quan điểm rằng làm việc kiểu này sẽ tạo ra hiệu quả tốt thì người đó hoàn toàn sai rồi đấy.
Nhìn chung việc thực hiện một công việc theo quy mô trên mức cá nhân không khác gì cách thức vận hành của công xã nguyên thủy cả, luôn tồn tại theo một bộ tộc, một bộ lạc. Người hiện đại, động vật tiến hóa nhất, linh trưởng thông minh nhất là loài luôn xử lí công việc với số lượng nhân công ít nhất chứ không phải di cư theo bầy đàn, chỉ cần cô độc một mình là ổn. Giống như tôi đây này, bị mọi người xa lánh nhưng không gây hại cho ai, cũng chẳng bị ai làm phiền. Cuộc sống như vậy mới là lí tưởng."
Tôi dừng tay, vừa bấm cây bút lại vừa suy nghĩ về những gì mình vừa viết với tâm trạng rất hài lòng. Bài văn tôi đang viết do cô Phương- giáo viên dạy văn của tôi đưa ra có nhan đề là:’’ Hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về hiệu quả của cách làm việc theo tập thể hiện nay.’’ Nhắc tới hoạt động tập thể, tôi nhớ lại hôm đầu năm, cô Phương đã nói:
- Mới đây trường chúng ta sẽ sử dụng phương pháp giáo dục mới, trường ta sẽ tạo tối đa điều kiện cho các em có thể thuyết trình trước đám đông. Khi các em lên đại học, việc thuyết trình như vậy là điều mà ai cũng phải thực hiện. Vậy nên nhà trường đã cho các em làm quen với cách học như vậy để sau này đỡ bỡ ngỡ.
Vậy nên từ hôm đầu năm đến giờ, những môn xã hội như Địa, Sử, Giáo Dục Công Dân, Công Nghệ chúng tôi đều phải chia nhóm để làm việc bằng cách soạn bài trên máy tính rồi đến tiết thì trình chiếu lên màn ảnh lớn hay còn gọi là máy chiếu. Cái ứng dụng đó tên là gì nhỉ? Power point thì phải. Tôi ngán ngẩm nhớ lại.
Mà vì sao phải làm điều vô nghĩa như thế chứ, đến lúc lên đại học rồi luyện tập không được hay sao? Đối với những người không học đại học như tôi thì điều đó thật tốn công vô ích. Tôi không gặp khó khăn gì trong việc thuyết trình trước đám đông cả vì khi tôi nói đâu có ai quan tâm. Cái tôi ghét là việc hợp tác để cùng thực hiện cơ. Mọi người trong nhóm luôn làm việc một mình mà không thông báo cho tôi biết, không đúng, phải là họ bỏ mặc tôi lại một mình mới phải. Để rồi sau đó khi chấm điểm thì chỉ mình tôi không có mặt trong sổ chấm công hoặc dù có thì vẫn sẽ bị phê ‘’không làm gì’’ rồi lại ôm về một điểm 0 tròn trĩnh. Dù sao tôi cũng đã quá quen với sự phân biệt đó rồi nên cảm thấy buồn chán chút thôi. Thà rằng bị ghét trong sự tẩy chay mà im lặng còn hơn là khi lên tiếng, nguy cơ bị dính vào những vụ bắt nạt là rất cao. Hồi cấp 2 tôi đã từng trải qua nhiều rồi nên có thể gọi đó là kinh nghiệm, tiếng Anh là EXP nhỉ? Hãy gọi tôi là người từng trải đi.
◊ ◊ ◊
Nói sơ qua về bản thân thì tên cúng cơm của tôi là Lương Văn Minh, là Lương Văn Minh nha. Một vài kẻ xấu tính không biết cố ý hay vô tình gọi sai tên tôi la Dương Văn Minh. Làm ơn đừng gọi tôi như thế nữa, tôi còn yêu nước lắm, tôi còn run lên mỗi khi hát quốc ca cơ mà.
