Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Chương 5: Trên Lầu Tiêu Lĩnh

Vừa ngồi yên chỗ, Phạm Thái hỏi Quang Ngọc:

- Có việc gì quan trọng thế? Hiền huynh?

- Việc nào đi việc ấy. Bây giờ hãy chén đã.

Lê Báo cười hỏi rỡn Phạm Thái:

- Sư ông giới tửu chứ?

Phạm Thái làm thinh, miệng lâm râm cầu nguyện, khiến Quang Ngọc cáu kỉnh

gắt:

- Thôi, xin thầy tu hãy tạm cất cái lòng mộ đạo của thầy đi cho chúng tôi nhờ.

Phạm Thái ung dung đáp:

- Ngu đệ đọc bài kinh sám hối để cầu nguyện Phật tổ xá cho anh em mình cái

tội sắp ăn thịt lợn.

Lê Báo cười:

- Chúng mình có sát sinh đâu mà sợ, còn như ăn thì ai không ăn. Không ăn,

sống sao được ?

Quang Ngọc khen:

- Chú ba nói phải lắm. Vả Phật tổ khi xưa cũng ăn thịt kia mà. Trong thánh

kinh có chép rằng vì ăn thịt lợn rừng của một chú tiều phu kính dâng mà Phật tổ

hoá ở giữa đường.

Lê Báo reo mừng:

- ồ ? Thế thì hay lắm nhỉ ? Hôm nay không có thịt lợn rừng, anh em chúng ta ăn

thịt lợn nhà vậy Cũng là một cách kỷ niệm ngày Phật tổ hoá chứ sao.

Quang Ngọc cất tiếng cười vang. Còn Phạm Thái thì chàng có vẻ mặt buồn

rầu, nghĩ ngợi, tâm trí như để cả đâu đâu. Song tuy chàng làm ra không tưởng tới

ăn uống, mà chàng ăn rất khoẻ, uống rất nhiều có phần gấp rười hai người kia.

Khi ai nấy rượn ngà ngà say. Lê Báo thấy chàng vẫn ngồi ngây như người mất linh

hồn liền bảo Quang Ngọc:

- Phạm hiền huynh sao hôm nay nhạt nhẽo thế? Hay vì có em đây, nên không

được vui?

Quang Ngọc đáp:

- Phạm hiền đệ vẫn thế đấy, càng say càng lỳ. Chẳng thế đã không nổi danh là

Chiêu Lỳ ?

Lê Báo cười hỏi:

- Chiêu là Phổ chiêu hay là cậu chiêu đấy?

Phạm Thái gật gù đáp:

- Cả hai.

- Cả hai.

Rồi chàng khoan thai ứng khẩu đọc:

Có ai muốn biết tuổi tên gì?

Vừa chẵn hai mươi, gọi chú Lỳ

Năm, bẩy bài thơ ngâm lếu láo,

Một vài câu kệ tụng a ê.

Tranh vờn sơn thủy màu nhem nhuốc.

bầu giốc hền khôn giọng bét be.

Miễn đươc ngày nào ngang dọc đã.

Sống thì nuôi lấy chết chôn đi.

Lê Báo khen lấy khen để. Quang Ngọc thì chau mày tỏ vẻ không bằng lòng mà

cự răng:

- Hay thì có hay, nhưng ý chưa được rồi rào lại kém khí phách anh hùng.

- Vậy xin đại huynh phủ chính cho. Hay hơn nữa xin hiền huynh, hiền đệ mỗi

người họa lại một bài cho bữa tiệc này thêm vui.

Lê Báo nhanh nhẫu đáp:

- O? Phải đấy?

Quang Ngọc mỉm cười:

- Vậy xin nhường chú ba họa lại. Còn Ngọc này thì đành thú thực rằng văn thơ

rất kém, địch sao nổi tài Chiêu Lỳ.

- Hiền huynh nhún nhường quá?

Nhưng Lê Báo đã cầm thìa gõ vào miệng bát, đọc luôn:

Anh Phạm làm như chẳng biết gì,

Hỏi anh, anh cứ giả ù lì.

