Mà người phát hiện lại chính là công chúa Nguyên Khang do Hoàng hậu nương nương sinh ra.
Công chúa Nguyên Khang đuổi theo một đứa sai vặt ăn cắp đồ, đuổi đến một trạch viên trên đường Dương Gia thì bị gia nhân của nơi này ngăn lại.
Công chúa Nguyên Khang nghi ngờ bên trong có bí mật gì đó không thể cho ai biết, lập tức dẫn một đám thị vệ đi theo xông vào thì phát hiện công chúa Hi Bình và Bích Sơn Quân đang “điên loạn đảo phượng”.
Lúc ấy đang là ban ngày, trạch viện yên tĩnh, hơn nữa không có gì che chắn, công chúa Nguyên Khang lại dẫn theo khá nhiều thị vệ, mọi sắc thái3của công chúa Hi Bình và Bích Sơn Quân đều rơi cả vào trong mắt họ.
Nghe đâu, lúc công chúa Nguyên Khang nhìn thấy, cái đó của Bích Sơn Quân vẫn còn cắm chặt dưới thân công chúa Hi Bình, một hồi lâu mới rút ra.
Cảnh tượng ấy khiến công chúa Nguyên Khang và những thị vệ đi theo trợn mắt há hốc mồm, không biết nên phản ứng thế nào.
Phò mã Từ Kinh Dụng của công chúa Hi Bình thật lòng yêu thích nàng ta.
Vừa hay tin, y đau lòng rên lên một tiếng rồi ngất lịm.
Cha của Từ Kính Dụng là thị lang Binh Bộ - Từ Yển Sư, nhà họ Từ còn là danh gia vọng tộc2ở Kinh Triệu.
Năm xưa không phải nhà họ xin cưới công chúa Hi Bình mà là Vĩnh Chiêu Để ban hôn, vì vào thời điểm đó, bậc đế vương ít nhiều có ý muốn lôi kéo nhà họ Từ.
Hiện giờ vụ bê bối xảy ra, Từ Yển Sư cảm thấy thể diện của nhà họ Từ đã bị lột sạch, không khác gì bị người ta quăng xuống đất mà giẫm đạp.
Đối với nhà danh gia vọng tộc như nhà họ Từ mà nói, thể diện đôi khi còn lớn hơn cả trời.
Từ Yển Sư không thể nhẫn nhịn nổi, khóc đến tận điện Tử Thần, xin Vĩnh Chiêu Để đứng ra làm chủ.
“Hoàng thượng, nhà họ Từ một lòng trung3thành với hoàng thượng, bao nhiêu năm nay không hề làm trái ý người.
Sự tình đến nước này, làm sao che giấu được nữa? Loại chuyện chơi bời trăng hoa xưa nay vốn hấp dẫn con người ta, và cũng nhanh bị lan truyền, chỉ hai canh giờ ngắn ngủi đã bay khắp Kinh Triệu, ngay cả những người dân nghèo khổ bán đồ ăn nơi đầu đường xó chợ cũng biết công chúa Hi Bình và Bích Sơn Quân tăng tịu.
cả triều đình náo loạn vì việc này.
Một người là công chúa nhà hoàng gia, một người là tiên sinh dạy học, là người được hoàng thượng đích thân ban cho danh hiệu Bích Sơn Quân.
Sao hai người này lại9ở cùng một chỗ? Còn là giữa ban ngày ban mặt, say sưa quấn lấy nhau không mảnh vải che thân.
Có lẽ, cả hai đều không nghĩ đến sẽ có người dám xông vào bên trong trạch viện.
Hiện giờ vụ bê bối xảy ra, Từ Yển Sư cảm thấy thể diện của nhà họ Từ đã bị lột sạch, không khác gì bị người ta quăng xuống đất mà giẫm đạp.
Đối với nhà danh gia vọng tộc như nhà họ Từ mà nói, thể diện đôi khi còn lớn hơn cả trời.
Từ Yển Sư không thể nhẫn nhịn nổi, khóc đến tận điện Tử Thần, xin Vĩnh Chiêu Để đứng ra làm chủ.
“Hoàng thượng, nhà họ Từ một lòng trung thành với3hoàng thượng, bao nhiêu năm nay không hề làm trái ý người.
Kể từ khi điện hạ gả tới nhà họ Từ đến nay đã hơn mười năm, từ trên xuống dưới nhà họ Từ đều hết sức tôn kính điện hạ, tự nhủ không hề có chỗ nào không phải với điện hạ.