Nơi tôi đang theo học là trường THPT Trần Cao Vân, lớp 11A10. Trường có hai dãy nhà chính và hai dãy nhà phụ xếp thành hình chữ khẩu. Hai khu nhà chính gồm 3 tầng, mỗi tầng gồm 5 phòng học được chi đều cho 3 khối lớp. Hai khu nhà phụ một khu là phòng thể dục thể thao xây liền phòng bảo vệ, kế đó là cổng trường; khu còn lại có 3 tầng gồm phòng giáo viên, phòng hội đồng vào một vài phòng thực hành cho các môn tự nhiên khác,… Sau 2 dãy nhà chính là nhà vệ sinh và căn tin. Sau nhà thể dục thể tao là bãi gửi xe của trường.
Cơ sở vật chất trong trường nhìn chung là khá ổn. Cách giáo dục ở đây không khác các địa phương khác cho lắm. Trường được xâu dựng trên một quả đồi nhỏ gần biển nên không khí vô cùng dễ chịu. Thật là một nơi thích hợp cho việc học tập nhưng tôi vốn có học được gì ở trường đâu cơ chứ.
Tôi vốn dĩ không học ở đây từ khi chuyển cấp, thi vào trường chuyên cách đây không xa với số điểm vừa đủ đỗ. Những tưởng tôi đã có một tương lai sán lạn nhưng ai ngờ vì một số lí do trong quá khứ, những lí do khiến cho tôi còn không dám nhớ lại khiến cho tôi phải chuyển đến đây vào học kỳ II năm lớp 10. Dù vậy, tôi không thể ghét ngôi trường này được. Thậm chí tôi còn cảm thấy may mắn vì còn có chỗ dung thân trước nguy cơ bị đuổi học. Đây là nơi đã dang rộng cánh tay đón tôi vào nên trong thâm tâm tôi vẫn dành 1 lòng biết ơn tương đối xâu sắc với ngôi trường cấp 3 này.Do tôi bị chuyển đến trong khoảng thời gian này cộng thêm việc bị chuyển xuống lớp yêu nhất khối do sơ yếu lí lịch quá tệ nên việc bị mọi thành viên trong lớp coi thường là điều hiển nhiên. Vì vậy nên các mối quan hệ nơi tôi cũng thưa thớt dần và giờ đây , việc những người thường giao tiếp với tôi chỉ tính bằng số đốt trên ngón tay. Nhưng việc họ nghĩ tôi bất tài vô dụng thì hoàn toàn đúng rồi đấy, đến tôi còn thấy tôi vô dụng đến tàn nhẫn cơ.
Đang mải mê nhìn ra cửa sổ vừa ngẫm nghĩ về những thăng trầm trong một năm vừa qua của cuộc đời mình thì đột nhiên, một cánh tay vỗ nhẹ vào vai khiến cho kẻ đang không phòng bị như tôi giật thót. Sau 0,5 giây định thần lại, tôi quay ra thì đứng đó là một người luôn sẵn sàng đặt cho tôi mọi câu hỏi chết người- cô Phương. Cô à, cô suýt chút nữa là con tim yếu đuối của em vỡ đấy. Cô Phương là giáo viên dạy văn và cũng là giáo viên chủ nghiệm của tôi. Một người phụ nữ khoảng 30 tuổi một chút và đã có một mụn con. Tuy vậy, thân hình của cô vẫn chuẩn đến từng milimet nếu không muốn nói là vòng nào ra vòng đấy. Với một dáng người cực đẹp, một khuôn mặt có thể nói là tuyệt sắc giai nhân, được xếp vào hàng hoa hậu trong trường. Đâu có ai nghĩ một người phụ nữ như thế này đã có con đâu cơ chứ. Mái tóc đen dài ngày thường cô hay thả ngang lưng nhưng đến bây giờ tôi mới để ý, mái tóc đó đã được buộc lên từ khi nào càng làm tôn lên nhan sắc tự nhiên không chút chỉnh sửa của cô. Một vẻ đẹp khó có đối thủ như thế, tại sao cô lại đi làm giáo viên như thế, rồi học sinh nào sẽ học được đây. Nếu có thể bỏ qua mọi định kiến xã hội thì em sẽ không ngần ngại nhảy vào và nói những lời đường mật nhất với cô luôn rồi, cô ơi. Nhưng ý chí mãnh liệt trong tôi đã đánh bại mọi dục vọng trần tục trong thân xác phàm nhân này, tôi thật là giỏi quá đi, có chăng tôi chính là thần thánh tái sinh, tiên ông giáng thế, hãy gọi tôi là đấng đi nào.
