Karl Marx- nhà triết học ra nổi tiếng người Đức- đã từng nói một câu như thế này: Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông nhưng đồng thời cũng không phải là lưu thông.
Thú thực thì với cái đầu óc đơn giản, không hề có tí chuyên môn của tôi, việc thấu hiểu và giải thích một câu nói đầy trừu tượng với những từ ngữ mang tính khoa học này là hoàn toàn khó khăn, nếu tránh nói là không thể. Thế nhưng tôi vẫn hiểu rõ vấn đề mà nó đã nhắc đến, đó là về kinh tế.
Trong cái xã hội để thực dụng như hiện nay, đồng tiền là cực kỳ quan trọng. Nó thao túng gần như toàn bộ mọi thứ: đời sống, quyền lực, mạng sống, và nổi bật nhất đó là nhân tính của con người. Và những người kẻ làm kinh doanh thì lại càng phải lừa lọc, giả dối nhiều hơn. Tuy vẫn luôn lường trước, nhưng mỗi khi nghĩ đến những điều này, tôi lại không ngờ mà tự hỏi: sao cái thực tại vốn khắc nghiệt này, nó tàn nhẫn vậy nhỉ?
Ma lực và sức hút của đồng tiền thật sự rất lớn, lớn đến độ ta không còn phân biệt được thế nào là tham nhũng, thế nào là lừa đảo nữa. Nhưng nhìn chung thì nó tương tự như nhau. Tôi không phải tội phạm cũng chẳng phải kẻ tôn thờ tội phạm, thế nhưng tôi còn nhớ, tội phạm khét tiếng bậc nhất Sài Gòn, ông trùm xã hội đen Trương Năm Cam từng nói: “tiền không là tất cả nhưng con người có thể làm tất cả vì tiền. Và thứ gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền”. Thật vậy, lòng tham của con người dành cho những vật chất có giá trị là điều không thể tránh khỏi. Họ sẽ cố gắng lăn lộn, giành giật, dẫm đạp lên nhau chỉ để sở hữu những thứ đó, dã tâm đạt được mục đích của mình. Đấy là cách thế giới này đã chọn để nó vận hành.
O O O
Chiều chủ nhật, sân trường khá yên tĩnh, rất ra dáng một ngày nghỉ đúng nghĩa. Vậy mà:
“Tại sao tôi lại phải tự dẫn xác đến cái nơi chán ngắt và tồi tệ như thế này cơ chứ?”
Tôi đã muốn dồn nén hết cảm xúc của mình mà gào lên thật to để xua tan đi sự bực bội trong người lúc này, nhưng lại thấy mình chẳng khác gì một tên ngốc cả, nên lại cố kìm hãm bản thân và thở dài ngao ngán.
Loẹt... quẹt...
Kéo lê đôi giày cũ kỹ đã mòn hết đế, băng qua sân trường vắng vẻ một cách nặng nhọc, tôi đảo mắt nhìn ngắm xung quanh. Một cảm giác lạ lẫm tràn tới. Quả thật, việc tôi đến trường, đứng ở đây, trong một khu vực rộng lớn tịnh không một bóng người, chẳng phải cứ muốn là sẽ thấy ngay được. Bầu trời tháng 10 cao vời vợi, thời tiết đã dần mát mẻ hơn nhiều, những tia sáng soi chiếu xuống khiến nền gạch sân trường đỏ au lại càng thêm sáng chói. Những cơn gió mùa thu khẽ lay tán lá cây xào xạc như một khúc nhạc du dương của thiên nhiên làm rung động lòng người. Nhưng, cho dù nó có yên bình đến đâu, đối với quang cảnh đìu hiu, vắng vẻ này, nó chỉ gợi lên trong tôi một nỗi buồn man mác.
Nhìn điện thoại, chiếc đồng hồ điện tử trên đó Đang hiển thị 14:30. Phiền ghê, vừa trải qua một buổi sáng làm việc với đống thức ăn và bát đĩa, tôi còn chưa kịp về nhà để tắm rửa cho sạch sẽ và nghỉ ngơi, mà lại ngay lập tức chạy đến đây với một tâm trạng không hề thoải mái gì. Thậm chí, tôi mới chỉ thay được bộ đồng phục của nhân viên ra thôi.
Bản thân đã mệt mỏi thế này, không biết lát nữa đến, họ có nghĩ ra một vài công việc nào đó rắc rối để bắt tôi làm nhằm giết thời gian, như vụ dọn sân bóng rổ lần trước không đây? Tôi tự nhủ rồi thở dài, bước lên tầng 3, tiến về phía căn phòng của hội.
Hôm nay đã là ngày 8 tháng 10, tính ra, từ khi tôi trở thành thành viên chính thức của hội đến nay cũng đã được gần hai tuần trôi qua. Nhưng tuyệt nhiên, vẫn chẳng có điều gì mới mẻ khiến tôi có hứng thú như lời Chi nói cả. Thực tế thì đây không hẳn là một hội vô công rồi nghề đâu, chúng tôi cũng đã tiếp nhận một số yêu cầu nhưng chủ yếu chỉ là công việc bên Đoàn, hỗ trợ học tập và vài lần dọn vệ sinh lặt vặt mà thôi. Và tuyệt nhiên thì ngoài nhận quét dọn cả sân bóng rổ cùng hội con trai vào ngày này tuần trước, những việc còn lại đều không nằm trong khả năng của tôi.
Đưa tay kéo trước cửa gỗ nặng trịch khiến tiếng bản lề vang lên kẽo kẹt. Tuy rằng gần đây, ngày nào cũng phải nghe thấy thứ âm thanh chết tiệt rợn người này, thế mà tôi vẫn không tài nào quen được. Cảm giác ngai ngái khó chịu nổi lên, hệt như sống lưng bị lạnh lúc ta vô tình cào móng tay vào bảng mỗi lần trực nhật vậy. Tôi chẳng nghĩ ngợi mà bước vào, vẫn luồng không khí mát rượi đó phả thẳng vào người khiến cảm giác rã rời, mệt mỏi thấm nhuần trong các bó cơ vơi đi đôi chút. Nhưng tại sao, mùa thu cũng đâu có nóng gì mà lại bật điều hòa một cách vô tội vạ thế này? Đúng là tốn điện mà.
Bên trong, như mọi lần và cũng đúng như tôi nghĩ, căn phòng tối om do bị kéo kín rèm đó vắng hoe, hiện hữu ở đó chỉ có một người duy nhất. Và khi nhìn kỹ lại, tôi nhận ra đó là Trang, cô gái hoa khôi của trường và cũng là hội trưởng của chúng tôi, đang ngồi trước màn hình máy tính, tay liên tục gõ một thứ gì đó rất say sưa. Thấy tôi đến, cậu ta chỉ khẽ ngước mặt lên nhìn rồi lại cúi xuống ngay, chỉ để lại phía sau một câu trách móc lạnh lùng trong khi tay vẫn còn đang làm công việc của mình:
- Cậu đến rồi à? Muộn thế? Có biết mấy giờ rồi không?
Ha! Cậu ta hoạnh họe tôi trong khi còn chưa có ai trong hai người xuất hiện ư? Có lẽ cậu ta là kiểu người không thích chờ đợi, luôn cho rằng tất cả mọi người đến sau mình đều là muộn, là chậm trễ. Mà cho dù tôi đến sớm thì cũng chỉ ngồi đọc sách như bình thường thôi, đâu có việc gì để làm mà nhỉ? Nhưng tôi không nói vậy, bởi tôi đâu có ngu mà tự thông báo rằng mình đang rảnh rỗi chứ? Vì tỷ lệ khá cao là cậu ta sẽ chướng tai gai mắt mà lôi ra cả đống công việc để hành tôi mất. Tôi đáp lại cậu ta bằng một câu hỏi cho có chuyện, mặc dù đã thừa biết câu trả lời:
- Vẫn chưa có ai đến à?
- Ừm...
Chỉ vậy thôi hả? Không biết phạm trù ứng xử của cậu ta tốt đến cỡ nào đây? Nhưng một câu trả lời như thế, chỉ cần vậy thôi cũng đã bao hàm đổi ý rồi. Vả lại, tôi cũng đang nói chuyện cậu ta mà. Nhưng không như tôi nghĩ, chẳng biết có phải do Trang sở hữu một loại năng lực siêu nhiên như thần giao cách cảm hay đoán biết cảm xúc của người khác hay không, mà cậu ta đã lên tiếng giải thích ngay:
- Ngọc, Đức và Chi thì đến vào buổi sáng rồi, lát nữa họ có đến không thì tôi chưa biết. Còn những người khác thì lát nữa sẽ có mặt.
