Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Chương 46: Kén Rễ

Trương công vừa khoan thai bước vừa ngẩm nghĩ đến việc biến sắp xảy ra

trong nhà mình.

ông buồn rầu tự nhủ: "nhà ta là một nhà thế phiệt đời đời khoa giáp xuất thân,

không thể nào lại chịu để cho kẻ kia làm nhơ nhuốc được ? . . . Thà giết chết con gái

đi còn hơn?"

Dần dần ông cũng nguôi cơn giận: "Ư, chẳng lẽ nó theo học đạo thánh hiền,

mà lại bậy bạ được ? . . . Ư, cho dẫu thằng kia có định tâm gởi thư trêu ghẹo con ta

nữa, những con ta đã thuận đâu? . . . Phải để ta tra xét đã. . . Những hạng công tử sính

thơ, gặp nguồn cảm hứng thì họ viết ra những câu tình tứ đó thôi, vị tất đã để tặng

ai... Ta chẳng thấy có thầy khóa viết thơ gởi lên trời ve vãn con Ngọc hoàng đấy

Kiến Xuyên hầu bật cười lên tiếng?

- "ồ ? Tuổi trẻ ? . . . Ngày xưa, chính ta đây thấy gái đẹp, ta chẳng ngâm vịnh là

gì? Chẳng những ngâm vịnh, ta lại còn trêu ghẹo nữa kìa..."

Hầu vui vẻ nghĩ tiếp:

- "Vả lại Phạm Thái cũng là một danh sĩ đời nay. Trí thức ấy, học vấn ấy, thực

xứng đáng với tài mạo con ta. . . Được, để ta xem. . . "

Hầu bước vào trong nhà thì vừa gặp Trương phu nhân tiễn chân một bà khách

ra công.

Một lát sau, chờ phu nhân trở lại. Trương công cười hỏi:

- CÓ điều gì vui mừng mà bà hí hửng thế?

Phu nhân cười hỏi lại:

- ĐỐ ông biết việc gì?

- Việc của bà thì tôi còn biết sao được?

Trương phu nhân ghé vào tai chồng thì thầm:

- ông Phủ Trịnh nhờ mối đến hỏi con Quỳnh Như ChO CậU Trinh Nhị.

Trương Công thở dài không nói gì.

- Sao? ông không ưng chăng? ông phải biết ông phủ Trịnh giàu nhất phủ

Kiến Xương . . .

Trương công cười gằn, ngắt lời:

- Thì nhà ta đã nghèo đói đâu mà cần bám vào nhà giàu, mà phải thông gia với

nhà giàu?

- vẫn biết thế, vẫn biết mình chẳng cần nương nhờ ai, nhưng con Quỳnh Như

sau này thế nào cũng yên thân đỡ phải vất vả làm lụng.

Trương công gắt:

- Làm gì bà vội vồ lấy người ta thế? Thì hãy để xem thằng Trịnh Nhị học hành

ra sao đã nào.

- Điều đó thì ông chả phải lo. Khoa mới rồi giá đừng xảy ra việc mưu phá

trường thi thì nay nó đã ông cống rồi . . .

- Sao bà biết? Ý chừng bà mối bảo thế.

- Sao tôi chả biết? Dễ ông tưởng gả con lại không kén chắc. Tôi cho ngưòi dò

la, chẳng những biết sức học của Trịnh Nhị, mà lại còn biết tính nết cậu ấy nữa

kia.

Trương công cắt đoạn câu truyện:

- Được, rồi biết.

Sáng hôm sau Trương công truyền làm một bữa tiệc thực long trọng rồi cho

mời Trịnh Nhị đến dự.

Nhận được thiệp mời Trịnh Nhị hí hửng, vào khoe mẹ (Trịnh phu nhân vừa Ở

phủ về được mấy hôm để lo việc hỏi vợ cho con).

