Trọng Sinh Trở Về Vị Trí Cũ

Chương 16

Chủ nhà đã mở miệng, làm gì có đạo lý không làm?

 

Quỳnh Nương còn chưa kịp mở bọc đồ đã bị gọi xuống bếp.

 

 

Phòng bếp của biệt quán phân đại trù và tiểu trù. Đại trù nấu nướng một ngày ba bữa cho tất cả người của biệt quán và các thị thiếp, còn tiểu trù chỉ chuyên nấu ăn cho Lang Vương.

 

 

Trước đó Quỳnh Nương đã làm điểm tâm ở bếp nhỏ, cũng coi như là đã quen thuộc dụng cụ dưới bếp. Có điều cả phòng bếp trừ một nha hoàn phụ giúp và một bà tử nhóm lửa thì không thấy những người khác.

 

 

Hỏi mới biết hoá ra đầu bếp bị bệnh, tạm thời xin nghỉ, cho nên một ngày này ba bữa Quỳnh Nương đảm đương.

 

 

Đầu bếp năm đồng bạc cũng coi như là dùng hết khả năng. Quỳnh Nương hỏi nha hoàn giúp việc bếp núc về thực đơn của hôm nay, nha hoàn tên Diệu Lăng kia hờ hững nói: “Những cái đó đều là chủ bếp quyết định, ta chỉ lo rửa bát, đâu có biết cách phối hợp?”

 

 

Đầu bếp bị bệnh, Diệu Lăng cho rằng hôm nay nàng ta sẽ nấu. Nàng ta đã phụ giúp dưới bếp một khoảng thời gian, tự nhận tay nghề không tồi, vốn nên lộ diện trước mặt chủ tử. Không ngờ một tiểu nương yểu điệu đến thay vào chỗ trống của chủ bếp, lập tức không phục, tất nhiên là không cho sắc mặt tốt.

 

 

Vài ngày trước, nữ tử tên Quỳnh Nương này đến làm điểm tâm, nàng ta tán gẫu với nữ tử này vài câu, biết nàng là nữ nhi của cửa hàng điểm tâm Thôi gia trấn trên, không khỏi xem nhẹ nữ nhi thương hộ này vài phần.

 

 

Diệu Lăng là nô tài nuôi trong nhà, cha nàng ta là phu xe trong phủ Lang Vương, đã từng đánh xe ngựa mười năm cho lão Vương gia. Lang Vương không thích thị nữ hầu hạ bên người, chỉ để hai gã sai vặt, vì vậy muốn gần chủ tử một chút thì phải tìm cách để thường xuyên lộ mặt. Phòng bếp nhỏ nhàn rỗi, thức ăn cũng tốt, Lang Vương đi đến đâu cũng phải mang theo bếp riêng, tiền tiêu vặt nhiều. Nếu không phải nhờ vào thể diện của cha thì đúng là tranh đoạt không nổi.

 

 

Nhưng cơ hội không dễ dàng xuất hiện đã bị đoạt đi, nàng ta bực bội, liền muốn khiến cho Quỳnh Nương xấu mặt.

 

 

Lang Vương coi trọng chuyện ăn uống, cái mặt hàng thổ sản từ trấn nhỏ đến này thì biết nấu nướng cái gì chứ? Nàng ta mặc kệ, chỉ ở một bên chờ chế giễu!

 

 

Quỳnh Nương nói vài câu đã nhận ra cô nương này không tốt, nàng cũng không muốn chuốc hoạ vào thân, chỉ xem xét giỏ rau dưa củ quả đưa tới hôm nay, suy nghĩ một chút rồi viết thực đơn.

 

 

Trước tiên nàng chọn một con vịt béo đã nhổ lông mổ bụng xử lí tốt, ướp rượu Phần với ngũ vị hương sau đó lót một tầng rơm trong nồi sắt, quả bắc cành cây ăn quả lên lên, sau khi đốt rơm, nàng bỏ cả con vịt vào rồi đậy vung nướng lên.

 

 

Trong lúc nướng vịt, nàng nhanh nhẹn thái măng sợi phối với chân giò hun khói, dùng nước sốt dầu mè làm một món rau trộn ngon miệng.

 

 

Vịt nướng được rồi liền cho vào nồi nấu chín. Đúng lúc này Lang Vương đích danh nói muốn ăn bánh nhào bột, nàng lại bắc một cái nồi hấp khác lên.