- Vậy à?
Tôi đáp lại gọn lỏn rồi thả mình xuống ghế, vừa với tay rót cốc nước để xua tan đi cơn khát đang bấu víu vào cổ họng. Mùi hương thoang thoảng hôm nay không hề giống mùi ngăn chặn mọi ngày, atiso à? Dòng nước không mát lạnh nhưng khi nó tràn vào cổ họng và chảy xuống thực quản của tôi lại mát rượi và dễ chịu vô cùng. Tuy bị rối loạn vị giác, cho dù đã đỡ hơn nhiều, nhưng cũng khiến cho lưỡi của tôi không thể cảm nhận được chút vị nào rõ rệt. Dẫu vậy, tôi vẫn biết, cốc nước tôi đang uống lúc này có hương vị ngọt ngào, được pha bởi tay cô em út dễ thương của hội.
Úp cốc nước vào khay làm cho tiếng thủy tinh va vào nhau vang liên lạch cạch. Tôi không có ý định muốn làm gì nữa mà thò tay vào chiếc cặp trống rỗng, lôi quyển sách ra rồi lật dở đến trang đang đánh dấu. Lướt mắt rà soát lại vị trí đã đọc, Tôi vừa khó chịu nghĩ: “những tiếng gõ bàn phím chuyện phức kia, và cả người tạo ra nó nữa, giá mà không tồn tại thì tốt biết bao”. Mà kệ đi, nếu như Trang không gây cho tôi quá nhiều phiền phức thì cũng chẳng có vấn đề gì, tôi cũng không quá ác cảm hay khắt khe gì với chuyện như vậy. Tuy thế, nạn nhân là tôi đây vẫn thở dài thườn thượt rồi mới cố nhập tâm để đọc.
Chúng tôi không ai nói nói và vốn dĩ đã chẳng có gì muốn thảo luận với nhau cả. Có lẽ. À, chắc chắn tôi và Trang không thể hợp nhau. Tôi cũng không biết nữa, có thể là chúng tôi đã có chút hiềm khích không nhỏ dành cho người kia khi cả hai vạch trần con người của nhau rồi. Không hợp nhau? Chúng tôi không bao giờ to tiếng với nhau, nhưng chủ yếu mỗi khi bất đồng quan điểm, tôi đều là người hạ mình chấp nhận thất bại để đổi lại, Trang sẽ nở một nụ cười đắc thắng trên môi.
Nhưng phải ở trong một căn phòng với kẻ mình ghét thực khiến người ta khó chịu mà. Phải chăng có một người đang trò chuyện vui vẻ với tôi như Chi thì tuyệt biết mấy. Nhưng dẫu vậy, tôi vẫn thích ở một mình hơn. Đây đúng là một thói quen dễ gây nghiện mà.
Thời gian trôi đi, tôi cũng không còn cảm thấy căng thẳng như lúc đầu nữa, hay nói đúng hơn là chẳng hề để tâm đến. Ai cũng có việc riêng cần phải tự giải quyết mà chẳng thể làm phiền người kia. Căn phòng lúc này yên tĩnh vô cùng, luồng không khí mát rượi khiến cảm giác dễ chịu đang thẩm thấu vào từng bó cơ, thớ thịt của tôi. Điều kiện như vậy cộng thêm việc ở trong tình trạng thiếu ánh sáng trầm trọng, chẳng ai lường trước được nhưng chắc chắn, cơn buồn ngủ sẽ ập đến một lúc nào đó và không riêng gì tôi. Dần dà, tôi không còn lập trình trong não được những hình ảnh qua dòng chữ in trên trang sách nữa. Con mắt tôi vẫn yếu đuối lướt trên từng dòng chữ dù chỉ còn là một cách máy móc. Từng giây từng phút trôi qua, hai bờ mi tôi bắt đầu díu lại tựa hồ như hai cục nam châm trái chiều nhau vậy.
Trong lúc vẫn còn nhận thức, tôi sửa mình một cái rồi gập quyển sách lại, không quên kẹp chiếc bookmark vào giữa, đặt gọn gàng xuống bàn. Giờ đây, có cố gắng đọc nữa thì cũng không rút được điều gì, chẳng thể hiểu được cái hay của sách cả từ nội dung lẫn hình thức. Tôi không muốn ngủ, và lại càng không muốn tự làm tổn thương thể xác của mình như cấu vào đùi hay tát mặt như lúc ở nhà. Bởi nếu làm như vậy, tôi không khác nào một kẻ ngốc cả.
Vươn vai một cái, thình lình, một cơn ngáp dài không cách nào cưỡng lại ập đến, khiến nước mắt tôi trào ra đôi chút. Sau đó, tôi định đưa tay lên để lau nhưng chợt nhận ra nơi đây không chỉ có một mình, và sẽ rất vô duyên khi cư xử như thế trước mặt một người con gái. Tuy không quá quan tâm đến hình tượng cá nhân, nhưng như một phản xạ có điều kiện, tôi đến vội đưa tay lên che miệng cho dù lúc này thì nó khá là thừa thãi. Điều đó đồng nghĩa với việc đã quá muộn để Trang không nhìn thấy. Khi hai mắt chạm nhau, tôi xấu hổ, ngượng ngùng quay đi hướng khác. Thấy vậy, Trang cũng biết ý, cậu ta vội vàng đánh mắt lại màn hình máy tính rồi chẳng trách cứ gì, chỉ nhỏ nhẹ nói:
- Trông cậu có vẻ mệt mỏi nhỉ?
Hiếm khi nào thấy cậu ta quan tâm tôi như vậy nhỉ? Mà hình như lần trước, và cả lần trước nữa. Không biết vô tình hay hữu ý, Mỗi khi tôi không có tâm trạng để nói chuyện, cậu ta lại là người khơi mào. Nhưng nghe thế, tôi không những chẳng có chút phấn khởi gì mà càng cảm thấy bối rối hơn:
- Ừ thì, tôi bắt đầu làm từ 6 giờ sáng mà, 2 giờ chiều tan ca là tôi về đây luôn, đã kịp nghỉ ngơi được tẹo nào đâu.
Tôi vừa nói vừa vươn vai để cứu vớt tình hình. Nhưng...
- Thế à?
Hình như tôi vừa nghe nhầm chăng? Trang không thèm ngước lên, mắt vẫn nhìn vào màn hình máy tính, chỉ đáp lại gọn lỏn. Việc câu ta cư xử như thế cũng khiến tôi có phần khó chịu. Thú thực thì tôi cũng muốn nói cho cậu ta biết cái hội này phiền phức cỡ nào khi đã chiếm hầu hết thời gian rảnh của tôi. Nhưng khi đối tượng bản thân nhắm vào lại tỏ ra một thái độ thờ ơ như vậy, tôi tuy hơi hụt hẫng nhưng vẫn chép miệng, cố đế thêm một câu cho bõ ghét:
- Ừm, chỉ vì các cậu mà tôi mới phải mệt mỏi thế này. Tôi còn đã tắm rửa gì đâu, người nhận còn đầy Mùi dầu mỡ và thức ăn nữa. Bẩn kinh!
Tôi cao giọng, quả thật có nhẹ nhõm hơn khi nói ra được những lời tưởng chừng rất khó lên tiếng này. Thế nhưng, tôi đã sai khi nhận lại từ Trang một ánh mắt hình viên đạn cùng giọng nói lạnh tanh, ẩn trong đó đôi chút tức giận xoáy thẳng vào tim tôi. Dường như tôi đã không suy nghĩ và cân nhắc trước khi trách móc họ rồi.
- Cậu nói rằng, nếu chúng tôi không lôi kéo cậu thì cậu sẽ chẳng phải mệt mỏi, bận rộn như bây giờ. Nhưng liệu, nếu như không tham gia vào hội thì những buổi chiều Chủ nhật như hôm nay, cậu có chịu ngoan ngoãn nằm ở nhà vào nghỉ ngơi một giấc lý tưởng như cậu nói không?