- Bẩm thân mẫu, việc xong rồi, Trương tướng công gửi thiệp mời con đến dự

tiệc

Trịnh phu nhân vui mừng:

- Thế à? Nhưng con chắc đâu là xong?

- Sao lại không chắc. Con sang đấy sẽ giở hết tài ra, thì thế nào Trương tướng

công cũng phải phục mà bằng lòng gả Quỳnh Như cho con.

- Nhưng con cũng nên cẩn thận, mẹ nghe nói Kiến Xuyên hầu học rộng tài

cao, mà Quỳnh Như vào thơ lỗi lạc. Không khéo bị cha con họ lấn át thì nhục đấy.

Trịnh Nhị mỉm cười:

- Thân mẫu quá lo xa làm gì thế? Cứ một cái gia tài nhà ta cũng đủ xứng đáng

với cái tài mạc của Quỳnh Như rồi. Vả lại tài nàng là tài của một người con gái

địch sao nổi tài cao, trí rộng của bậc nam nhi như con.

Chàng chắp tay chào mẹ rồi sửa soạn trang sức cực kỳ lịch sự: Tấm khăn

nhiễu tam giang mới quấn rất khéo làm lộ hẳn cái trán cao, chiếc áo gấm lam thêu

kim tuyến thướt tha chấm gót, cái quần lụa ngả mày hồng phớt trùm gần kín đôi

hài thêu. Trước khi ra đi, Trịnh Nhị không quên đánh qua một lượt phấn gạo rồi

đem các bài thơ cổ đã học thuộc lòng ra đọc một lượt.

Xong rồi, chàng thong dong nhẹ bước tới biệt thự Kiến Xuyên hầu.

Đến cổng, chàng gặp một người y phục nhã nhặn vái chào và lễ phép nói:

- Tướng công tôi mời công tử vào chơi.

Trịnh Nhị trừng mắt nhìn rồi vái chào lại và hỏi:

- Thưa... Thưa ngài, dám xin ngài cho lãn sinh này được biết quý tính cao

danh để lãm sinh được hầu truyện.

Phạm Thái vẫn lễ phép đáp:

- Thưa công tử chúng tôi họ Phạm tên Văn Lý, được Trương tướng công tìm

đến dạy các cậu các cô con quan cố hiệp trấn Lạng Sơn.

Trịnh Nhị có vẻ kiêu hãnh:

- à? Thầy đồ. Vậy mời thầy đi, lãn sinh xin theo.

Phạm Thái cố nén lòng căm tức, ôn tồn nói:

- Thưa lãn tiên sinh, chúng tôi lấy làm...

Trịnh Nhị chau mày, ngắt lời:

- Thầy đồ mà không biết hai chữ lãn sinh ư? Tôi nhún mình mà tự xưng là lãn

sinh, chứ có phải tên hiệu tôi là Lãn sinh đâu.

Phạm Thái vờ giật mình, xin lỗi:

- Chết chửa, chúng tôi vô tình xúc phạm tới công tử, xin công tử đại xá cho.

Vốn chúng tôi có biết tiếng cụ Lãn ông Nguyễn Hữu Huân, nên tưởng công tử

cũng lấy mỹ tự Lãn sinh. Vậy xin công tử cho chúng tôi rõ quý hiệu, để chúng tôi

được hầu chuyện.

Trịnh Nhị tỏ vẻ khinh bỉ, vờ không nghe rỏ, rảo bước đi vào trong nhà, đến

trước mặt Trương công và Trương phu nhân, lễ phép chắp tay vái:

- Vãn sinh Trịnh Nhị xin cúi đầu lạy trình.

Trương phu nhân vội đứng dậy niềm nở mời chào:

- Mời công tử ngồi chơi.

Rồi phu nhân lảng vào buồng bên để mình Trương công tiếp hai chàng thiếu

men.

Quỳnh Như thấy mẹ vào, liền hỏi:

- Bẩm mẫu thân ai vừa đến chơi, con coi như người gặp Ở chùa Non Nước

ngày nào.