Trông thì có vẻ nhà nhân đạo,

kỳ thực ra tuồng loại xú ê.

Thơ thánh ngâm nga không thiếu vận,

Rươu thần nốc cạn kể hàng be,

Đương trai sao đã lo khi chết

Còn tám mươi năm hãy sống đi.

Quang Ngọc cười ngất, nhưng Phạm Thái lặng lẽ rót đầy chén rượn mà nói

răng:

- Ba chữ "loại xú ê" thì phải phạt đủ tam bôi.

Lê Báo chữa thẹn:

- Phạt gì chớ phạt rượn thì ngu đệ không lo lắm. Nhưng vận "ê" của hiền

huynh cũng xét lại cho ngu đệ được nhờ.

Tuy nói vậy mà chàng cũng uống luôn ba hơi cạn ba chén rượn phạt.

Quang ngọc bảo Phạm Thái:

- Thơ Lê hiền đệ tuy không được hay, nhưng mà có hậu. Hai câu kết thực đã

làm cho bài thơ của Phạm hiền đệ bớt sai: "Còn tám mươi năm hãy sống đi" là là

phải lắm, chứ sao lại nói gỡ "chết côn đi" được?

Phạm Thái mỉm cười:

- Vậy xin phép hiền huynh trưởng cho chú ba sáu chén rượn nữa.

Lê Báo chau mày xua tay:

- Thưởng với phạt sao lại giống nhau thế được. Họa chăng có phạt Trần đại

huynh ba chén về tội không hoạ thơ thì còn có lý.

Phạm Thái hỏi Quang Ngọc:

- Vậy Trần đại huynh nghĩ sao? Chẳng laẽ lại trốn rượn phạt. Hay là thế này

này, câu chuyện tức cười mà hiền huynh chưa bao giờ chịu kể cho ngu đệ nghe,

nay nhân tiện có Lê hiền đệ đây, đại huynh đem thuật ra mà thế vào bài thơ là ổn.

Lê Báo vui mừng hỏi:

- Truyện gì mà bí mật thế, Phạm đại huynh?

- Truyện tu hành của một vị sư ông.

Quang Ngọc cười đáp:

- Xin hiền đệ đừng tưởng Quang Ngọc này không làm nổi thơ. Chẳng qua chí

ngu huynh còn để cả chổ khác, có tĩnh tâm mới làm được thơ hay, chứ làm bậy

làm bạ chỉ tổ bị phạt rượn?

Lê Báo thấy Quang Ngọc riễu mình thì tức giận nói bướng:

- Chẳng qua hiền huynh nói khoác. Có giởi cứ hoạ thơ đi đã nào?

Phạm Thái mỉm cười:

- Lại xin phạt Lê hiền đệ một chén rượn về tội xúc phạm huynh trưởng.

- Có phải nhị vị đại huynh về bè với nhau để công kích ta chăng?

Phạm Thái vẫn tươi cười:

- Lê hiền đệ có lẽ say rượn.

Thấy Lê Báo có tính lỗ mãng, Quang Ngọc liền giải hoà:

- Thôi xin hai hiền đệ, lỗi tại ngu huynh cả. Vậy cố nhiên là ngu huynh phải kể

câu truyện đã hứa.

Lê Báo hết giận, vỗ tay reo:

- Ư, có thế chứ? Nếu không, ta băt đấu võ liền, mà đấu võ thì ta chấp hai anh

một bên.

Quang Ngọc biết Lê Báo say lắm rồi, liền vui vẻ cười vang nói đùa:

- Lê hiền đệ nên để dành lực lượng với võ nghệ, có lẽ tối hôm nay phải dùng

đến. Bây giờ hãy xin lắng tai nghe câu truyện khôi hài của ngu huynh.

Lê Báo cười:

- Truyện khôi hài chắc là nhạt thếch.

Phạm Thái đỡ lời:

- Thì cứ để Trần đại huynh kể đã nào.

Quang Ngọc giốc cạn chén rượn đầy, rồi nói rằng:

- Ba năm trước đây, một khách chinh phu niên thiếu lang thang trên con đường

gió bụi. Chàng ta đi xa cửa xa nhà tìm chốn trú thân.