Tôi sững người, đúng như cậu ta nói, vì tham công tiếc việc hay nhờ khí thế làm việc của tuổi trẻ, tôi cũng không biết nữa. Nhưng chắc chắn, cho dù không là thành viên của hội đi chăng nữa, thì chiều nay, tôi sẽ lại cố gạt đi sự mệt mỏi mà lao đầu vào công việc không khác gì ban sáng cả. Những ngày Chủ nhật như vậy đã trôi qua hơn nửa năm rồi. Gần đây, việc được nghỉ một buổi như thế này, tôi cũng cảm thấy khá thư thái. Có lẽ cũng không quá tệ. Và tôi nên dành một sự biết ơn đôi chút đối với bọn họ, nhỉ?
- Ừ thì, coi như tôi chưa nói gì đi, xin lỗi!
Ngạc nhiên, xấu hổ xen lẫn với lo lắng, tôi nhỏ tiếng, ngượng ngùng chấp nhận sự thua cuộc. Nghe tôi khẽ nói, Trang hơi trùng mắt, cơ mặt giãn ra rồi lại nhìn vào máy tính. Từ phía xa, qua lớp ánh sáng mập mờ đó, tôi thoáng thấy một nụ cười hiện lên trên bờ môi xinh đẹp của cậu ta. Chẳng biết cậu ta vui mừng cái gì nhỉ? Vì tôi đã chấp nhận thất bại rồi chăng?
Nhìn đồng hồ, đã gần 3 giờ rồi cơ à? Vậy mà vẫn chưa có ai khác đến đây nữa, cái hội này đúng là không có tí kỷ luật hay quy củ gì rõ ràng cả. Nhưng yên tĩnh như thế này cũng không phải là quá tệ, tôi vừa nghĩ vừa lướt mắt nhìn ra ngoài, qua khe rèm hẹp kia, luồng ánh sáng có phần hơi lóa khiến tôi nhíu mày. Bầu trời xanh thỉnh thoảng có một vài dẫn mây bay lơ lửng.
Được một hồi, có lẽ là mấy phút trôi qua, tôi chợt để ý đến khi căn phòng này đột nhiên yên tĩnh một cách lạ thường, tiếng lạch cạch gõ bàn phím của Trang cũng không còn vang lên nữa. Thấy có hơi khác lạ, tôi quay lại nhìn. Cô gái ấy vẫn ngồi đó, nhưng tay không hề hoạt động, chỉ còn mắt là khẽ lướt trên màn hình máy tính. Không biết cậu ta đang đọc cái gì mà chăm chú vậy nhỉ? Tôi tò mò hỏi?
- Mà nãy giờ, cậu đang làm gì vậy?
- Tư vấn tâm lý!- cô gái đó trả lời.
Ra là “Phòng bệnh tại nhà trường trung học phổ thông Trần Cao Vân” à? Ban đầu, tôi cứ nghĩ đây là một công việc thừa thãi. Vì vốn dĩ, chẳng có ai đủ can đảm và tin tưởng để đến xin lời khuyên từ một trang web không rõ tên tuổi về vấn đề thầm kín của mình cả. Điều đó chẳng khác gì so với lời thú tội trước những người xa lạ. Nhưng sau khi chứng kiến Trang làm việc chăm chỉ suốt từ lúc tôi có mặt đến giờ, tôi đã nghĩ lại: phải chăng công việc này được biết đến và đón nhận nhiều hơn tôi tưởng?
Phần nhiều vì tò mò muốn xem cách cậu ta giải quyết những vấn đề đó như thế nào đã thôi thúc tôi. Dồn lực vào đầu gối, tôi bật người đứng dậy rồi quyết định tiến về phía Trang. Thế tôi có phần manh động, cậu ta đưa con mắt dò xét trong khoảnh khắc rồi lại chẳng thể quan tâm mà nhanh chóng tập trung vào công việc của mình.
Có lẽ do bị trước máy tính che khuất, nên từ nãy đến giờ, đây là lần đầu tiên tôi nhận ra cách ăn mặc của cậu ta. Một bộ trang phục giản dị và hơi lạ lẫm. Mà thực ra thì cũng chẳng có gì là lạ, chỉ vì đây là lần đầu tiên tôi thấy cậu ta vận một bộ trang phục không phải tà áo sơ mi trắng và chiếc quần âu của bộ đồng phục thường ngày tôi vẫn bắt gặp. Chẳng biết có phải do tính cách lạnh lùng, nghiêm túc hay không mà dưới con mắt của tôi, phong cách ăn mặc của cậu ta cũng kín đáo, đơn giản và nghiêm túc không kém. Thế nhưng kỳ lạ thay, tôi cho dù ghét cũng không thể phủ nhận được bản thân lúc này có dành cho Trang một sự ấn tượng tương đối.
Với chiếc áo phông dài tay cổ tròn màu xanh mặc bên trong, khoác thêm chiếc áo khoác mỏng loại tránh nắng bên ngoài, cùng một chiếc quần nỉ sậm màu. Tôi không giỏi phân biệt rõ ràng về màu sắc cho lắm. Xin đừng nghĩ tôi bị mù màu, một phần vì có vài tông màu tôi không biết gọi tên hoặc còn nhầm lẫn, phần còn lại, Trong cái không gian thiếu ánh sáng này, khả năng nhận biết của tôi và mỗi chúng ta cũng bị hạn chế đi nhiều. Nhưng nếu phải dành một từ để nhận xét về trang phục của cậu ta, tôi chỉ có thể nói: hợp.
Nhìn chằm chằm vào Trang, mái tóc đen dài suôn mượt phảng phất mùi dầu gội, sống mũi dọc dừa, gò má cao, bờ môi căng mịn tự nhiên, hàng mi dài cong vút trông đầy hấp dẫn. Không hề máy may để ý tôi, trang vẫn cứ thế di chuyển chuột, thỉnh thoảng khẽ đưa tay vén lại vài cọng tóc mai ra sau vành tai, để lộ cần cổ trắng nõn vô cùng kích thích.
Chứng kiến những hành động đầy quyến rũ đó, tôi lúc này cứ tưởng rằng trước mặt mình là một mỹ nhân đúng nghĩa. Quả thật là tôi chẳng ưa gì Trang, và dù ghét nhưng vẫn phải nói rằng bản thân tôi đang ngỡ ngàng, ngây người mà nhìn ngắm nét đẹp trời cho hiếm có đó không chớp mắt.
Chưa dừng lại ở đó, tôi đã bị thu hút bởi cái khe hẹp màu đen ở cổ áo trước ngực cậu ta. Trong không gian ảo thế này, cái khe đó lại càng sâu hun hút, nó như một hố đen quấn lấy cả linh hồn lẫn thể xác của tôi và nuốt chửng tất cả vậy. Tôi như một kẻ say, mặc kệ những suy nghĩ của mình trôi dạt đến nơi nào đó xa vời vợi, để nhường chỗ cho những mộng tưởng vô cùng đen tối.
Và rồi, may thay, nhưng cũng có phần tiếc nuối, Trang đã khẽ khàng thay đổi tư thế ngồi cho đỡ mỏi. Và cũng chính điều đó đã khiến tôi tỉnh ngộ. Phải rồi, nguy hiểm quá! Chỉ suýt chút nữa thôi, nếu cứ mãi buông thả bản thân như thế thì chẳng mấy chốc, tôi đã để cảm xúc, dục vọng lấn át lý trí, khiến cho thú tính của bản thân chiếm lấy thể xác mình, rồi làm một điều gì đó vô cùng tồi tệ mất.
Tự kéo mình trở về với thực tại, tôi lướt mắt trên màn hình máy tính. Trước mắt tôi và cũng chính là tầm nhìn của Trang, trang web rực rỡ, vô cùng sống động cùng dòng chữ nổi bật không kém hiện ra với tiêu đề: “PHÒNG BỆNH TẠI NHÀ” viết rất, rõ ràng, được xếp theo hình vòng cung bên dưới một con rắn đang uốn lượn quanh cây gậy, ở giữa nền là quả cầu Trái Đất. Tôi biết hình ảnh hay đúng hơn là biểu tượng này, nó tượng trưng cho ngành Y Tế. Nhưng nó xuất hiện ở một nơi như thế này, thật là không hợp lý mà. Còn ở bên dưới cùng, dòng chữ “Trường trung học phổ thông Trần Cao Vân” với kích cỡ khiêm tốn hơn được viết ngay ngắn, thẳng hàng.
“Màu mè ghê!” Tôi thầm nghĩ.
Tuy vẫn còn nghi ngờ nhưng tôi cũng đã ý thức được sự tồn tại về công việc của hội. Trong lòng tôi lúc này không hiểu vì cớ gì lại nhen lên một sự hụt hẫng và thất vọng.