Trở lại với vấn đề chính, cô Phương đang đứng đó nhìn tôi mặt nghiêm nghị pha chút trêu đùa. Lúc này tôi thật sự không biết cô đang khó chịu hay đang dịu dàng nữa. Con người này thật sự quá nguy hiểm mà. Như đã chắc chắn về mọi câu nghi vấn sắp được đặt ra cũng như chuẩn bị tâm lí để nghe mọi câu trả lời của tôi, cô liên hỏi dồn dập:’’ Đang làm gì vậy Minh? Bên ngoài cửa sổ có gì à? Hay là đang tương tư về bạn nào thế? Bài tập cô cho đã làm xong chưa em?’’
Cô ơi đừng làm em rối, mà em đâu có tương tư về ai đâu, em chỉ đang nghĩ về cô thôi. Theo bản năng, tôi trả lời một cách bình thản vô tư để đáp lại chùm câu hỏi cùng thiện ý của cô:’’ Dạ, em xong rồi cô ạ.’’ Nhưng kéo theo đó là một loạt ký ức về bài viết mà cô giao cho. Tôi hài lòng với bài viết không có nghĩa là người khác cũng cảm thấy đồng tình, đặc biệt là với người có nhiều lí luận chặt chẽ như một giáo viên dạy văn ở đây. Khi mà cô đọc bài của tôi, chưa kể đến việc cô đọc to bài văn của tôi trước lớp, khi đó sự dễ chịu và nhẹ nhàng ban nãy của cô sẽ không còn thì đối với tôi, trời đất như đổ sập xuống đầu vậy. Không ngoài dự đoán của tôi, dejavu chăng, sau khi nhận thấy sự lo lắng, bất an trên khuôn mặt của tôi, cô cầm lấy quyển vở đang đầy chữ của tôi rồi đọc. Theo thời gian, lông mày của cô dần nheo lại, vết nhăn trên trán ngày càng rõ rệt hơn. Quãng thời gian cô đọc bài tưởng chừng dài như cả năm trời trôi qua vậy. Vết nhăn kia có lẽ là do tuổi già thôi nhỉ, tuổi già của cô thôi phải không? Có lẽ tôi đã vi phạm một điều là không được nhắc đến tuổi tác của phụ nữ, thậm chí nghĩ về nó cũng không. Nhưng rồi quãng thời gian nhưng đọng khi cô đọc bài viết của tôi đó dần dần chảy tiếp. Bầu không khí trong lớp học lúc này cực kì căng thẳng. Do đoán được tình hình hiện tại, cả lớp im phăng phắc. Xung quanh chỉ còn vang lên những tiếng viết lách của những đứa chết tiệt cách đây 3 phút còn đang nói chuyện ầm ầm. Thật là tủi khổ tuột cùng cho số phận bi thảm của tôi mà. Làm ơn đừng tạo bầu không khí ngột ngạt như vậy chứ, con tim mong manh dễ vỡ của tôi đã suýt bể một lần rồi, lần này nữa thì nó sẽ tan nát thật mất. Tôi đang cực kỳ lo lắng, cực kỳ bất an đây này.