"Cha chàng vừa qua đời, mà lúc qua đời, chàng không gặp mặt, qua đời một

cách thảm khốc đầu bị rời mình nơi pháp trường...

Lê Báo ngắt lời:

- Thì cứ nói ngay là bị chém có giản dị hơn không!

Nhưng thấy Quang Ngọc ngồi yên, cặp mắt đỏ ngầu dữ tợn, đăm đăm nhìn nơi

chân trời xa tắp, thì chàng lấy làm sợ hãi im ngay. Bỗng Quang Ngọc cười sằng

sặc một hồi, rồi kể tiếp:

- Một buổi chiều, tâm hồn ngây ngất, chàng thiếu niên bỏ lỏng dây cương để

mặc ngựa theo con đường hẻm, cỏ rậm, muốn mang đi đâu tuỳ ý. Chàng đưa cặp

mắt mỏi mệt nhìn sắc trời tà đỏ ửng mà đoái tưởng lại thời oanh liệt theo cha tung

hoành trong hai trấn Đông, Bắc.

"Cái vỏ kiếm lách cách đập vào yên ngựa lại nhắc tới những bài ca chàng

thường hát để tự phấn khởi tâm hồn trong khi thất vọng. Chàng liền kìm cương.

Rút thanh kiếm báu giơ lên múa. Toan cất lời ca thì xa xa có tiếng chuông rời rạc,

buồn tẻ, như gieo vào lòng chàng sự hư vô chán nản. Chàng thong thả tra kiếm

vào vỏ rồi theo tìm nơi có tiếng chuông.

"Trời nhá nhem tối, thiếu niên tới chân một quả đồi. ở lưng chừng có một ngôi

chùa. Tiếng chuông đổ hồi từ trên cao gieo xuống, gieo vào lòng khách chính phu,

làm cho tắt hẳn ngọn lửa đương bùng bùng cháy.

"Thiếu niên xuống yên, buộc ngựa ở cửa tam quan. Chờ lâu vẫn không thấy có

người ra, mà gọi cửa cũng không ai thưa. Mãi sau, khi chàng quay đi mới có một

nhà sư ở gian phòng trai bước tới. Người ấy nói mình chỉ là sư bác, còn sư cụ thì

chơi vắng phương xa. Chàng liền nhờ sư bác cho ở trú một đêm, sáng hôm sau lại

xin đi sớm, nhưng sư bác nhất định không thuận, nói không có phép sư cụ thì

không thể tự tiện để khách thập phương ngủ trọ trong chùa được. Ngôn ngữ, cử

chỉ, nhất là sức vóc của nhà sư khiến chàng trẻ tuổi phải nghĩ thầm: "Quái? Sao đi

tu mà hỗn xược dữ tợn đến thế?"

"Chẳng muốn nói khó, chàng tuổi trẻ lẳng lặng xuống đồi, ra cửa tam quan.

Nhưng, ôi thôi? Con ngựa buộc đó đã biến đâu mất, mà lạ nữa, nghe xa xa có tiếng

ngựa phi nước đại về phía làng Nỗi duệ. Chàng biết dẻ trộm vừa tốn thoát. Bực tức

uất người, nhất là từ trên chùa lại ném xuống những tiếng cười mai mỉa. Chàng lộn

tiết chạy một mạch lên đồi, lại gần sư bác sừng xộ hỏi:

- "Sao ngươi biết ta mất ngựa lại cười?

- "Ta cười thì có can dự gì đến ai?

"Chàng tuổi trẻ mắm môi trợn mắt, giọng đe dọa:

- "Có can dự đến ta. Nếu ngươi không bảo cho ta biết đứa nào bắt trộm ngựa

của ta thì ta thề xin đưa linh hồn người lên Nát bàn ngay lập tức.

"Nhà sư cười ha hả đáp lại:

- "Mi làm như Nát bàn của nhà mi gần lắm? Dẫu sao, xuống địa ngục vẫn đễ

dàng hơn, vậy nếu mi muốn xuống thì cứ việc ỡm ờ đứng lại.