Chương
Lướt mắt theo con trỏ chuột của mà Trang đang làm chủ, sau một vài thao tác đơn giản, cậu ta ấn vào mục tin nhắn. Và điều bất ngờ hơn đã xảy đến, con số 8 ở phần tin chưa đọc rành rành đã đập vào mắt tôi. Tôi tự chỉ cười mà không hiểu tại sao. Ban đầu, tôi cứ nghĩ cái công việc tư vấn chuyện riêng tư này, nếu có tồn tại thì cũng chẳng được ai quan tâm, rồi lâu dần nó sẽ trở nên vô dụng. Nhưng với con số 8 này, tám người có nhu cầu, vấn đề cần phải giải đáp, tuy không là gì với con số 1.200 học sinh của trường, nhưng thật sự thì cho dù khiêm tốn cũng phải nói là tương đối nhiều.
Nhưng học sinh cấp 3 thì có khúc mắc, phiền muộn gì về tâm lý hay cuộc sống hàng ngày cơ chứ? À không, phải nói là rất nhiều mới đúng. Ở cái lứa tuổi dở dở ương ương thế này, những suy nghĩ chưa chín chắn và việc nhìn nhận về cảm xúc của người khác, cách vận hành của xã hội diễn ra trong mắt mỗi chúng ta đều là một thứ gì đó có phần khác biệt. Nó nông nổi nhưng cũng rất sâu sắc, nó trẻ con mà lại vô cùng lãng mạn. Và cũng chính vì thế, đến cả người cục cằn và đơn giản như tôi, tựa hồ như có tấm kính tráng bạc phản chiếu lại chính vẻ bề ngoài cũng tầm thường không kém, vẫn có rất nhiều những trắc trở, muộn phiền, đôi lúc muốn nói ra hay đơn giản, chỉ cần có người chịu lắng nghe là đủ.
Tôi rắc rối là thế nhưng những điều đó, những thứ mà tuổi dậy thì thường lo lắng, cũng chỉ quanh quẩn ở vấn đề tình bạn và tình yêu mà thôi. Nói đơn giản thì nó xuất hiện từ suy nghĩ với mọi thứ xung quanh mà thành, và những xúc cảm mới mẻ đổi thay trong nhận thức của họ nữa.
Đúng như tôi nghĩ, trong những dòng tin điểm chấm xanh chưa đọc và cả những thông báo cũ mà tôi vừa kịp lướt mắt qua, hầu hết, chúng thường có chủ đề: “Mình thích bạn này và muốn tỏ tình”; “Cách làm hòa với bạn gái” hay “Sinh nhật người yêu thì nên tặng quà gì?”. Họa huần lắm, Nhưng cũng đủ tiêu chí để xếp thứ hai là những vấn đề về tư vấn nên chọn ngành nghề gì, định hướng tương lai, các trường đại học hợp với năng lực. Tôi thở dài chán nản, chép miệng nói với Trang:
- Các cậu phải có nhiệm vụ trả lời một đống những thứ vớ vẩn và vô nghĩa này hả?
Tuy bản thân chưa hề có kinh nghiệm trong chuyện tình cảm, học lực thì cũng chẳng đủ tự tin để có thể viết tên bất kì một trường đại học nào đó lên các nguyện vọng của mình. Thế nhưng tôi cũng hiểu, những vấn đề đó, cho dù có tiến triển hay bị phá tan thì cũng phải tự bản thân quyết định hướng đi cho nó. Những người ngoài nhìn vào, đưa ra lời khuyên cũng là vô cùng khó khăn, nó sẽ chỉ khiến chúng ta lạc lối, mất phương hướng giữa muôn ngàn lựa chọn và cách giải quyết mà thôi, hệt như “đẽo cày giữa đường” vậy. Ngoài ra, còn phải dựa vào nhiều yếu tố như tính cách, điều kiện kinh tế, trí tuệ, vẻ ngoài, hay chỉ đơn giản là khả năng ăn nói... của đương sự nữa. Thấy tôi đồng cảm cho công việc của mình, Trang chỉ chép miệng, thở dài thiểu não rồi nói:
- Đó là trách nhiệm của chúng tôi... và cậu mà.
Cậu ta không quên chỉ định tôi ở phía sau bằng một chất giọng nhỏ hơn. Chỉ thế thôi, mà thực ra thì tôi cũng chẳng chờ đợi một câu trả lời rõ ràng. Lơ đễnh lướt mắt theo danh sách thông báo dài dằng dặc kia, đang định bỏ cuộc và dời đi thì dường như có thứ gì đó khiến tôi chú ý. Đó là một dòng tin nhắn chưa đọc. Tôi chú ý bởi vì nó khác nội dung với những tin nhắn bình thường, ngay cả tên người gửi cũng hoàn toàn mới lạ: “Long Bếp Trưởng”.
Thực ra thì, rất ít người đặt tên một tài khoản nào đó của mình kèm theo nghề nghiệp hoặc chức vụ, nhưng không hẳn là không có. Theo như cách đặt tên này thì chủ nhân của tin nhắn, tức người yêu cầu, xin trợ giúp để giải quyết vấn đề của mình phải có liên quan đến công việc bếp núc hoặc nhà hàng tầm cỡ nào đó đây. Nhưng, tôi dành cho nó một sự quan tâm chỉ vì đó là một cái tên hiếm gặp ư? Không hề! Nguyên nhân nằm ở mục chủ đề của tin, là một dòng chữ với nội dung vô cùng mới lạ, có thể là lạ lùng nhất trong toàn bộ những vấn đề nổi trội mà hội cần giải quyết từ trước đến nay.
“Mong muốn thay đổi cách thức kinh doanh.”
Ừm, đúng là với một người làm công việc kinh doanh nói chung, việc tìm hiểu, đổi mới hình thức nhằm phát triển thu nhập của bản thân là điều hoàn toàn cần thiết. Nói là thay đổi nhưng thật ra thì, dù dùng cách nào đi nữa cũng chỉ đánh vào ham muốn, ấn tượng qua phần mô tả, sự cả tin nhất thời của người dùng. Bởi vậy nên những năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp giàu có nổi lên ở khắp nơi như nấm.
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không phải nhà kinh doanh nào cũng có thể thao túng, làm chủ được thị trường hiện tại. Những người trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng cần phải học hỏi, đầu tư vào những vốn kiến thức như vậy nhiều hơn. Nhìn chung, trong mọi ngành nghề, để có thể đứng vững, ôn định và phát triển cũng là cả một vấn đề lớn.
Không nghĩ ngợi nhiều, tôi đưa tay về phía màn hình máy tính, trỏ hẳn vào phần mà tôi nhìn thấy rồi nói:
- Cậu thử đọc cái yêu cầu này đi, tôi thấy nó có vẻ thực tế và dễ xử lý hơn so với những kẻ lãng mạn dở người kia.
Chiều ý tôi hoặc có vẻ cũng thấy lọt tai, Trang không nói gì mà di chuyển con trỏ chuột để mở lòng tin đó ra. Sau một vài giây để tải, trước mắt tôi hiện ra làm một màn hình đầy những chữ. Chà, người muốn tham khảo ý kiến này có vẻ rất nghiêm túc với vấn đề của bản thân đây. Tuy là người đọc rất nhiều sách, nhưng trước khi tiếp nhận mới thông tin này, một cảm giác có phần dao động, nao núng trào lên các dây thần kinh để chảy vào não bộ của tôi. Nhanh chóng gạt bỏ những suy nghĩ lười biếng đó, tôi kiên nhẫn lướt mắt trên từng chữ cái và bắt đầu nhẩm đọc. Tuy không nhìn cô gái bên cạnh nhưng tôi tin chắc cậu ta cũng đang làm điều đó.
Có lẽ đây là một người trưởng thành và có lối ứng xử tương đối lịch sự, luôn viết sử dụng câu từ sao cho phải phép đối với người khác, mặc dù chúng tôi còn chẳng hề quen biết nhau. Mở đầu là một dòng giới thiệu bản thân khá đầy đủ, về cơ bản thì nó không tạo được mấy ấn tượng nên tôi đã bỏ qua luôn, nhưng theo kí ức của tôi, đại để thì như sau:
“Kính gửi “Phòng bệnh tại nhà”.
Tôi tên là Hồ Hải Long, Thuộc khóa 30 của trường Trung học phổ thông Trần Cao Vân, năm nay 25 tuổi, Hiện đang làm bếp trưởng tại nhà hàng của gia đình ở thủ đô Hà Nội.