 

 

May mà lúc ở Thôi gia nàng giúp Lưu thị nấu cơm trong thời gian dài, bây giờ kỹ thuật xắt rau cũng thành thạo hơn nhiều.

 

 

Tuy có chút bất mãn với cách làm người của Lang Vương, nhưng nàng là người làm việc coi trọng mọi thứ. Tuy cái tính không chịu thua kém của kiếp trước đã cởi bỏ hơn phân nửa nhưng thói quen làm việc nghiêm túc lại không sửa được. Huống chi đầu bếp nấu cơm hương vị không tốt bị Lang Vương giết chết ở kiếp trước đã nhắc nhở nàng, dù có muốn cho “đồ tốt” vào thì Quỳnh Nương cũng không có khả năng.

 

 

Cho nên sau khi vịt chín, nhìn thấy đĩa sứ quý báu, bệnh làm việc thập toàn thập mỹ lại tái phát, nàng không tự chủ được mà xếp vịt đã thái miếng lại cho ngay ngắn, còn thuận tay khắc củ cải thành một đoá hoa cho lên đĩa.

 

 

Nàng còn lọc xương vịt nấu canh dưa để ăn với điểm tâm.

 

 

Diệu Lăng tưởng tiểu nương này hấp tấp ra trận sẽ tay vội thêm loạn. Không ngờ trong nửa canh giờ đã nấu nướng xong, bài trí chỉnh tề, quan trọng hơn là thịt vịt và đĩa rau trộn kia không một cái nào là không lịch sự tao nhã.

 

 

Diệu Lăng biết đại sư phụ trước đó cũng không có tay nghề bài trí đĩa như vậy, nàng ta càng thêm buồn bực, tự hỏi không biết tay nghề của tiểu nương này học được từ đâu?

 

 

Đúng lúc này gã sai vặt của Lang Vương đến truyền lời, nói là kêu trù nương bưng đồ ăn đến thư phòng Lang Vương.

 

 

Diệu Lăng vội vàng nói với Quỳnh Nương: “Ngươi bận rộn một lúc lâu chắc là mệt rồi, để ta bưng lên đi.”

 

 

Quỳnh Nương mừng còn không kịp, lập tức nói được, sau đó rửa tay ăn thịt vịt vừa nãy còn thừa và một bát rau trộn nàng để lại.

 

 

Chẳng qua trong lòng nàng có chuyện, thế là ăn không nhiều lắm, lót dạ xong liền về sân của mình.

 

 

Tiểu viện này thanh tĩnh, chỉ có một mình nàng. Nàng xách một chậu nước ấm từ phòng bếp về đổ vào trong bồn, lau đi mùi thức ăn trên người.

 

 

Vừa mới lau được một nửa, ngoài viện lại có người tới gọi: “Quỳnh Nương! Vương gia sai ngươi đến chia thức ăn!”

 

 

Quỳnh Nương vừa luống cuống tay chân buộc tóc dài vừa mới thả ra lên, vừa lục áo váy trong bọc mặc lên người. Nàng lại cảm thán thánh thượng anh minh, nếu sớm bắt tên Lang Vương yêu nghiệt này đi thì càng tốt, tránh cho hắn làm hại nhân gian.

 

 

Đến thư phòng rồi cũng không phát hiện bóng dáng Diệu Lăng và gã sai vặt, chỉ có một mình Lang Vương ngồi bên bàn pha trà sát đất. Đồ ăn nàng làm đang bày trên bàn lại không thấy động đũa.

 

 

Quỳnh Nương tiến vào rồi quỳ gối bên bàn pha trà chờ phân phó, nhưng mãi không thấy người gọi, đành phải quỳ gối nơi đó yên lặng không nói. Trong thư phòng yên tĩnh chỉ có tiếng Lang Vương lật sách.

 

 

Quỳnh Nương cực kỳ nhàm chán, khóe mắt nhìn quyển sách ở góc bàn Lang Vương. Lật đến trên cùng, lộ ra một tờ giấy bên trong.

 

 

Thấy bên trên viết: “Thoa vũ thấu sam nhân bất quy, tà dương dã độ kỷ bồi hồi(1)…”

 

 

(1) Mưa thấm áo tơi người không về, nắng chiều qua sông đã bồi hồi...