‘’ Anh đã viết cái quái gì vậy?’’ Đây rồi, nó tới rồi. Không gian yên tĩnh đột nhiên bị phá tan bởi một giọng nói cực kỳ khó chịu. Một câu nói bây giờ sẽ là thứ mà tôi mong muốn để giảm bớt sự nặng nề trong căn phòng 11A10 này. Nhưng tôi cũng mong chờ nó đừng xuất hiện thì hơn, hãy chôn dấu những suy nghĩ trong bài văn của tôi xuống tận cùng đi, đừng đào bới lên thêm nữa. Nhưng để tự trả lời cho câu hỏi của mình, cô Phương hắng giọng rồi lên tiếng:’’Hoạt động tập thể, một phương thức làm việc nghe thì có vẻ hiệu quả và khá là thú vị, thường được sử dụng…’’. Thôi xong rồi, đời tôi thế là tàn thật rồi, cô Phương đang đọc diễn cảm những ý kiến tồi tệ của tôi trước lớp. Nếu như ở trong một hoàn cảnh khác, một thế giới mà ai cũng có những suy nghĩ tiêu cực như tôi thì hẳn tôi phải hãnh diện lắm. Nhưng trong hoàn cảnh này thì tôi chỉ muốn chôn vùi đi tất cả mà thôi.
Từng câu, từng chữ mà tôi viết dần dần được đọc ra, được công khai kéo theo đó là những tiếng xi xào xuất hiện. Tuy không đủ lớn để nghe rõ như giọng đọc của cô Phương nhưng tôi cũng đoán ra tương đối nội dung của những câu bàn tán đó rồi. Có thể, à không, chắc chắn tôi là nhân vật chính trong những câu trò chuyện đó. Họ hẳn đang kinh tởm tôi lắm:’’ Tại sao mình phải học chung với thằng đó cơ chứ, bất hanh quá!’’. Nhưng vẫn có một suy nghĩ an ủi tôi:’’ Cuối cùng thì tôi cũng có thể truyền đạt được ý kiến cá nhân của mình đến mọi người rồi. Một thứ mà mình dồn toàn bộ tâm huyết để tạo ra nhưng không được ai đón nhận, vĩnh viễn bị xem như không tồn tại thì có lẽ sẽ buồn chán lắm, thất vọng lắm. Dù sao thì cũng có người nghe rồi, cũng có người hiểu rồi.’’. Nhưng rồi những đứa mà tôi đưa vào để ám chỉ chúng, những đứa mà trước này từng bị chung nhóm với tôi, những người đề nghị hoạt động theo nhóm, họ sẽ nghĩ gì, lúc đó tôi thật sự chưa nghĩ đến.
Sau khi đọc xong, cô Phương hắng giọng lần thứ hai để điều chỉnh lại chất giọng rồỉ hỏi tôi bằng một tâm trạng cực kỳ khó chịu lộ rõ trên khuôn mặt. Cô ơi, làm ơn đừng cư xử như vậy, nhan sắc của cô vẫn có giá lắm, đừng tự hủy hoại chúng một cách tàn nhẫn như vậy mà.
- Tại sao anh lại có thể viết ra những suy nghĩ tiêu cực như vậy nhỉ? Anh muốn tạo sự khác biệt để gây sự chú ý với người khác à? Nhưng anh lầm rồi, tự làm mình nổi tiếng bằng cách này không khiến anh lấy được độ thiện cảm của người khác đâu. Từ bỏ đi. Thật không thể biết cái đầu thối nát của anh chứa cái gì nữa? Sao lại có thể dám đưa những thứ như thế này vào trong bài tập của mình một cách nghiêm túc như thế nhỉ? Còn bây giờ thì anh hãy giải thích rõ ràng cho tôi thế này là sao, tại sao anh lại viết thế này?