Tôi tìm đến đây hôm nay rất mong hội sẽ đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất để thay đổi cách thức làm việc của nhà hàng tôi hiện tại.”
Ừm, tôi an tâm. Nói chung thì cũng hiểu đại khái rằng đây là một công việc không hề phạm pháp rồi. Tôi sẽ rất lo lắng nếu đây là ngành nghề gì đó trái với pháp luật kèm theo một câu nói: “Nếu hé răng một lời, mày sẽ chết!” thì rắc rối và phiền phức lắm đây. Dường như Trang có vẻ quan tâm kỹ càng hơn tôi, cậu ta chậm rãi đọc rồi lên tiếng:
- Khóa 30 à? Chúng ta thuộc khóa 38, vậy có nghĩa là người này tốt nghiệp từ 5 năm trước đúng không nhỉ?
Nói mới nhớ, hình như đây là lần đầu tiên tôi biết rằng mình học khóa 38 thì phải? Vậy là ngôi trường này đã thành lập được 39 năm rồi à? Cũng đúng thôi, chuyển trường vào thời gian nửa chừng như vậy, cộng thêm việc tôi chẳng có điều kiện gì để quan tâm đến những thứ như vậy, nên chưa từng nghe đến cũng là điều hiển nhiên. Nhưng mấy con số đó giờ đây cũng chẳng còn nghĩa lý gì nữa, tôi thi vào trường nghề mà, vậy nên việc có ấn tượng với ngành nghề của họ là điều hiển nhiên. Vậy nên, tôi buột miệng:
- Giỏi ghê!... Cho dù là nhà hàng gia đình nhưng mới 25 tuổi mà đã làm được bếp trưởng thì đúng là không tầm thường rồi.
Sau khi nghe thấy câu cảm thán vô nghĩa có phần đứt đoạn của tôi, Trang quay lại nhìn tôi với một ánh mắt khá bất ngờ. Nhưng ngay khi tôi nói tiếp về sau, cậu ta liền hạ mắt xuống rồi quay đi, chỉ để lại một tiếng “hứ”.
Cái gì vậy? Nực cười thật! Cậu ta tưởng rằng mình đã được nhận lời khen từ một kẻ như tôi, sau màn tính toán có phần xuất sắc vừa nãy hả? Chứ chẳng phải cậu ta không muốn người khác dành cho mình một sự tôn trọng à? Đôi lúc, tôi còn chẳng biết cậu ta đang nghĩ gì nữa. Sau đó, chúng tôi chẳng ai nói với nhau câu nào nữa mà tập trung đọc tiếp. Và phần này mới là nguồn cơn của mọi chuyện.
“ Gia đình tôi mở một nhà hàng hạng hai ở ngoại thành Hà Nội. Vốn sẽ chẳng có gì xảy ra nếu những vị khách đến ủng hộ cho quán nhà tôi thực sự có tâm. Đây không phải là vấn đề của riêng nhà hàng chúng tôi mà tất cả các nhà hàng trong khu vực đều phàn nàn những điều như vậy. Những vị khách xấu tính đó đến ăn và bỏ thừa rất nhiều, mà lại tuyệt nhiên không có một lời phàn nàn nào về chất lượng thức ăn cả. Tuy sự việc như thế xảy ra cũng chẳng khiến chúng tôi tổn thất một chút nào, nhưng với cả nhà hàng nói chung và thân là một người đặt tâm huyết vào những món ăn đó nói riêng, chúng tôi thấy vô cùng bực mình.”
Tôi dùng mắt và suy nghĩ. Quả thật, người Việt Nam, hoàn cảnh và thu nhập của họ tuy chẳng khá giả gì, nhưng những chuyện lặt vặt như giữ gìn thể diện và liêm sỉ là rất đáng được quan tâm. Tôi không hiểu những thứ đó có đem lại được lợi ích gì không, hay phải chăng nó chỉ là một cái danh hão huyền vô nghĩa.
- Đúng là vấn đề chung đáng buồn nhỉ?
Trang đột nhiên lên tiếng ngắt lại dòng suy nghĩ mang tính bức xúc, thông cảm thay cho khổ chủ của tôi. Mà cậu ta lại quan tâm đến chuyện này cơ à? Cũng đúng thôi, đối với một tiểu thư cành vàng lá ngọc, việc giao lưu với dưới nhà giàu để củng cố các mối quan hệ diễn ra rất thường xuyên. Đồng nghĩa với việc, cậu ta cũng đôi khi chứng kiến những điều mà chúng tôi đang bàn tới. Tôi chép miệng:
- Ừ! Đúng vậy. Cơ mà không phải “vấn đề”, phải là “vấn nạn” mới đúng. Vì là nhân viên phục vụ trong một nhà hàng tương tự nên tôi cũng khá hiểu và thông cảm cho câu chuyện của anh chàng này. Những kẻ chỉ biết đề cao giá trị bản thân hơn coi trọng trọng lượng đồng tiền đó thật là rác rưởi. Tuy một phần cũng có những người không như vậy, họ sẽ xin những chiếc túi ni lông để đựng về sử dụng sau. Nhưng hầu hết, những kẻ còn lại sẽ bỏ nguyên đó. Thậm chí, có nhiều món từ lúc bưng ra đến khi dọn vào, không hề được ăn lấy một miếng. Nếu sạch sẽ thì cũng chẳng đến nỗi nào, thế nhưng những kẻ ác ý đó lại còn bỏ cả đầu lọc thuốc lá hoặc giấy ăn vào trong. Thành ra đến cả lợn cũng không thể nuốt nổi.
Tôi dừng lại để nuốt nước bọt, có lẽ tôi đã nói hơi nhiều thì phải. Ai cũng sẽ vậy thôi, mỗi khi có người nào đó thấu hiểu và đồng cảm với câu chuyện của mình, chúng ta chắc chắn sẽ như một kẻ say, cứ ngồi đó mà huyên thuyên kể ra không chút ngại ngần do dự, hay giấu diếm. Và sau này, khi đã bình tĩnh ngồi nghĩ lại, chúng ta sẽ cảm thấy bản thân thật đáng bi hài biết bao. Nhưng điều đó cũng phụ thuộc vào người đối diện nữa, còn Trang thì vẫn im lặng lắng nghe, không nói gì, đôi khi chỉ khẽ gật đầu tỏ ý đồng tình. Kể cả khi tôi nói xong, cậu ta cũng không thèm nhìn tôi hay lên tiếng, mắt chỉ trân trân hướng vào màn hình máy tính. Thấy thế, tôi ngượng ngùng đổi chủ đề:
- Thôi thì, hãy theo dõi cách anh ta giải quyết, để rồi xem xét sẽ phải thay đổi kiểu nào cho hợp lý đây.
- Ừm.
Ra chiều đồng ý, Trang kéo con trỏ chuột xuống giai đoạn mà anh chàng “Long Bếp Trưởng” này giải quyết tạm thời và để lại hậu quả là quả lớn cỡ nào. Không ai bảo ai, chúng tôi đều lia mắt lên những dòng chữ mới:
“Không chỉ tôi, mà cả bố tôi- chủ cửa hàng- cũng cảm thấy bức xúc không kém, thậm chí, nhiều lần nó đã tiến triển thành một sự phẫn nộ. Nhưng vì danh tiếng và phong cách vốn có của nhà hàng, chúng tôi không thể cắt giảm khẩu phần của mỗi suất ăn được. Vậy nên, ông đã đặt ra một điều lệ mà bất kỳ vị thực khách nào cũng phải miễn cưỡng nghe theo. Bố tôi đã dán những tờ thông báo ở những nơi có thể dễ dàng nhìn thấy nhất, với nội dung: “Ai bỏ phí thức ăn, phạt 10000₫”
Ban đầu, nhìn chung có vẻ khả thi. Nhưng càng về sau, do quy cách phục vụ như vậy nên khách hàng cũng thường xuyên tỏ thái độ không vừa lòng, thậm chí, có nhièu người đã nổ ra tranh cãi với nhân viên. Và lâu dần, lượng khách ngày càng giảm mạnh. Vì thế, thu nhập của chúng tôi một tháng cũng sắp không đủ để trả lương cho nhân viên nữa. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng tôi đang đứng trước nguy cơ phải phá sản.