"Chẳng nói chẳng rằng, chàng tuổi trẻ tuốt ngay kiếm ra. Nhà sư ý chừng đã

phòng bị trước, cũng giơ ngay cây búa dấu sẵn trong vạy áo ra. Hai người đánh

nhau được một hồi, thì nhà sư biết sức không chống nổi quay đầu chạy. Chẳng

may chân vướng cỏ khô, vấp ngã bổ chửng. Chàng trẻ tuổi liền nhanh nhẹn dẫm

chân lên ngực hắn rồi dí mũi kiếm vào ngực hắn mà dọa rằng:

- "Ai lấy trộm ngựa ta?

"Bất giác nhà sư kêu rống lên. Tức thì ba chú tiểu lực lưỡng ở nhà trai chạy ra.

Chàng tuổi trẻ cả tiếng thét lớn:

- "Nếu chúng mày lại gần hay kêu cầu cứu thì trước hết tao hãy thí cho thày

chúng mày một mũi kiếm đã, rồi tao giết chết hết chúng mày như giết một đàn

ngoé.

"Bọn tiểu thất kinh quỳ cả xuống lạy van xin "công tử" xá cho sư bác. Còn lão

sư thì luôn mồm kêu: "Nam vô a di đà phật? Lạy ngài tha tội cho bần tăng, bần

tăng thứ hết, Nam vo a di đà phập ? "

"Chàng tuổi trẻ lộn ruột vì mấy tiến Nam vo a di đà phập của lão ác tăng, đã

toan đưa lưỡi kiếm vào cổ hắn, nhưng nghĩ đến con ngựa bị mất trộm chàng lại

thôi

Lê Báo vui vẻ giốc cạn chén rượn rồi vỗ tay reo:

- ồ ? Ngộ lắm nhỉ ? Ngu để tưởng như trông thấy ở trước mắt một tráng sĩ dẫm

chân lên ngực một nhà sư, gần đấy, ba chú tiểu quỳ gối chắp tay van lơn. Thực là

một bức tranh linh hoạt của một họa sĩ đời Chiến quốc.

Phạm Thái thì lâm râm cầu nguyện, có vẻ cảm động xót thương. Mãi sau,

chàng mới ôn tồn bảo Quang Ngọc:

- Nếu trang thiếu niên kia không là hiền huynh thì ngu đệ xin bảo chàng ta là

một người lỗ mãng, dám quý con ngựa hơn mạng một nhà sư, dù là một nhà sư ăn

trộm.

Quang Ngọc cười đáp:

- Nhưng hằn ta có lấy trộm ngựa của chàng tuổi trẻ đâu?

- Vậy ai lấy?

- Không ai lấy cả. Nhà sư sợ hãi thú thật với chàng tuổi trẻ rằng giữa lúc chàng

lên chùa thì sư cụ đi ra cửa sau vòng ra tam quan thấy có con ngựa tốt, liền mượn

tạm vì có chút việc cần. Nhà sư lại mời chàng tuổi trẻ hãy vaò nghĩ trong phòng

quan cư để chờ một lát nữa sư cụ về.

"Chàng tuổi trẻ đoán rằng nhà sư muốn cạm bẫy mình để trả thù cho bỏ ghét,

nhưng đấng trượng phu ngang tàng há sợ chì? Vả chàng cũng muốn dò xét ngôi

chùa còn giấu diếm những sự bí mật ghê gớm gì nữa chăng, vì cứ ngắm cái cử chỉ

bất chíng của vị sự cụ mượn ngựa bắng một cách hơi khác thường để đi chơi đêm,

chàng cũng đoán biết rằng chùa này không phải là một nơi tu hàng của các bậc đồ

đệ tôn sùng đức Thích Ca.

"Chàng bèn theo sư bác vào phòng trai. Tức thì các chú tiểu xúm xít hầu hạ, kẻ

lấy thau, người pha nước. Nhưng chàng không dám uống nước, sợ trong đó có

thuốc mê. Và lúc nào chàng cũng nhăm nhăm cầm thanh kiếm tuốt trần ở tay để

phòng ngừa sự phản trắc.