Trương phu nhân cười mắng yêu con:

- Mày nấp nhìn trộm người ta đấy à? Ngày nay chúng mày đáo để quá. Thời

thầy mày làm rể, tao nghe nói đến tên ấy đã đi trốn biệt.

Quỳnh Như tái mặt suýt ngất đi: "Thì ra cái người đọc thơ cũ nhận là thơ của

mình, cái cậu ấm dốc ấy, chính là vị hôn phu của ta đó?"

- Con sao thế?

- Bẩm thân mẫu, con hơi váng đầu. Nhưng không sao?

- Vậy con đi nằm nghỉ.

- Bẩm được, thân mẫu để mặc con.

Rồi nàng tìm vào ngồi trong xó tối bưng mặt khóc thút thít. Nàng vụt nghĩ đến

mấy câu thơ trong bài "Cầm tháo" của Phạm Thái:

Im ỉm sầu trưởng chín khúc,

Mượn tiêu cầm đỡ lúc tương tư,

Cầm sao thấy điệu ngẩn ngơ,

Sầu ai luống khách thơ thâm cùng.

Nàng lau nước mắt rồi lẩm bẩm nói một mình.

"Hay chàng biết rằng ta sắp về tay người khác... Không, không thể nào thế

được, thà ta tự tử cho hết kiếp, chứ bắt ta lấy con người dốt nát, đần độn ấy thì ta

nhất định không nghe".

Nàng lại nghĩ "Can chi phải khóc lóc, buồn bã. RÕ ta cũng trẻ con? Với lại đã

có gì gọi là chắc chắn ? "

Rồi nàng gượng đi trang điểm, vì nàng sợ nhỡ thân phu vào trông thấy dung

nhan tiều tuy mà hiểu thấu lòng nàng chăng. Đoạn nàng đứng bến cửa buồng nấp

sau bức rèm, ghé mắt nhòm ra nhà ngoài.

Lúc bấy giờ vừa bắt đầu vào tiệc. Trương công nâng chén nói:

- Ngày xuân không gì thú bằng uống rượn ngâm thơ. Lão gia nghĩ thế nên có

buổi chén xoàng này mời hai thiếu niên thi sĩ đến chơi cùng nhau xướng họa cho

lão được quên trong chốc lát cái tuổi già nua yếu đuối.

Trịnh Nhị nghĩ thầm: "Rõ Trương tướng công khéo bày vẽ giở giọng văn hoa.

Thì cứ nói phăng là thử tài chú rể này có xong không. Tài tướng công thì là một

mớ tài cổ, ta không lo lắm. Vã dầu ta có kém thì con rể kém bố vợ, lý ấy là

thường. Đến như cái anh đồ đạc kia, chẳng qua là một anh hủ nho, có hai chữ lãn

sinh còn không thủng nghĩa, nói gì làm thơ phú?"

Không thấ ai trả lời, Trương công nói tiếp:

- Thế nào ? Hai công tử nghĩ sao?

Trịnh Nhị mỉm cười vì chàng không hiểu sao Trương công lại gọi thầy đồ kia

là công tử. Nhưng Phạm Thái đã đứng dậy chắp tay lễ phép nói:

- Bẩm tướng công, vãn sinh học vấn được mấy nả, mà dám múa dìu qua mắt

thợ, đánh trống qua cửa nhà sấm...

Trịnh Nhị tiếp:

- Sao mà ông đồ giỏi phương ngôn, tục ngữ thế?

Phạm Thái vờ không nghe rõ câu chế riễu, nói luông:

- Nhưng tướng công đã dạy đến, văn sinh đâu dám từ nan.

Tướng công cười:

- Phạm công tử nhún mình lắm? Văn tài của công tử, lão gia còn lạ gì?

Trịnh Nhị giật mình: "Chết chưa, thằng này dễ thường đã xướng hoạ với

Trương công nhiều lần rồi chăng?"

- Trịnh công tử nghĩ sao?