Nhưng đây là sự nghiệp của ông tôi gây dựng lên và đã chuyển lại cho bố tôi. Chúng tôi không muốn vì một sai lầm mà phải bỏ đi toàn bộ những nỗ lực đó, nên liền tìm hướng đi khác cho nhà hàng. Tôi rất mong sẽ nhận được những lời khuyên đắt giá nhất từ các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Chà! Quả là một vấn đề rắc rối nhỉ? Cùng lúc đó, Trang cũng vừa đọc xong, cậu ta ngẫm nghĩ một lát rồi nhẹ nhàng lên tiếng.
- Tác dụng ngược à?
- Có thể... đúng.
Tôi ngập ngừng, vừa suy nghĩ. Đôi khi, đối mặt trước một vấn đề nào đó, Chúng ta thường chỉ nghĩ cách giải quyết tạm thời và nhanh nhất mà không thèm để ý đến tâm trạng của những người mình cần tôn trọng, hậu quả nó đem lại. Để rồi cuối cùng, thứ chúng ta gặp phải không chỉ là một chuyện nhỏ nhặt đó nữa mà lại là một vấn đề lớn hơn, một vấn đề không dễ dàng để xử lý như căn nguyên của nó nữa. Đó là tác dụng ngược. Rồi như để giải thích thêm cho tình trạng lấp lửng của mình, tôi liền nói:
- Đối với một nhà kinh doanh, họ luôn luôn phải coi khách hàng là thượng đế. Thế nhưng, có vị thần nào lại cảm thấy ổn khi bị một điều luật vớ vẩn kìm hãm, ép buộc họ đâu chứ? Cái sai của ông chủ cửa hàng là đã đặt ra yêu cầu đó rồi ép các vị khách phải thực hiện. Tuy rằng nhập gia tùy tục, chắc chắn ở mỗi nơi khác nhau, sẽ đều có những quy định mà chúng ta phải tuân theo khư không hút thuốc lá trong quán, hạn chế làm ồn, hay không vứt rác bừa bãi ra sàn,... Nhưng cũng có một vài điều luật mà khi chúng ta nhắc nhở, nó sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng của khách hàng. Vì thế, thứ mà cửa hàng nhận lại rốt cuộc chỉ toàn là sự bất mãn cũng không có gì là lạ.
Mà nói chung thì, vốn dĩ, vấn nạn lãng phí thức ăn và tiền bạc của người Việt Nam đều xuất hiện nhiều cái bóng to lớn cùng lòng tự tôn, nhân phẩm và sĩ diện hão của họ rồi. Họ đã sợ hãi, trốn tránh những lời nhận xét tiêu cực từ dư luận hay mọi người xung quanh mỗi khi có ý định tiết kiệm. Quả là những thứ phù phiếm và rác rưởi mà. Nghe những lời nhận xét cũng bất mãn không kém của tôi, Trang liền quay lại, dùng một ánh mắt tò mò rồi hỏi:
- Vậy cậu nghĩ sao về yêu cầu này, có khắc phục ngay lập tức được không?
- Để xem nào?
Hỏi như vậy có nghĩa là cậu ta cũng chưa tìm ra được cách xử lý tốt nhất à? Cũng đúng thôi, ngay cả một người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề còn không nghĩ ra được, thì học sinh bình thường như chúng tôi, làm sao có thể tìm ra hướng đi mới chỉ trong vài phút đồng hồ chứ? Nhưng rất may cho cậu ta, tôi là một người từng trải, những vấn đề xảy ra rất thường xuyên mà ngày nào cũng gặp phải như thế này, không hẳn là tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Tôi liền liếm mép, thử nêu ra ý kiến của mình:
- Ừ thì... thực ra...
Nhưng...
- “Thực ra, cách giải quyết thì có rất nhiều”. Cậu định nói như vậy đúng không.
Cái gì đang xảy ra ở đây vậy? Cậu ta nhìn thấy tương lai hay đọc được suy nghĩ của tôi à? Càng lúc, Tôi càng cảm thấy cô gái này quá bí ẩn và nguy hiểm, thật không hề tầm thường mà. Nhưng dù sao thì đây là câu mà ai cũng sẽ nói lúc này, Tôi không suy nghĩ sâu vào nữa mà chỉ chắt lọc những lời lẽ tốt nhất rồi nói:
- Đúng thế. Nhưng dù thế nào thì chúng ta cũng chỉ giải quyết được một trong hai vấn đề mà thôi. Hoặc là tăng thu nhập thì phải chịu cảnh dọn thức ăn thường xuyên, hoặc là khắc phục được điều đó nhưng sẽ trở nên mất khách. Vậy thì, thay vì ép khách hàng phải xử lý hết đống thức ăn, tại sao chúng ta không để họ tự ép bản thân mình phải ăn hết? Chẳng những thế, họ còn cảm thấy hài lòng với sự phục vụ chu đáo, tận tình của nhân viên nữa.
- Tôi đã hình dung ra được tương đối những điều cậu nói rồi. Nói thì dễ nhưng thực hiện mới là khó. Thế rốt cuộc, cậu có cách giải quyết nào mang tính khả thi cao không?
Trang đột nhiên ngắt lời tôi và nhảy luôn đến bước quan trọng nhất. Tôi tuy cảm thấy hơi khó chịu nhưng cũng định dừng ở đó luôn, nên quyết định sẽ không trách cứ hay phải làm gì nữa. Đọc qua tin nhắn của anh chàng “Long Bếp Trưởng” một lần nữa, tôi lên tiếng:
- Thì như đã nói, trước đây tôi cũng đã từng suy nghĩ về cách giải quyết của vấn đề này rồi. Tuy chỉ mang tính tạm thời ngưng lại rất có hiệu quả đối với cả hai hướng chúng ta cần xử lý nữa.
Nghe tôi nói vậy, Trang ngoái đầu lại nhìn tôi, khẽ mỉm cười. Rồi không để tôi đợi lâu, cậu ta dùng chân ấn mạnh vào chân bàn khiến cả chiếc ghế mình đang ngồi di chuyển sang bên cạnh một đoạn. Tôi biết chứ, hành động đó có nghĩa là cậu ta đang nhường chỗ đứng cho tôi. Và cậu ta lên tiếng:
- Thế thì nhờ cậu giải quyết vấn đề này nhé. Nhưng nhớ dùng từ cho cẩn thận vào. Như tôi nói, cậu chỉ đang mượn danh tiếng của hội để làm điều đó thôi, Đừng có làm ăn kiểu đem con bỏ chợ như cái cách cậu vẫn thực hiện.
Đây là thái độ mà cậu ta nhờ vả người khác à? Mà không, đứng ở vị trí của cậu ta thì phải gọi là ra lệnh hay giao việc mới đúng. Nhưng cậu ta cảnh báo trước như thế cũng không hẳn là thừa thãi. Đối với một người đã từng đọc hết các bài văn nghị luận của tôi trong quá trình điều tra, việc cân nhắc thế này là điều nên làm, kể cả tôi cũng vậy.
- Tôi biết rồi!
Nhìn cậu ta, tôi thở dài rồi khẽ trả lời. Quả thật lúc này, tôi đang vô cùng chán nản. Rồi không để mất thời gian nữa, tôi liền cuối xuống, đặt tay lên bàn phím để chuẩn bị gõ chứ. Nhưng vừa lúc đó, Trang cũng đổi tư thế ngồi, tay phải chống cằm, mắt vẫn hướng vào màn hình máy tính, trông đợi.
Bỗng, Một mùi hương nhè nhẹ, lạ lẫm, dễ chịu vô cùng bị khứu giác của tôi tiếp nhận. Tuy thoang thảng nhưng thơm ghê. Cái gì vậy? Mùi của con gái à? Chẳng biết có phải do tôi vẫn còn là một thằng trai tân, chưa bao giờ đụng chạm đến cơ thể của người khác giới hay không? Nhưng lúc này, trong đầu tôi chỉ văng vẳng câu hỏi và chỉ một câu hỏi duy nhất: “Tại sao cơ thể của con gái lại thơm và kích thích như vậy nhỉ?”.
Không điều khiển được phản xạ theo những suy nghĩ và lý trí của mình. Quả thật lúc đó, tôi còn không thể nhớ được bản thân đang tưởng tượng điều gì trong đầu nữa. Di chuyển động từ một góc khá nhỏ, tôi nghĩ thế. Và rồi, không biết từ lúc nào, dáng người nhỏ bé của Trang đã chiếm trọn tầm nhìn cùng sự chú ý của tôi. Một khuôn mặt xinh xắn vô cùng. Tôi và cậu ta, mặt của cả hai lúc này chỉ cách nhau chưa đến hai gang tay. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nhìn Trang ở một vị trí gần như thế này. Tôi cứ thế, đắm đuối dắt vào bờ môi đang căng mọng kia.