 

 

Nàng không khỏi sửng sốt, đột nhiên nhận ra, trong quyển sách kia chính là câu thơ nàng đã từng viết.

 

 

Đời trước Liễu Mộng Đường quyết định khiến cho nữ nhi mình tài danh lan xa. Để nàng tập hợp lại những câu thơ bình thường hay viết rồi nhờ người khắc bản thành quyển. Có điều không tiện ký khuê danh nên viết danh hào “Thanh Khê cư sĩ” trên trang sách.

 

 

Kiếp trước sau khi nổi danh trong tiết Khất Xảo, nàng mới tiết lộ danh hào của mình với bằng hữu khuê các. Thời điểm đó giấy Lạc Dương đắt giá, thi tập của Thanh Khê cư sĩ lưu truyền rộng rãi, hầu như tất cả công tử danh môn chưa đón dâu trong kinh thành mỗi người một quyển, tránh chuyện trong yến tiệc hội thơ gặp giai nhân cũng không thiếu chuyện để tán dóc.

 

 

Nhưng không ngờ một đời danh hào Thanh Khê cư sĩ còn chưa lập ra mà đã có một quyển xuất hiện bên chân Lang Vương, Quỳnh Nương cảm thấy không ổn.

 

 

Hình như là chú ý đến tầm mắt nàng, Lang Vương đột nhiên duỗi tay ném quyển thi tập kia đến bên chân nàng, chỉ một tờ thơ đang mở ra nói: “Đọc đi.”

 

 

Quỳnh Nương nâng mắt liếc nhanh một cái lại đụng phải cặp mắt tối tăm của hắn, nàng cắn môi, nhẹ giọng đọc lên.

 

 

Thanh âm dịu dàng vọng lại trong thư phòng yên tĩnh, quanh quẩn bên tai như bút càng cua vẽ điểm tâm, trêu chọc lỗ tai người ta.

 

 

Quỳnh Nương càng đọc càng hổ thẹn. Thật sự là niên thiếu kiếp trước quá cuồng vọng, nghe lời phụ thân biên soạn thi tập. Không trải qua nhân sinh, nào có cảm xúc sâu sắc gì chứ? Chẳng qua chỉ là khóc gió than mưa(2), rảnh rỗi ca thán xuân thu thôi.

 

 

(2) Ví với những sự việc không đáng lo nghĩ mà cũng thở ngắn than dài, cũng như những tác phẩm văn nghệ thiếu tình cảm chân thực uỷ mị, sướt mướt, tình điệu bi luỵ

 

 

Bây giờ bản thân tái thế làm người, đọc thơ viết thời niên thiếu thật là xấu hổ, hận không thể xé rách thi tập ném vào lò sưởi. Càng buồn bực là, sao Lang Vương lại biết đây là thơ nàng làm, còn muốn nàng đọc lại?

 

 

Đọc đến lần thứ năm, Quỳnh Nương không nhịn được nữa, lập tức ngẩng đầu hỏi: “Xin hỏi Vương gia, nô gia có từng đắc tội ngài không?”

 

 

Lang Vương nhìn chằm chằm môi đỏ má thơm của Quỳnh Nương, thấy nàng ngẩng đầu, ánh mắt cũng không di chuyển, chỉ nhàn nhạt nói: “Đắc tội thì thật ra chưa nói tới, chỉ là đã từng đánh cuộc với ngươi mà thôi… Không ngờ ngươi đã hoàn toàn quên sạch.”

 

 

Quỳnh Nương đang định mở miệng, linh quang trong đầu chợt lóe, đột nhiên nhớ ra một chuyện cũ.

 

 

Nói chuyện đó, cũng liên quan đến mấy bài thơ vừa đọc kia.

 

 

Năm đó nàng theo huynh trưởng Liễu Tương Cư đến khu vực săn bắn, có một vị tiểu thư nữ giả nam trang tranh đoạt hươu săn với nàng.

 

 

Vị tiểu thư kia cũng không nói lý, rõ ràng là Quỳnh Nương bắn trước nhưng lại khăng khăng nói hươu là nàng ta bắn được, dáng vẻ rất được nuông chiều.