Trịnh Nhị cũng đứng dậy trả lời:

- Dạ, xi tướng công cứ đề ra cho.

Trương công nâng rượn mời, rồi nói:

- Còn phải tìm đầu đề Ở đâu nữa? Ta đương vui chén với nhau, chi bằng lấ

ngay đề "Ngày xuân uống rượn," mà vịnh một bài Đường luật thất ngôn bát cú.

Phạm Thái còn đương tìm vần thì Trịnh Nhị đã mỉm cười, nói:

- Dám bẩm tướng công, làm bằng hán tự có được không?

- Cũng được.

- Vậy, vãn sinh xin đọc:

Cẩm giang xuân sắc hội thi ngâm,

Ngọc lũy phù vân biến cổ câm. . .

Phạm Thái thản nhiên đọc luôn:

Bắc cực triều đình chung bất cải,

Tây sơn khấu đạo mai tương xâm.

Rồi nói tiếp:

- Bẩm tướng công, không ngờ, Đỗ, Trịnh lưỡng thi gia, lời văn lại giống nhau

đến thế? Mà lại hợp lắm? Nhất là hai câu dưới.

Trịnh Nhị cãi:

- Bẫm tướng công, anh đồ này dám hỗn xược trước mặt tướng công. Bắc

chước cổ nhân là một sự thường chứ? Không đọc Lý Bạch, ĐỖ Phủ, một thi sĩ đời

nay chỉ viết nên những câu vô vị.

- vâng, công tử dạy rất phải. Đã là văn nhân thì ai không đọc, không thuộc

Đường thi. Chẳng nói ai, chứ như bỉ nho đây, giá không thuộc Đường thi, nối điệu

sao được với công tử.

Trương công sợ hai người sinh ra to chuyện, liền nói chữa cho Trịnh Nhị:

- Lão gia coi ra hai công tử cùng đọc rộng, nhớ nhiều. Bài thơ ấy thực lão gia

chưa xem qua, thế mà hai công tử đều biết, đủ rõ học vấn hai công tử suýt soát

nhau. Thôi tranh biện làm gì vô ích, xin hai công tử cạn chén rồi mỗi người làm

một bài thơ nôm chơi.

Trịnh Nhị nhìn Phạm Thái cười nhạt:

- Vậy mời tiên sinh vịnh trước cho, lãn sinh xin hoạ theo.

Phạm Thái ngả đầu, ung dung đáp:

- Xin lĩnh ý.

Rồi quay lại Trương công, chàng chắp tay vái:

- Bẩm tướng công cho phép.

Trương công vui vẽ:

- Xin công tử cho nghe những lời châu ngọc.

Phạm Thái liền đọc:

Ngày Xuân Uống Rươu.

Hơi xuân hây hẩy động rèm dương,

Thổi hợn lăn tăn nước rươu vàng.

Rạng rỡ tiên hoa khoe tử sắc,

Nồng nàn thánh tửu tỏa mê hương.

Đầu xanh trước gió lao đao chuyể hn,

Tóc bạc sau mây lỏa tỏa vương,

CÓ rươu có thơ xuân có mãi,

Một năm ba vạn sáu thiều quang.

Kiến Xuyên hầu vỗ đùi khen:

- Hay? Hay lắm? CÓ rượn có thơ xuân có mãi. Một năm ba vạn sáu thiều

quang? Hay? Đúng lắm. Công tử làm lão gia trẻ hẳn lại.

Hầu cất tiếng cười vang, cặp mắt nheo, mặt hây hây đỏ. Rồi hầu thưởng Phạm

Thái một chén rượn đầy, Phạm Thái tạ ơn, uống một hơi cạn.

Trịnh Nhị tức uất người, nhưng cũng gượng mời Phạm Thái một chén rượn

nữa, Phạm Thái mỉm cười nói kháy:

- Thưa công tử, tài làm thơ ngu để chẳng bằng ai, nhưng tài uống rượn thì ít

người bì kịp. Công tử ban thưởng, một chén, chứ đến mười chén, ngu đệ cũng

không từ chối ?