Nhưng đột nhiên, Trang đảo mắt lại nhìn khiến tôi giật mình lùi lại, rồi quay đi hướng khác. Nguy hiểm thật, chỉ suýt chút nữa thôi, một chút nữa, có lẽ tôi sẽ không kiềm chế được thú tính của mình mà lại làm chuyện bậy bạ với cậu ta mất. Lúc này, tôi đang cực kỳ bối rối và ngượng ngùng. Không biết có phải muốn xóa bỏ sự nghi ngờ thông qua ánh mắt kia của Trang hay không, nhưng tôi chỉ nhìn vào màn hình máy tính lỗi ấp úng hỏi, giọng còn hơi run run:
- À, này, các... các cậu thường xưng hô như thế nào mỗi khi giải quyết những vấn đề kiểu này vậy?
Trang có lẽ đã không để ý hay nghi ngờ gì nữa, cậu ta chỉ chép miệng, ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
- Ừm, cứ chúng tôi- bạn là được rồi, không cần cầu kì quá đâu. Nhưng chú ý ngôn từ một chút nhé.
Hình như đây là lần thứ hai cậu ta nhắc nhở tôi về vấn đề này rồi thì phải? Không lẽ cách ăn nói, dùng từ của tôi tệ đến vậy cơ à? Bởi thế, và cũng qua sự việc vừa nãy, tôi đã cố gắng tự kéo bản thân ra khỏi những dòng suy nghĩ đen tối đó. Rồi chắt lọc, lựa chọn những ngôn từ mà tôi cho là ổn nhất, sắp xếp lại sao cho ngắn gọn, xúc tích nhất. Đặt tay lên bàn phím một lần nữa, tôi nuốt nước bọt đánh “ực” một tiếng rồi bắt đầu gõ. Từng dòng, từng chữ cái đều đều hiện ra trước mắt:
“Chào bạn. Dựa vào vấn đề của bạn, chúng tôi xin đưa ra cách giải quyết như sau: Chỉ cần thay đổi điều luật đó của quán thành một chương trình khuyến mãi với nội dung: “Ai không phung phí thức ăn, thưởng 10000₫”. Đồng thời tăng giá thức ăn lên 10000₫/món. Tuy đây chỉ là giải pháp tạm thời nhưng không phải là không có hiệu quả.”
Sau khi tôi nhấc tay ra khỏi bàn phím, tiếng lạch cạch cũng vừa dứt. Nhưng tôi chưa gửi ngay mà còn cẩn thận lướt mắt rà soát lại từng chữ để chữa lỗi chính tả và chọn lọc câu cú như lời Trang cân nhắc. Mặc dù khi cảm thấy đã an tâm lắm rồi, tôi cũng không tin vào mình mà còn đứng ra để nhường chỗ cho Trang, vừa lên tiếng:
- Tôi không biết nhiều đó đã đủ tiêu chí và yêu cầu của hội chưa, nhưng đại loại thì phương án tối ưu nhất là như vậy đấy. Nếu cảm thấy gì không ổn thì cứ việc chỉnh sửa và đưa ra cách giải quyết, thế nào là tùy cậu.
Nghe tôi nói, cậu ta cũng đọc qua một lượt. Sau gần 30 giây, có lẽ như đã tương đối hiểu ý kiến của tôi rồi, cậu ta liền gật đầu vài cái rồi nói:
- Theo phương diện của tôi thì,... cách xử lý của cậu mang tính xác thực khá cao. Việc đánh vào tâm lý người khác dễ dàng như thế, quả không hổ danh là kẻ chuyên làm trò dơ bẩn, nhỉ? Thế nhưng...
... Thế nhưng. Tôi im lặng chờ đợi câu nhận xét cuối cùng của Trang, vừa nghĩ: tại sao cậu ta lại có thể suy diễn một cách áp đặt như vậy nhỉ? Chỉ vì giải quyết mọi vấn đề theo hướng tàn nhẫn đậm chất “Tôi” mà cậu ta lại nghĩ tôi là một kẻ tiểu nhân được ư? À không, ở đây phải dùng từ “biết được” mới chính xác. Kèm theo câu nói đó là một cánh nhìn cùng nụ cười đầy khinh bỉ. Nhưng sau đó, Những biểu cảm độc một sự thật đó biến mất để nhường chỗ cho thái độ vô cùng ngạc nhiên, cậu ta nói: Thế nhưng...
- ... Chỉ có vậy thôi à?
Hả? Sao lại “chỉ có vậy thôi”? Đó không phải là những điều mà tôi trông đợi từ Trang. Đây là phương án duy nhất mà tôi có thể nghĩ đến để khắc phục tình hình hiện tại. Và đương nhiên, tuy rằng không phủ định bản thân có đôi chút kiêu ngạo và tự tin thái quá, trước đó, tôi đã vô cùng hài lòng với thành quả đầy tâm huyết mà mình vừa tạo nên. Nhưng tôi không tranh cãi hay ngụy biện gì mà chỉ thở dài hụt hẫng. Đơn giản thì tôi không có tư cách để nói những điều bản thân nghĩ, dưới danh nghĩa là người đi xin ý kiến từ phía Trang mà. Tôi chỉ hỏi lại nhằm thúc đẩy một lời giải thích:
- Tôi không nghĩ là mình có thiếu sót điều gì cả.
Đúng vậy mà, những gì cần nói tôi cũng đã trình bày hết ra rồi, vô cùng ngắn gọn và súc tích. Nhận thấy thái độ ương ngạnh của tôi, Trang lập tức tạo ra một chuỗi các hành động như lắc đầu, thở dài, chép miệng, chán nản lắm. Rồi cậu ta nhìn tôi đăm đăm. Sao vậy? Trên mặt tôi có dính gì à? Tôi không biết khuôn mặt của tôi lúc này có hình thái ra làm sao, nhưng sau khi nhìn thấy nó, Trang liền day day sống mũi, liếc mắt vào màn hình rồi hỏi tôi:
- Ý tôi là: cậu chỉ viết có thế và cho rằng nó đủ rồi sao? Không có chào hỏi, giới thiệu, đưa ra cách giải quyết đầy đủ hơn, hay thậm chí cả lời chúc và mong muốn của mình dành cho họ ư? Rốt cuộc thì trước nay, cậu viết đơn từ kiểu gì vậy?
Vậy ra, một tờ đơn nói chung hay lời khuyên của hội nói riêng, cũng cần phải có bố cục và văn phong như vậy ư? Không phải là tôi chưa viết đơn bao giờ, tôi cũng đã từng nộp ba cái bản kiểm điểm, bản tường trình và tờ đơn xin chuyển trường, sau vụ lùm xùm ở trường cũ rồi mà. Chỉ là tôi không nghĩ rằng, Việc tư vấn tâm lý này cũng cần đến bộ phận như quốc hiệu hay tên tuổi, lý lịch của người viết. Và cũng như tôi nghĩ thôi, nó không cần thiết. Nhưng tôi vẫn không thể tránh được những thiếu sót “trầm trọng” như vậy. Chẳng phải là tôi không biết, mà tôi tin chắc rằng, nó vô cùng thừa thãi. Nghĩ vậy, tôi liền cao giọng:
- Mấy cái đó, đối với tôi mà nói, nó không cần thiết. Tôi đơn giản lắm, những tiểu tiết đó chỉ quan trọng về khía cạnh hình thức mà thôi. Vả lại, tôi cũng không giỏi việc làm hài lòng người khác, như thế giả tạo bỏ xừ. Còn nếu họ thực sự cần thiết những lời khuyên, ý kiến từ tôi, thì họ sẽ không quá cầu kỳ về mặt nghệ thuật như vậy.
Nhưng có vẻ như Trang không nghĩ thế, hay chính xác hơn là cậu ta đã nhìn ra những suy nghĩ, mưu cầu tồi tệ trong lời nói của tôi. Vì lúc này, tôi đang đứng lên cậu ta liền ngẩng mặt lên, lườm tôi chằm chằm, mặt nghiêm nghị. Dùng một chất giọng cứng rắn, thách thức như muốn ghim thẳng vào trái tim yếu đuối khiến tôi vô cùng xấu hổ:
- Đừng bao giờ lôi thói quen hai mặt tối của con người cậu ra mà thanh minh cho tính cách cậu nữa. Cậu chỉ đang cố chấp, đang ngụy biện cho hành vi sai trái của mình mà thôi.
