Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 215: Tái Thiết

Tái Thiết

“Thành Quảng Ngãi”

Trịnh Cán ngồi trên long xa chỉ vào phố xá hai bên tường thành nói với Phạm Đình Hổ:

“-Khi vừa mới vào thành Quảng Ngãi, Nơi này thật sự là một mớ hỗn độn, khắp nơi người lẫn xác chết, mùi hôi ngút trời, hơn nửa tháng trời tẩy sạch ô uế, lại dùng nước vôi vẩy ngâm, hiện giờ không còn vật dơ bẩn, trở nên nhẹ nhàng, khoan khoái hơn. Hiện tại mỗi ngày đều có người chuyển về, trong huyện nha loay hoay rối tinh rối mù,. Bởi vì người chết và mất tích không ít cho nên nhất thời thiếu người đối chứng, tất cả đều loạn hết cả lên”

“-Hoàng Thượng có ý định gì, chúng thần xin được phụ giúp”

Phạm Đình Hổ cung kính hỏi.

Trịnh Cán lắc lắc đầu,

“- Người chết và mất tích rất nhiều, việc trước mắt chính là giải quyết việc đất đai đổi chủ, sau đó an dân, đất đai này chính là vấn đề trọng yếu nhất/”

Phạm Đình Hổ nhìn quanh một vòng rồi lại nói

“Bẩm Hoàng Thượng, Quảng Ngãi hiện tại rất hoang tàn, muốn khôi phục phồn thịnh của xưa kia, phải hao phí rất nhiều nhân lực vật lực. Hiện tại thiên hạ quá nghèo, ít nhất cần hai, ba thậm chí là năm năm mới có thể khôi phục nguyên trạng, Triều đình chúng ta hiện tại tuy có tiền nhưng có rất nhiều thứ phải lo, thần cho rằng, trước hết cần tạo cho bá tánh có kế sinh nhai trước đã”

Trịnh Cán gật đầu:

“Vấn đề này giao cho khanh cùng với đám quan lại địa phương quyết định”

Rồi đột nhiên Trịnh Cán chuyển đề tài:

“- Lại nói việc của ngươi, nghe nói ngươi và Hồ Xuân Hương nữ sĩ đã hạ sinh quý tử, sao trẫm còn chưa nghe qua tên họ?”

Năm xưa, Phạm Đình Hổ và Hồ Xuân Hương chính là do Trịnh Cán tác hợp, lần này xuôi nam là phụng mệnh đi Quảng Ngãi làm khâm sai cho nên cũng không dẫn theo vợ nên Trịnh Cán không được gặp

“Tạ chủ long ân, Chuyết kinh và thần đã sinh hạ được một khuyển tử hiện mới được năm tháng, thế nhưng còn chưa đặt được tên”

“Ủa sao vậy”

Ở Thời này mà nói việc đặt tên rất là quan trọng, rất hiếm có đưa bé nào cho dù là con nhà nghèo khó mà đến năm tháng tuổi không được đặt tên

Nghe Hoàng Thượng hỏi đến, Phạm Đình Hổ cười khổ:

“Bẩm Hoàng thượng, không giám giấu gì người, thần và chuyết kinh mỗi người muốn đặt một cái tên, cho nên đã lâu rồi vẫn chưa quyết được”

“Ha ha ha”

Trịnh Cán cười lớn, việc này cũng không có gì lạ, Lịch sử ghi lại Hồ Xuân Hương là một người ưa thích phiêu lưu mạo hiểm, ở đời trước Trịnh Cán đã đọc rất nhiều sách viết về bà, trong đó có nói bà đi từ bắc vào nam, vãn cảnh , viếng chùa chiền không chỉ một lần, vào thời này, đường xá heo hút, thổ phỉ rất nhiều, vậy mà thân con gái lại dám lưu lạc như vậy, đủ thấy Phạm Đình Hổ ở nhà cũng bị bắt nạt không ít.

“Hoàng thượng, gia đình nhà thần thực sự muốn đặt một tên nhưng chuyết kinh lại muốn đặt một tên khác- Thật lòng mà nói, nàng ta khá cố chấp, thần cũng không biết nói thế nào.”