 

 

Tình hình đại khái không nhớ rõ nữa. Nàng chỉ nhớ có một nam tử đội nón vải đen đi cùng tiểu thư kia, xem ra là huynh trưởng của nàng ta, cũng không nói lý như vậy. Quỳnh Nương bị chọc giận, mồm miệng lợi hại, ân cần thăm hỏi ba đời tổ tông, năm đời con cháu của huynh muội hai người kia mà không hề có một từ ngữ thô tục.

 

 

Hình như lúc ấy nam nhân đó nói một câu, tiểu thư nhà quan xảo quyệt như nàng thiếu dạy dỗ, tương lai gả đi sẽ nếm khổ sở. Nàng của khi đó tuổi trẻ kiêu căng, đánh giá nam tử mũ đen kia từ trên xuống dưới, nói những lời đại loại như “Quân không dám gặp người chắc chắn là dung mạo cực xấu, dù ta có chịu khổ thì cũng không tới phiên nấu cơm giặt quần áo cho ngươi”.

 

 

Hình như người nọ cười lạnh, nói cái gì mà chưa chắc đâu…

 

 

Ngày săn thú hôm sau, đoàn người các nàng luôn gặp huynh muội kia. Sau khi rời khu vực săn bắn, đúng lúc gặp mưa to, nàng đứng ở bến đò chờ thật lâu cũng không thấy thuyền, ở trong đình đến nhàm chán, bèn thuận miệng ngâm ra câu thơ đó. Lúc xoay người, vị nam nhân kia cũng đang đợi thuyền, đang đứng phía sau nàng…

 

 

Nghĩ vậy, nhớ lại nam tử mũ đen thân ảnh cao lớn, càng nhớ lại càng thấy giống Lang Vương.

 

 

Lập tức thử nói: “Mùa hè năm ngoái có chút hiểu lầm với gia quyến của Vương gia ở bãi săn sao?”

 

 

Khóe miệng Lang Vương cong lên, mang theo nụ cười không thành tâm cho lắm, lúc này mới cầm đũa kẹp miếng thịt vịt lên cho vào miệng, nhai một lúc rồi nói: “Năm đó đánh cược với tiểu thư, không ngờ lại có thể nếm thử tay nghề nấu cơm của tiểu thư.”

 

 

Lưng Quỳnh Nương toát mồ hôi lạnh. Kiếp trước nàng không nhận ra bản thân đã vô ý đắc tội với một vị chủ nhân có thù tất báo như vậy. Nói vậy, kiếp trước hắn đến Liễu gia cầu hôn cũng là muốn cưới nàng về nhà nấu cơm giặt quần áo làm nhục? Mà bây giờ nàng trở về Thôi gia, không phải quý nữ nhà cao cửa rộng, hắn muốn làm nhục cũng tiện hơn rất nhiều.

 

 

Bây giờ nhớ lại, kiếp trước sau khi cầu hôn không có kết quả, hình như hắn bị cuốn vào tai hoạ gian lận khoa cử bán quan năm đó, bị thánh thượng trách phạt, giới hạn ngày ra khỏi kinh thành. Nếu không dựa vào sự âm độc vì đạt được mục đích mà không từ thủ đoạn của hắn, có lẽ năm đó nàng khó có thể gả cho Thượng Vân Thiên, nói không chừng là đã bị hắn giày vò thành thế nào rồi.

 

 

Nghĩ vậy, nàng buông sách xuống, nhẹ giọng nói: “Khi đó ta không hiểu chuyện, đắc tội Vương gia, hy vọng Vương gia có thể đại nhân không ghi tội tiểu nhân, bỏ qua cho dân nữ được không?”

 

 

Lang Vương nhìn nàng quỳ gối bên bàn pha trà, nhàn nhạt phân phó: “Lại đây rót rượu cho ta.”

 

 

Quỳnh Nương cắn môi đứng dậy đi qua, còn chưa kịp ngồi vững đã bị Lang Vương cầm cổ tay kéo vào lòng.

 

 

Môi mỏng của hắn dán lên vành tai Quỳnh Nương nói: “Ngươi đến gần chút để dễ nhìn dung mạo của bổn vương, có xứng để tiểu thư ngươi nấu cơm giặt quần áo, hầu hạ cả đời không?”

 

 

 

Tác giả có lời muốn nói: Meo, con đường làm thê tử khó xử của tra Vương gia —— bổn vương soái như vậy, làm gì có chuyện không trị được lão bà?