Vậy à? Con người đơn giản của tôi cũng dễ dàng bị nhìn thấu nhỉ? Không biết cảm xúc này trong tôi là gì đây? Tội lỗi chăng? Không, chỉ đơn giản là quá xấu hổ mà thôi. Nhưng nhìn chung thì những điều cậu ta vừa nói, hoàn toàn không phải là vô căn cứ. Vậy nên, tôi chỉ hạ giọng chữa thẹn cho qua chuyện:
- Ừ thì, nhưng nhìn chung, đại để cách giải quyết của tôi là như vậy đó. Nếu như cậu còn thấy bất mãn gì thì cứ tùy ý mà sửa lại, tôi không có phàn nàn gì đâu.
Nghe vậy, Trang chỉ day day trán, nhìn tôi, lắc đầu tỏ ý bất lực rồi lên tiếng:
- Thật là không còn lời nào để nói với cậu.
Có lẽ đúng như cậu ta nói, chúng tôi “không còn lời nào để nói” với nhau nữa, Trang bắt đầu kéo chiếc ghế bành sát lại vị trí cũ của mình, đặt tay lên bàn phím mà bắt đầu gõ. Tôi nghĩ đó là một bức thư dài dòng và thừa thãi vô cùng, Nhưng không thể phủ định nó được viết bằng một giọng văn tốt hơn tôi rất nhiều:
“Chào bạn.
Chúng tôi thay mặt “Phòng khám tại nhà” xin được đóng góp ý kiến về vấn đề và câu hỏi của bạn.
Đầu tiên, chúng tôi rất hiểu và thông cảm cho công việc nhà hàng nói chung và nhà hàng của bạn nói riêng. Đây là một vấn đề chung vô cùng khó xử lý.
Sau khi bàn bạc, chúng tôi đã quyết định đi đến một cách giải quyết như sau:
- Bạn hãy tăng chi phí cho mỗi món ăn lên 10000₫.
- Thay đổi điều lệ khắt khe đó của quán bằng một chương trình khuyến mãi mới: “Ai không phung phí thức ăn, thưởng 10000₫”.
- Tại vị trí các tờ thông báo lúc trước, hãy thay thế bằng một chỉ định mới, mang tính không bắt buộc tương tự như: “Làm ơn không bỏ thừa quá nhiều thức ăn”.
Tuy rằng đây chỉ là phương án tạm thời và cũng không đạt được hiệu quả lâu dài. Nhưng lại là cách thức khắc phục tình hình duy nhất của quán bạn thời điểm hiện tại mà chúng tôi có thể cấp tốc nghĩ ra.
Dẫu thế, chúng tôi rất mong những lời khuyên này sẽ giúp ích một phần cho công việc của bạn. Chúc bạn ổn định được doanh thu, khôi phục lại danh tiếng của quán thành công.
Trân trọng
Lương Văn Minh”
Nhìn theo từng dòng chữ dần dần hiện ra trên màn hình, tôi có phần hơi trầm trồ trước cách trình bày bức thư của Trang. Nếu tên người nhận là tôi thì hẳn tôi cũng phải lòng lắm. Nhưng cái lại là, tại sao cậu ta lại đề tên tôi vào cuối bức thư do mình viết thế kia. Lấy làm khó hiểu, tôi liền quay lại hỏi Trang:
- Tôi không rõ cậu để người gửi là tên tôi làm gì? Tại sao không phải tên cậu?
Nghe tôi thắc mắc, Trang suy nghĩ một lát rồi trả lời:
- Ý tưởng này là của cậu mà, tôi chỉ là người hỗ trợ để trình bày thôi. Vì thế nên tôi đâu thể một mình ôm trọn toàn bộ công lao được?
Cho dù là vậy đi chăng nữa nhưng tôi cũng cảm thấy có phần tội lỗi, cắn rứt lắm. Nói chung thì, việc này đối với tôi chẳng có gì to tát. Cũng suy nghĩ như trang ngay sau đó, “Tôi đâu thế một mình ôm hết chọn công lao được?”. Nghĩ thế, tôi quyết định cúi xuống, đặt tay lên bàn phím, điều chỉnh thanh gõ ra trước tên của tôi mà Trang vừa viết rồi bắt đầu thêm vào: “Đặng Thùy Trang”. Xong xuôi, tôi đang đứng dậy, nhường chỗ lại cho cậu ta, rồi chỉ để lại một câu:
- Như thế này là ổn nhất nhỉ? Mà kể cả không thêm tên người gửi vào thì cũng đã đạt đủ yêu cầu rồi mà.
Khẽ gật đầu, cậu ta không trả lời, tay đặt lên con chuột di chuyển vào mục “gửi”. Khi dòng thông báo “đã gửi” hiện lên, tôi có lẽ đã tin rằng công việc của mình vừa kết thúc, Nên lịch đảo mắt nhìn Trang một lượt nữa rồi quay gót hướng lại vị trí cũ của mình. Lúc này, không biết tự bao giờ, cơn buồn ngủ vừa nãy của tôi bỗng dưng biến mất hoàn toàn, duy chỉ còn sự mệt mỏi thì vẫn vương vấn đâu đây. Nghĩ vậy, tôi liền quyết định sẽ đọc tiếp phần còn lại của cuốn sách đang dang dở.
O O O
Chiếc đồng hồ vẫn cứ quay từng vòng đều đặn, còn tôi thì vẫn cứ lướt mắt trên từng dòng chữ. Có lẽ... chắc chắn, mỗi khi ta khi không quan tâm đến, thời gian đối với ta sẽ trôi qua nhanh sự áp đặt của bản thân. Chỉ một lát sau, cánh cửa gỗ nặng nề và khó chịu kia đột nhiên bật mở. Bên ngoài, hai bóng người vén tấm rèm đang rung động lên rồi bước vào. Khoảng vài giây trôi qua, cả hai người đó đồng loạt lên tiếng:
- Em chào anh chị!
- Chào các cậu, sao đến sớm vậy Minh?
Tuy lúc đó, do chịu ảnh hưởng ánh sáng của ngôi sao duy nhất trong Thái Dương Hệ chói lòa chiếu vào nên mắt tôi vẫn chưa thể xác định được tình hình hiện tại. Nhưng qua giọng nói và cung cách chào hỏi, tôi tin chắc rằng Hải và Nam đã đến. Thật là, muộn quá đó, đã gần 3:30 rồi còn gì. Và cũng giống như thái độ của tôi lúc này, đáp lại lời chào đầy thân thiện đó, Trang chỉ lạnh tanh, nghiêm trọng trách móc:
- Các cậu có biết mấy giờ rồi không? Đừng hành xử một cách vô kỷ luật như vậy.
Hình như tôi từng nghe câu này rồi thì phải? Trang là một người có tính kỷ luật cùng tinh thần trách nhiệm vô cùng cao, cho dù đến sau hay đến trước, chỉ cần không đúng thời gian sẽ đều bị cho là muộn hết. Thật là. Nếu cứ mãi khắt khe với bản thân và người khác như vậy thì sau này, sẽ chẳng có ai dám rước cậu về làm dâu đâu. Nhận thấy sự bực dọc của Trang, Hài chỉ xoa đầu cười xòa cho qua chuyện còn Nam thì khẽ vui vẻ lên tiếng:
- Xin lỗi, xin lỗi!
Tôi thở dài, cố gắng không để ý gì nữa mà tiếp tục công việc đọc sách của mình. Trong bụng chỉ nghĩ thầm: “Cái hội lố nhố này, quả nhiên là không đáng tin cậy mà!”.
O O O
Sau cùng, cho dù có đọc đi đọc lại bao nhiêu lần đi nữa, Tôi vẫn không thể hiểu được những cụm từ khoa học mang đầy tính chuyên môn trong câu chuyện lý của Các Mác. Nhưng đại khái thì tôi hiểu rằng, đơn giản thì: những công việc kinh doanh vốn dĩ chỉ đọc sự lừa đảo, mục đích chủ yếu mà nó hướng đến chính là cái lợi không hơn, những lời lãi được sinh ra từ sự thèm khát, ham muốn nhất thời của người tiêu dùng, thông qua những lời quảng cáo “chỉ mang tính minh họa cho sản phẩm” nhưng đầy hoa mỹ, của những kẻ dối trá đó mà thôi.