Chừng để kéo dài thời giờ ra, Trịnh Nhị vịn ngay lấy câu ấy, đứng dậy nói:

- Dám bẩm tướng công, Phậm công tử đã dạy thế, vãn sinh xin phép tướng

công mừng Phạm công tử đủ mười chén rượn nữa.

Trương công sợ Phạm Thái quá say, liền nói gạt:

- Rượn uống dần ít một mới ngon. Vả hai công tử phải tỉnh mà làm thơ, chứ

say li bì thì còn sao trông rõ cảnh mà ngâm với vịnh?

Phạm Thái đáp :

- Xin tướng công cứ cho phép vãn sinh nhận mười chén rượn mời của Trịnh

công tử.

Rồi chàng quay ra bảo Trịnh Nhị:

- Bỉ nho xin uống thật thong thả, để công tử có đủ thời giờ gọt dũa bài thơ họa

cho được toàn bích.

Trương công nói:

- Phạm công tử cũng nên đọc lại bài tho một lượt để Trịnh công tử nhớ kỹ lấy

vạn

Phạm Thái vâng lời cao giọng ngâm, vì chàng biết thế nào Quỳnh Như cũng

nấp đâu đó để nghe. Ngâm xong, chàng ngồi yên, nhấp chén đẻ Trịnh Nhị được

bình tĩnh mà nghĩ thơ.

Nhưng khi chén thứ mười đã cạn. Trịnh Nhị vẫn loay hoay chưa tìm được vần.

Chàng đánh trống lãng nói với Kiến Xuyên hầu:

- Bẩm tướng công, cổ nhân dạy: "Xuất đối dị đối đối nan", quả không sai. Đối

một câu đốim mà cổ nhân còn cho là khó hơn ra một câu đối, huống nữa lại hoạ

một bài thơ. Kể họa bậy, họa bạ, thế nào xong thôi thì cũng dễ, nhưng họa được

một bài nghiêm chỉnh cả từ lẫn ý, mà lại mốn có phần xuất sắc hơn bài xướng đề

thì thực là khó khăn quá.

Trương công muốn giữ thể diện cho chàng mốt chút, gật gù nói:

- Phải lắm, công tử nói phải lắm Vậy công tử bất tất phải họa, cứ làm ngay

một bài thơ khác, hoặc ngũ ngôn, thất ngôn, tứ tuyệt, hoặc cổ phong hay Đường

luật bát cú cũng được.

Giữa lúc ấy một đứa thị tỳ ra, dâng lên Trương công một tờ hoa tiên mà nói

răng:

- Dám bẩm tướng công, có người mạn phép tướng công họa giúp Trịnh công

tử một bài.

Trương công chau mày lẩm nhẩm đọc, rồi cười bảo hai người:

- Lời thơ còn non nớt quá?

Phạm Thái xin được ngâm. Kiến Xuyên hầu liền đưa cho chàng bài thơ hoạ

mà hầu thừa biết là tác phẩm của con gái yêu. Phạm Thái đọc thực to cốt để trêu

tức Trịnh Nhị.

Ngày Xuân Uống Rượn

(Hoạ nguyên Vận)

Rực rỡ trời xuân ánh thái dương,

Xuyên qua chén rươu nhuốm màu vàng.

Hoa xuân hn đáo thầm phong nhụy,

Men rươu nồng nàn ngát tỏa hương.

Má phấơn say xuân hây ửng đỏ,

Thơ tình thiế uu rươu rối vản vương,

Tìm vần trong rươu vần không thấy,

Chỉ thấy xuân đầy vẻ diệm quang.

- Trời ơi ? Hay? Hay quá, hay lấn át hẳn bài xướng? Hay không tìm được lài mà

khen ngợi nữa.