"Chờ mãi tới cuối giờ Tuất cũng không thấy gì, chàng liền đóng cửa phòng tắt

đèn đi ngủ. Kỳ thực chàng vẫn thức, nằm nghe ngóng...

"Bỗng vào khoảng nửa đêm, nghe có tiếng ngựa hí. Chàng rón rén đứng dậy,

ghé mắt nhòm ra cửa, thấy dưới ánh trăng suông lờ mờ hiện ra hai cái bóng đen từ

chân đồi đi lên: một bóng nhà sư lực lưỡng to lớn và một bóng người thiếu nữ rất

yểu điệu, thướt tha..."

Lê Báo vỗ tay cười:

- Sư cụ hổ mang, tối rước gái về chủa rồi?

Phạm Thái buồn rầu chắp tay nói:

- Nam VÔ a di đà phật, nhưng rồi sau nữa, thưa hiền huynh?

Quang Ngọc kể tiếp:

- "Chàng tuổi trẻ toan cầm kiếm xông ra thì lại nghe có tiếng - tiếng sự cự -

hỏi một người thứ ba vừa đi tới:

- "Hắn ta ra sao?

"Tiếng trả lời của sư bác:

- "Bạch cụ, hắn ta nằm trong buồng quan cư. Xin cụ nên đề phòng, hắn ta giỏi

võ lắm kia đấy ? "

"Hai người còn nói nhiều, chàng trẻ tuổi không nghe rõ, vì họ nói nhỏ, nhưng

ý chừng sư bác thuật lại cuộc đánh nhau vừa xảy ra, vì thấy người thiếu nữ khúc

khích cười có dáng chế nhạo. Bỗng sư cụ lớn tiếng:

- "Được ? Để nó đấy, ta đây sẵn lòng đưa nó về cực lạc thế giới.

"Bấy giờ ba người đi ngay sát cửa phòng chàng thiếu niên. Sư bác thì thầm

bảo sư cụ:

- "Hắn ta ở trong này, nhưng chắc đương ngủ say.

"Thiếu nữ không biết thích chí điều gì, vỗ tay cười vang, cười ngã cả vào cánh

cửa phòng đến rầm một tiếng. Sư bác vội vàng xua tay bảo:

- "Se sẽ chứ? Háng ta thức dậy thì nguy bây giờ.

"Thiếu nữ vẫn cười:

- "Sư cụ sợ gì thằng nhãi ranh ấy, phải không bạch sư cụ?

"Sư cụ được gái khen, phỗng mũi:

- "Phải, ái khanh nói phải. Ngữ ấy vị tất đã chịu nổi nửa chùy này.

"Vừa nói vừa giơ ra một cái chùy đồng nặng. Sư cụ lại nói:

- "Nhưng ái khanh ạ, bây giờ ta hãy cùng nhau hưởng cuộc ái ân đã..."

"Thiếu nữ nũng nịu:

- "Không. Bao giờ sư cụ giết được tên hỗn xược ấy, em mới chịu nghe lời.

"Tức thì cánh cửa phòng mở toang, chàng trẻ xông ra, tay múa kiếm, miệng

thét:

- "Có ta đây?

"Sư cụ cũng khoa chùy lên đối địch. Trong khi ấy thì, lạ lùng xiết bao, thiếu

nữ nhân lúc bất ngờ rút ngay dao dấu ở trong bọc ra thí cho sư bác một nhát trúng

ngay cửa họng, nằm vật xuống đất chết tươi. Rồi nàng quay lại giúp sức chàng

tuổi trẻ Thấy nàng trong tay chỉ có một cây đoản đao, không đỡ nổi cái chùy nặng

của sư cụ, chàng tuổi trẻ vội kêu:

- "Cô lùi ra, cứ một mình tôi cũng đủ giết nổi thằng sư hổ mang này rồi.