Nhưng...
nhưng sao điện hạ có thể như vậy chứ?” Từ Yển Sư quỳ trong điện Tử Thần, vành mắt đỏ hoe.
Ông ta dập đầu mấy cái thật mạnh, giọng nói khàn đặc: “Hoàng thượng...
trong lòng thần đau khổ quá, quả thật không còn mặt mũi nào nhìn tổ tiên nhà họ Từ nữa!” Sắc mặt Vĩnh Chiểu Để sầm sì, ông ta đứng lên rời khỏi ngự án, tự tay đỡ Từ Yển Sư dậy rồi thở dài nói: “Ái khanh cứ yên tâm, chuyện này trẫm nhất định sẽ cho ái khanh một câu trả lời thỏa đáng.” Lúc nhận được tin, Vĩnh Chiêu Đế đen mặt, trống ngực gõ liên hồi.
Sự trả thù của Uông Ấn quá độc ác! Là...
muốn đẩy Hi Bình vào chỗ chết đây mà! Không, không phải chỗ chết.
Tất nhiên, Uông Ấn sẽ giữ lại mạng sống của Hi Bình, nhưng tất cả thanh danh, thể diện của nàng ta coi như mất sạch, sống không bằng chết.
Từ sau khi ngầm đồng ý cho Uông Ấn được đòi lại công bằng từ Hi Bình, Vĩnh Chiêu Để đã đoán trước Hi Bình chắc chắn sẽ gặp chuyện.
Song ông ta không ngờ lại nghiêm trọng đến thế này.
Uông Ấn không chỉ nhắm vào công chúa Hi Bình mà còn cả công chúa Nguyên Khang, nhà họ Từ cũng bị kéo vào.
Làm quá mạnh tay, quá mạnh tay rồi! Nếu biết vậy, ông ta nhất định...
Không, thật ra ông ta biết Uông Ấn tàn nhẫn đến mức nào.
Vua không nói chơi, ông ta đã ngầm đồng ý với hắn rồi, giờ không thể trở mặt được.
Giỏi cho Uông Ấn, chẳng trách một mình tránh ở đỉnh Xu Vân, hóa ra là để chờ chuyện ở đây.
Nhìn vị bề tôi già nua hai mắt đỏ hoe, Vĩnh Chiêu Để cảm thấy đau cả đầu, trong lòng bừng bừng lửa giận.
Bản thân có nhược điểm trước nên bên ngoài mới xâm hại được, nếu không phải là Hi Bình và Bích Sơn Quân dan díu với nhau thì sao có thể bị Uông Ấn bắt thóp? Một người là con gái mà ông ta cùng chiều, một người là Bích Sơn Quân ông ta đích thân phong cho.
Hai người này kết hợp lại làm ông ta khó xử, giỏi lắm, giỏi lắm! Sau khi đỡ Từ Yển Sư dậy, Vĩnh Chiêu Để an ủi: “Ái khanh, Hi Bình đã có hành vi không ra thể thống gì, trẫm sẽ lệnh cho con bé vào am Từ Vân đi tu, về sau sẽ không được dính dáng đến chuyện trần tục nữa.
Về phần phò mã...
trẫm cất nhắc phò mã làm thứ sử Ích Châu.
Mong phò mã có thể rời xa Kinh Triệu dây hỗn loạn này, không tổn hại đến ý chí.
Là Hi Bình có lỗi với nhà họ Từ, trẫm đương nhiên sẽ đền bù thỏa đáng.” Công chúa không thể bị nhà chồng bỏ, cho dù đã xảy ra chuyện tai tiếng mức này cũng phải cố gắng hết sức che đậy cho qua.
Rút kinh nghiệm từ các triều trước, Đại An rất khắt khe với chức quan và quyền lực của phò mã.
Để tránh quyền thể quá lớn, xưa nay để vương chỉ trao tặng cho phò mã chức danh hão, hầu hết là đảm nhận những vị trí không mấy quan trọng như Hồng Lư Tự Thừa, Quang Lộc Tự Thừa bậc ngũ phẩm.
Nay Vĩnh Chiêu Để cất nhắc cho Từ Kính Dụng làm thứ sử Ích Châu.
Thứ sử là chức quan tứ phẩm có địa vị cao và thực quyền, là một ân huệ lớn.