Trương công chữa thẹn cho Trịnh Nhị:

- Công tử khéo chế riễu quá. Thực Trịnh công tử nói không sai, họa vẫn khó

hơn xướng. Đấy, hai công tử coi, trong bài họa vần nào cũng dùng ép cả: "Vấn

vương" nghe sao được? Còn hai chữ "diệm quang" thực chẳng thoát tý nào.

Phạm Thái đã chếnh choáng hơi men, đứng dậy cải:

- Bẩm tướng công chê bài họa thì vãn sinh không phục. bài ấy hay, hay lắm.

Câu phá mạnh mẽ biết bao, câu thừa tự nhiên lạ lùng. Hai câu thục tuy không đặc

sắc, nhưng cũng chẳng dở. Hai câu luận thì âu yếm quá. Tuy hơi... chua chát chút

đỉnh Còn hai câu kết, trời ơi? Hai câu kết đến Lý Bạch cũng vị tất đã có hai câu

kết ấy. Mà xin tướng công nhận cho điều này: Trong mỗi vế, chữ "rượn" đều đối

với chữ "xuân", thực hơp với đầu đề "Ngày xuân uống rượn".

Trịnh Nhị tái mặt đi, xừng xộ mắng Phạm Thái:

- Thầy đồ vô lễ quá? Làm gì mà tướng công không nhận ra được, lại phải nhờ

đến thứ thầy. Còn như thầy khen bài thơ họa hay, thì điều ấy chẳng lạ. NÓ cũng na

ná như bài thơ của thầy nghĩa là rất tầm thường.

Phạm Thái cười khinh bỉ không thèm đáp rồi thì thầm ngâm lại bài thơ. Đoạn

chàng rót đầy một chén rượn mà mời rằng:

- vản sinh, xin phép tướng công, tự thưởng một chén rượn, vì đã có diểm phúc

được nghe một bài thơ hay.

Ngôn ngữ cử chỉ của Phạm Thái làm cho Kiến Xuyên hầu càng thấy rõ tình

yêu của chàng đối với Quỳnh Như và càng mong ước cho hai người nên vợ, nên

chồng. Hầu lại ngảnh nhìn Trịnh Nhị nghĩ thầm:

"Tài nữ mà sánh đôi với thằng ngu dợn thì thực ngọc quý để ngâu vầỷ .

Nhưng Trịnh Nhị đã đứng dậy nói:

- Văn sinh xin đọc, có đọan nào kém, nhờ tướng công phủ chính cho.

Rồi chàng cất tiến ngâm ồm ồm:

Ngày Xuân Uống Rươu

Ngày xuân uống rươu ngâm thơ tiên,

Xuân thắm rươu nồng tỏa hơi men,

Liễuyếu trước thềm tha thước lã,

Đào thơ bên cửa thắm màu sen,

Đưa thoi chim én bay vùn vụt,

Xòe cánh bướm vàng lượn chập chờn,

Nhấp chén toan đề bài vịnh cảnh,

Nhưng còn mãi ngắm buổi xuân thiên.

Chàng vừa đọc dút bài, bỗng có tiếng cười thé Ở buồng bên vọng lại. Trương

công cố thản nhiên, gật gù khen lớn để Trịnh Nhị không nghe thấy tiếng cười chế

nhạo:

- Hay? Hay? Tuy vần không được chính lắm? Nhung khuyết điểm nhỏ nhặt ấy

kể chi?

Phạm Thái cũng khen mát:

- Bẩm vâng, hay thực mà không thất niêm một câu nào.

Trịnh Nhị tưởng hai người khen thành thực đã vội tự phụ:

- Dám bẩm tướng công, văn sinh quả không hay làm thơ nôm. CÓ thì giờ rãnh,

văn sinh chỉ tập làm thơ chữ Hán. Rồi vãn sinh xin đem trình Tướng công tập thơ

của văn sinh, để tướng công nhàn lãm.

- Phải đấy? Bây giờ thì mời hai công tử uống rượn đã, mà xin uống thực say

cho.