- Thì tất cả nội dung mà em muốn truyền đạt em đã viết hết trong đó rồi. Đây là toàn bộ những nhận định của em về vấn đề mà cô đặt ra. Nhận định của em, theo em là nó phải rất là chính xác thì em mới viết vào đó thôi. Việc cô nhận định kiểu khác thì em không thể can thiệp được. Còn em đâu có muốn gây sự chú ý? Tất cả mọi người sẽ chẳng thể nào chú ý đến em nếu cô không công khái bài biết của em như thế. Hay là cô muốn em được nổi bật? Thực tâm em không muốn vậy đâu, cô đang đề cao em quá hoặc cũng có thể là cô đang làm sai cách rồi. Chưa hết, cô đang vi phạm vào quyền riêng tư khi công khai những bí mật của em nên như thế. Không phải là em muốn bắt lỗi gì cô như cái cách cô nhận xét về bài làm của em đâu, chỉ là em mong cô đừng chụp mũ cho em nữa.
Tôi thật lòng không muốn trách móc cô một cách nặng nền nên có thể tìm những lời lẽ có thể coi là nhẹ nhất để nói rồi. Đúng là lúc đó, trong tôi đang dần nổi lên một sự tức giận không nhỏ. Thời điểm căng thẳng như thế này là phải giữ cái đầu lạnh, tôi sẽ không còn chốn dung thân, sẽ phải đi làm cu li hoặc phụ hồ nếu bị đuổi học lần nữa. Nên dừng một lát để lấy hơi vừa để suy nghĩ xem nên nói gì để xoa dịu tâm trạng của cô:’’ Nhưng dù sao cũng mong cô đừng tự đọc bài viết của em rồi nói em như thế nữa. Như thế khiến cho em bị cảm thấy mình bị xem như là trẻ con lắm.’’
Nhưng có lẽ việc tôi đang làm là vô ích rồi, tôi cảm thấy mình thật ngu ngốc khi nói ra những câu như vậy, muốn rút lại quá đi, từ nay phải cẩn thận hơn trong giao tiếp thôi:’’ Thế ra anh bảo đó không bải lỗi của anh à, không lẽ anh nói toàn bộ là do tôi?’’. Cô lên tiếng trách móc, tâm trạng vẫn chưa hạ nhiệt chút nào.
‘’Thật sự em không có ý đó. Em rất hối hận khi đã nói ra những điều như vậy, em thật lòng xin lỗi cô, mong cô tha thứ ạ!’’ Những lúc như thế này, là một thằng đàn ông thì phải chịu lép vế, không nên ăn thua với phụ nữ làm gì, Mà dù sao người ta cũng hơn mình cả thế hệ, sự tôn trọng là thứ đặt lên hàng đầu. Hoàn cảnh này xin lỗi có lẽ là cách nhanh nhất để giải quyết những mâu thuẫn. Mà dù sao việc phải tạ tội trước lớp thế này cũng xấu hổ lắm chứ. Nhưng lòng tự trọng là kẻ thù của sự thành công, phải vứt bỏ hết thôi.
Cô Phương có lẽ đã hạ hỏa, xem xét tình hình bây giờ không còn như lúc nãy nữa. Lông mày cô dần dãn ra, nghe tiếng cô thở dài ra chiều đồng ý, tôi biết việc sử dụng ‘’nam nhân kế’’ của tôi đã thành công mĩ mãn. Ra là tôi cũng khá đẹp trai và ưa nhìn chứ nhỉ? Nhìn vào quyển vở của tôi một lần cuối rồi lẳng xuống bàn sau đó nói giọng răn đe nhưng nhẹ nhàng;
‘’Thôi được rồi, vì anh đã làm đủ bài tập tôi giao và cũng nêu ra ý kiến cá nhân của mình nên tôi không truy cứu gì thêm nữa. Nhưng anh hay về nhà viết lại cho tôi bài này, đến khi nào tôi cẩm thấy ổn thì thôi. Không thì tiết sau đừng vào lớp nữa.’’. Cô quay gót trở lại bàn. Đến lúc này tôi mới nhận thấy bầu không khi căng thẳng đã biến mất tự khi nào, nhưng những tiếng bàn tán về- kẻ - mà- ai- cũng- biết- là- ai- đó thì vẫn còn tồn tại. Thực tại thật quá khắc nghiệt mà. Tôi ngồi phịch xuống ghế, chờ đợi giờ học kết thúc với tâm trạng chán nản.