"Nhân lúc chàng để ý đến thiếu nữ, giữ mình không được kín, nhà sư nhằm

trúng thanh kiếm chàng cầm, giáng xuống một chùy hết sức mạnh, khiến kiếm

văng ra. Tính mệnh chàng sắp bị nguy thì thiếu nữ đã múa tít lưỡi đoản đao xông

vào cứu viện. Cử chỉ hào hiệp ấy giúp chàng trẻ tuổi đủ thời giờ nhặt thanh kiếm

sấn lại đánh nhà sư Chàng tức vì đã bị nhà sư làm mất thể diện ở trước mặt má

hồng, nên chàng rán hết sức bình sinh, giở hết võ nghệ ra đối địch. Bởi thế, chẳng

bao lâu thiếu nữ nghe thấy chàng thét lên một tiếng rất lớn, rồi nhảy bổ vào đâm

nhà sư một nhát xiên từ ngực sang lưng".

Lê Báo cười the thé:

- Thế là cả sư cụ, lẫn sư bác cùng được lên Nát bàn chầu Phật.

Quang Ngọc cũng cười:

- Hoạ chăng xuống địa ngục chầu vua Diêm vương.

Phạm Thái mơ màng đăm đăm nhìn, hỏi:

- Còn người thiếu nữ?

Quang Ngọc thản nhiên đáp:

- Tức Nhị Nương.

Phạm Thái kinh ngạc:

- Nhị Nương?

- Phải, Nhị Nương. Mà người thiếu nữa là Nhị Nương thì có chi lạ.

Lê Báo ngơ ngác hỏi:

- Nhị Nương là ai?

- Rồi hiền đệ ắt biết.

- Vậy bây giờ ta hãy uống mỗi người hai chén rượn để chúc thọ Nhị Nương

đã ?

- Lê hiền đệ nói rất phải.

Ba người cùng vui vẻ nâng chén. Lê Báo lại hỏi:

- Thế rồi sao nữa.

Quang Ngọc mỉm cười:

- Rồi chàng trẻ tuổi trở nên sư ông...

Phạm Thái nói tiếp:

- Đạo hiệu là Phổ T nh thiền sư, phải không bạch sư ông?

Trần quang Ngọc vẫn mỉm cười:

- ý thế, giết xong hai tên ác tăng, Nhị Nương cùng ngu hữu xục xạo đi tìm bọn

tiểu, thì chúng, - tất cả năm tên - đều ra quỳ xuống van lạy xin tha. Ngu hữu liền

sai chúng khiêng hai cái thây đem chôn ở phía bên kia đồi. Đoạn ai nấy lại đi ngủ,

tuy lúc đó gà đã bắt đầu gáy sáng.

"Từ hôm sau, Ngọc đã nghiễm nhiên dùng đạo hiệu của nhà sư đã tịch một

cách phi thường, nghĩa là hiệu Phổ T nh thiền sư. ở vùng này, nhiều người không

ngờ rằng có xẩy ra sự biến gì hết. Một ít người biết truyện thì lại làm ngơ, vì họ rất

ghét, rất sợ lão ác tăng kia, nên biết hắn bị giết, họ rất đỗi vui mừng. Bởi vậy, ngu

huynh đây, nhờ trời, nhờ phật tổ được yên lành mà tu đạo nhiệm mầu..."

Phạm Thái từ nãy vẫn theo đuổi ý nghĩ về Nhị Nương, tò mò hỏi:

- Thế còn Nhị Nương? Nàng không nói chuyện vì sao nàng lại để tên ác tăng

bắt về chùa? Hình như nàng cũng thông võ lược kia mà?

- Phải, nàng rất tinh thông võ nghệ. Cứ kể tay đôi đánh nhau, nhà sư hổ mang

kia cũng chưa dễ làm gì nổi, nhưng vì nhiều lẽ, nàng muốn dùng mưu giết tên ác

tăng một cách kín đáo, không để tiết lộ cho ai biết.