Trịnh Cán gật gật đầu, , hắn trầm tư chốc lát rồi cười nói nói:

“Vậy để ta đặt tên cho con ngươi thì thế nào hả”

Phạm Đình Hổ nghe vậy thì vô cùng vui mừng, được hoàng thượng ban tên cho là một điều vô cùng đặc biệt vinh dự, hắn vội vàng nhảy xuống ngựa, quỳ xuống

- Vi thần thay mặt gia đình, tạ ơn hoàng thượng, Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế”

Trịnh Cán ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

“Ban cho con người hai chữ Thái Bình, hy vọng sau này nó có thể giúp cho Đại Việt thiên hạ thái bình,

“Phạm Thái Bình”

Phạm Đình Hổ lẩm nhẩm rồi vui sướng lạy tạ:

“Tạ chủ long ân”

Trịnh Cán phất phất tay rồi cười nói:

“Thôi, đứng lên đi, nơi này vẫn cần khanh và đám thái học sinh ra sức”

………

Sau khi giao nhiệm vụ cho Phạm Đình Hổ, Trịnh Cán quay trở về hành cung tạm thời, vừa đi vào thư phòng hắn vừa âm thầm đánh giá tình hình,

Hiện tại Đại việt đã ổn định, lực lượng ảnh vệ được hắn phát triển đã có mắt ở khắp nơi, chỉ cần gió thổi cỏ lay là Chu Tước Doanh đã nắm được, trong triều tuy rằng Lê Quý Đôn mất đi, nhưng vẫn còn rất nhiều đại thần tâm huyết, có thể nói là hoàng quyền đã vững như bàn thạch,

Tầm mắt của hắn hiện tại đang hướng đến những vùng đất mới được sát nhập, hoặc triều đình chỉ quản lý trên danh nghĩa.

Có thể kể đến như vùng đất của Nguyễn Khắc Tuân, hiện nay hắn mới chỉ quy thuận triều đình trên danh nghĩa, còn lại Trịnh Cán khó mà nhúng tay vào được, sau đó là một phần của Viên Chăng, rồi cuối cùng là những vùng đất mới chiếm được của Nhà Nguyễn.

…………….

Sau khi chiến dịch Bình Nam vì hai cơn bão mà phải tạm thời kết thúc, quân dân đại việt đã làm chủ hoàn toàn quảng ngãi và một số vùng biển khác, Đại Nam buộc phải lui về giữ Phú Yên. Thành Phú Yên cũng là một tòa thành trì lớn nhất nhì thuộc khu vực này. Đây là tòa thành cao lớn, chắc chắn, được sông suối bao bọc, dễ thủ khó công.

Hơn nữa, Tướng giữ thành là Lưu Khải rất giỏi về phòng ngự. Y không chỉ an bài hợp lý quân đội, đồng thời đem toàn bộ của cải tồn kho gồm lụa là gấm vóc, đồ sứ phát hết cho binh lính và dân chúng nhằm trấn an quân tâm, khơi dậy sĩ khí.

Nhờ thế mà khiến cho nhân dân trong thành rất an lòng. Hơn nữa đại tướng chỉ huy chiến dịch là Tôn Thất Hoài cũng rất hợp với ông ta. Nhờ thế mà lương thực được cung ứng sung túc, giá lương thực ổn định, có lợi cho việc phòng ngự lâu dài.

Trong lòng Lưu Khải và Tôn Thất Hoài rất rõ ràng: phía bên kia Trịnh cán quá mạnh. Nếu ra khỏi thành tác chiến, thì mình không phải là đối thủ.; Nhưng nếu chỉ chủ động phòng thủ, thì quân Trịnh muốn đánh thành Phú Yên cũng khó vô cùng.

Mấu chốt là không để cho quân Đại Việt trong ứng ngoại hợp. Lưu Khải hiển nhiên là đã tiếp thu giáo huấn từ thành Quảng Ngãi. Có kẻ làm phản. Tất cả tướng lĩnh có gốc gác từ ngoài bắc, y đều không cần. Tất cả phú hộ của thành Phú Yên, cũng ngăn cấm đi lại. Những việc làm này để ngăn cản một số kẻ muốn đầu hàng mà phá hư chiến dịch.

Tuy vậy, Lưu Khải cũng biết. Ông ta cứ một mực phòng thủ như vậy, cuối cùng cũng sẽ có một ngày binh tận, lương hết. Tử thủ thành Phú Yên, trên thực tế đã không còn giá trị gì về mặt chiến lược.