"Nguyên nàng là con gái quan binh bộ thượng thư Nguyễn Đình Giản. Khi

Nguyễn Huệ lên chiếm ngôi nhà Lê, quan thượng thư vì theo không kịp đức Chiêu

Thống, đành phải quay về ẩn núp ở vùng huyện Lập thạch, tỉnh Sơn Tây. Bắc bình

vương dụ mãi ngài ra làm quan không được, liền sai người đến Thanh Hoá bắt Nhị

Nương - khi ấy mới mười lăm tuổi - cho vào hậu cung, tưởng làm thế thì thương

con, thể nào ngài cũng phải ra hàng. Chẳng dè được tin, ngài rửng rưng như

không, cười gằn mà nói rằng:

- "Con ta không biết chết đi để làm nhục môn hộ nhà ta, ta chẳng vì tình phụ

tử nhỏ mọn mà bỏ đại nghĩa đâư .

"Nguyễn Huệ biết không dụ nổi, mới dùng mẹo bắt sống đem về. Nguyễn

thượng thư không chịu khuất phục mà chết. Nhị Nương, bên thây cha không kêu

khóc nửa lời, chỉ thì thầm khấn thề với linh hồn cha rằng: "Thù này xin trả".

"Nhân xin được phép đi đưa đám cha, nàng thừa lúc bối rối trốn thoát, rồi đi

chu du khắp đó đây, tìm đến những chỗ quen thuộc để cầu học nghề võ. Ba, bốn

năm trời, nàng lẩn lút trong vùng quê các trấn Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn Nam,

Kinh Bắc, cho đến hôm gặp nhà sư hổ mang, mê cái sắc đẹp của nàng, thả lời

chòng ghẹo. Nàng đã sắp ra tay cự địch, nhưng khốn nỗi một sự ngẫu nhiên lạ

lùng? Tên sư kia lại là người đồng hương với nàng: Sáu năm trước hắn trụ trì ở

chùa làng.

"Hắn dọa nếu không bằng lòng hắn, thì hắn tố cáo tung tích, nàng với quan

phân phủ Từ Sơn. Bất đắc d~ nàng phải giả ưng thuận, cùng định chờ đêm khuya

ra tay trừ khử tên cường bạo hoang dâm cho bỏ ghét..."

Ngừng một lát Quang Ngọc lại nói tiếp:

- Chính nàng cùng ngu huynh đã lập nên đảng Tiêu Sơn. Nàng đã giúp đảng

được nhiều việc lắm, ấy là không kể cái công cứu sống cho Ngọc đây.

Lê Báo cười sằng sặc:

- Thế mà hai người không yêu nhau thì cũng lạ?

Quang Ngọc buồn rầu đáp:

- Nói kính trọng nhau thì đúng hơn. Đương lúc theo đuổi công cuộc lớn lao,

còn bụng đâu nghĩ tới ái tình. vả lại xin nhị đệ hiểu cho rằng, mình tuy không thực

bụng tu hành, song đã nhờ cái áo cà sa để trốn tránh thì cũng không nên làm nhem

nhọ nó .

Phạm Thái mỉm nụ cười ngờ vực, ngồi im. Quang Ngọc lại nói:

- Nàng cũng bảo ngu hữu rằng khi nào việc lớn xong xuôi đã, hai người mới

cùng nhau đi chu du khắp nước Nam như Phạm Lãi, Tây Thi đời xưa chứ nay còn

ở thời kỳ nằm gai nếm mật, nghĩ chi tới hạnh phúc êm đềm của tình ái ? . . . Lời vàng

ấy, ngu hữu đây đã khắc ở bên lòng, thề không bao giờ dám sai.

Lê Báo bông đùa một câu:

- Nghĩa là hai anh chị còn tạm là đôi bạn cầm kỳ để chờ ngày trở nên đôi bạn

cầm sắt chứ gì.

Quang Ngọc quắc mắt lườm, rồi giữ vẻ mặt trang nghiêm chàng nói:

- Thôi? Đã quá dài lời nói chuyện phiếm. Bây giờ rượn cạn, nhắm đã hầu tàn,

xin mời nhị hiền đệ đi nghỉ một giâc cho thực ngon, tối hôm nay ngu huynh cần

đến lòng can đảm đến hai chánh tay cứn cáp của nhị đệ lắm đấy.

Lời nói rắn rỏi như câu hô binh, khiến hai người vâng lời ngay.