Hiện tại Lưu Khải chỉ cảm thấy tương lai mờ mịt, chỉ biết thủ được một ngày, thì tính một ngày. Thế nhưng sau khi Hoàng Tĩnh Chí đến, thì mọi việc lại hoàn toàn khác,

Y dường như cố tình gây khó dễ cho Lưu Khải ở mọi chỗ. Y trọng dụng mọi tướng lĩnh bất hòa với Lưu Khải, trọng dụng cả những kẻ có thể tạo phản, tiếp đại phú hộ, bỏ hạn chế đi lại.

Lưu Khải đã can ngăn mấy lần nhưng đều không được. Tuy trong lòng nóng như lửa đốt, nhưng Lưu Khải cũng chỉ bất đắc dĩ. Nếu bất chấp tất cả mà xugn đột quá mạnh với Hoàng Tĩnh Chí, không chỉ hao binh tổn tướng, mà còn mất đi cơ hội thủ thành.

Lúc này, có binh lính chạy vào bẩm báo:

- Bẩm báo Đại soái, Hoàng đại soái đến.

“Hừ

Lưu Khải nhất thời thở hắt ra một hơi

“- Là Hoàng Tĩnh Chí”

Không bao lâu, Hoàng Tĩnh Chí cười ha hả đi vào lều soái:

“- Lưu tướng quân thật nhàn nhã mà!”

Lưu Khải cười khổ một tiếng, liền vội vàng tiến lên thi lễ:

“- Khiến Hoàng đại soái phải chê cười. bổn tướng quả thực gần đây có chút nhàn nhã”

“- Vây thành không đánh là chuyện tốt mà! Bảo toàn một người binh lính, là bảo toàn một người nông dân, khiến Đại Nam nhiều thêm một phần thuế phú. Chúng ta cầu còn không được. hơn nữa, vây lâu không hạ được thành, nhất định Trịnh Cán sẽ thoái chí lui quân, công đầu chẳng phải là của Lưu Tướng quân hay sao, haha”

Hai người phân chủ khách ngồi xuống. Hoàng Tĩnh Chí lấy ra một phong thư đưa cho y nói:

- Đây là thư của điện hạ gửi cho ngài. Lưu tướng quân xem qua đi!

Tinh thần của Lưu Khải rung lên, điện hạ ở đây chính là Ứng Hòa Công, chủ nhân của Hoàng Tĩnh Chí, y mở bức thư, vội vàng nhìn một lần. Trong thư Ứng Hòa Công cho y một cơ hội lớn. thế nhưng y cũng có nỗi khổ của mình, y đành kiếm cớ

“Hoàng soái, cái này hơi đường đột, vậy ta có thể suy nghĩ vài ngày không”

………………

Thành Quảng Ngãi,

Ngồi trong huyện nha, Phạm Đình Hổ đang chậm rãi xem xét công việc, lúc này trên bàn của hắn là lớp lớp tài liệu, có tài liệu về bệnh tật, có tài liệu về dân số. có tài liệu về số người mất đất mất nhà, nhất nhất hắn đều xem qua một lượt.

Sau 1 canh giờ, Phạm Đình Hổ cho gọi mười mấy tên thái học sinh vào rồi giao cho bọn hắn những việc cần làm, thể theo ý của Trịnh Cán, hắn muốn thời gian ngắn nhất, mọi thứ phải đi vào khuôn khổ, nhất là phải giải quyết dứt điểm chuyện đất đai,

Về vấn đề này, hắn sau khi nghiên cứu tài liệu cũng cho ra được một chút kiến giải, trước hết hắn định tiến hành theo ba cách, một chính là nếu như còn giữ được khế ước thì trực tiếp làm lại khế ước mới, thứ hai là có người làm chứng, và thứ ba trước hết cho ở tạm, nếu trong vòng ba năm mà không có tranh chấp gì thì trực tiếp cấp luôn, tuy nhiên với những khu đất trọng yếu và rộng lớn, hắn đều cho người đi kiểm tra kỹ, nhất nhất ghi chép lại lịch sử làm việc không hề qua loa, điều này khiến trịnh cán hết sức hài lòng.

Hắn giao toàn quyền cho Phạm Đình Hổ, bản thân thì ngày đêm nghĩ cách công hạ thành Phú Yên, mở đường nam tiến.