Cho đến tận lúc ấy, Uông Ấn mới biết Diệp Tuy đã tranh cãi trực tiếp với Thôi thị, nhắc đến cả Đề Xưởng.
Cô gái nhỏ cho khiêng một thi thể trở về, còn khóc đến mức đau lòng thể kia.
Có lẽ phu nhân đến ngõ Chi Vân vào thời điểm quá nhạy cảm, Thôi thì lại cả giận 0mất khôn.
Lão nô cảm thấy điều này không bình thường.” Đại phu nhân như Thôi thị sao có thể không biết đến uy nghiêm của Đề Xưởng và quyền lực của đốc chủ được? Bà ta làm vậy là vì chuyện riêng giữa phụ nữ trong nội trạch hay đang đại diện cho thái độ nào đó của gia tộc lớn họ Lư? Với tư cách là thành viên đầu tiên của Đề Xưởng, là gia nhân già đã đi theo Uông Ấn hơn nửa đời người, Phong bá biết Uông Ấn sẽ suy đoán động cơ hành động của Thôi thị theo hướng đầy mưu mô và hiểm ác.
Uông Ấn dừng động tác gõ bàn, sắc mặt càng trở nên lạnh lùng, cất tiếng: “Đúng vậy, đầu tiên có thể vì ít tuổi hơn nên bắt nạt, sau đó lại không để nàng vào mắt...
Nói đến cùng thì vẫn là không coi bổn tọa ra gì.” Hắn cưới cô gái nhỏ vì không nỡ thấy nàng phải chịu thiệt thòi.
Nào ngờ, hết công chúa Hi Bình lại tới Thôi thị ức hiếp nàng.
Triệu Tam Nương kể rằng cô gái nhỏ có ý tốt cầu xin Thôi thị nhưng bà ta không chịu buông tha cho cô gái kia, cuối cùng còn cố tình dùng thủ đoạn dồn người đó vào chỗ chết.
Phu nhân gia tộc lớn không dễ dãi với vợ bé của chồng, không ít người còn cố tình gây khó dễ, nhưng đánh đập người ta tàn nhẫn như Thôi thị thì lại rất hiếm.
Uông Ấn không kìm nổi suy nghĩ, Thôi thị có tâm trạng gì khi ra lệnh cho hộ vệ đánh chết người ngay trước mặt cô gái nhỏ? Bà ta thật sự oán hận người vợ bé này? Hay không muốn cô gái nhỏ được như ý? Hay là...
đang thách thức hắn và Đề Xưởng? Hành động của Thôi thì khác nào đang vuốt râu hùm.
Bà ta lấy đâu ra bản lĩnh để làm vậy? Dựa vào hai dòng họ Thôi, Lư sao? Vì xuất thân từ những gia tộc lớn với bề dày lịch sử hàng trăm năm nên tự cho mình có xuất thân cao quý và căn cơ vững vàng, quả thực có thể không coi cô gái nhỏ ra gì, cũng có thể thật sự không coi hắn ra gì.
Ngay sau đó, Uông Ấn cười nhẹ, cảm giác lạnh lẽo bao quanh thân bỗng nhiên tan biến: “Từ khi bổn tọa chấp chưởng Đề Xưởng đến nay, chưa có ai dám hành động táo bạo như thế đâu...
Thật thú vị!” Chẳng nhẽ bà ta quên “Cựu thì vương tại đường tiền yến.
Phi nhập tầm thường bách tính gia”*.
Trên đời này, có gia tộc nào vinh hiển mãi mà không suy tàn? (*) Hai câu thơ trong bài “ô Y Hạng” thuộc chùm thơ hoài cổ “Kim Lăng Ngũ đề” của Lư Vũ Tích.
Dịch nghĩa: Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước; Nay bay vào những nhà dân chúng bình thường.
Ngụ ý không có hoa cỏ nào chỉ nở mà không tàn, không có vinh hoa nào là mãi mãi.
Không sao, bổn tọa sẽ khiến bà ta vĩnh viễn không dám quên! Tại nhà họ Lư, Thôi thị cũng kể lại chuyện ở ngõ Chi Vân với chồng mình là Lư Hoàng.
Sau khi nghe xong, Lư Hoàng tức thì sa sầm sắc mặt, sợ hãi xen lẫn tức giận.
“Nàng, sao nàng lại thiếu lễ độ như vậy! Đắc tội tới Đề Xưởng và độc chủ sẽ mang đến tai họa cho cả nhà đấy.
Nàng...
nàng lại dám..” Lư Hoàng lớn tiếng, lườm Thôi thị với ánh mắt dữ tợn.
Tất nhiên ông ta biết việc Thôi thì đến ngõ Chi Vân gây chuyện với vợ bé Ngọc Nương của mình, bằng không thì lúc trước ông ta đã chẳng đưa giấy bán thân của Ngọc Nương cho bà ta.
Đằng nào cũng chán ghét rồi, có thể thoải mái vứt bỏ, vừa khéo giao cho Thôi thị xử lý để đỡ phải rầy rà.
Không ngờ Thôi thì lại khiến chuyện thành ra như thế này! Ngọc Nương kia chết hoàn toàn chẳng đáng kể, nhưng sao lại dính dáng đến cả Đốc chủ phu nhân chứ? chọc vào Đề Xưởng luôn là mối phiền phức lớn! Lư Hoàng giữ chức lang trung của Từ Bộ Tư thuộc Lễ Bộ, tuy có được nhờ vào ô dù gia tộc, nhưng không phải là một chức quan hư danh nhàn hạ mà có quyền lực và lợi ích thực sự.
Từ Bộ Tư quản lý những việc như tế lễ, thờ cúng, bói toán, tăng ni của triều đình, qua lại nhiều với các quan viên trong triều.
Giống như những quan viên khác, Lư Hoàng mỗi khi gặp Uông Ấn cũng sẽ kính cẩn gọi một tiếng “Uống đốc chủ”, chỉ khác là ông ta không có cảm giác sợ hãi khi đối diện với hắn.
Lý do không gì khác ngoài việc ông ta là trưởng tộc tương lai của nhà họ Lư ở Phạm Dương, Vợ còn là con gái dòng chính của nhà họ Thôi ở Thanh Hà, sự gắn kết thể lực khiến ông ta kiêu ngạo và ngang tàng hơn nhiều.
Thế nhưng ông ta cũng chẳng muốn vô duyên vô cớ đi trêu vào Uông Ấn, lại còn vì một người vợ bé! Mặc dù Thôi thì có tính ghen tuông, nhưng xưa nay luôn biết nặng nhẹ, làm việc rất đáng tin cậy, sao lần này lại hồ đồ như thế? Hồ đồ, quá hồ đồ! Thầy Lư Hoàng trách mắng mình, sắc mặt Là thị thoáng thay đổi, rồi lập tức tỏ vẻ hiền lành, nói: “Trước đây thiếp nghe lão gia nói thể lực của Đề Xưởng quá lớn, luôn lấn át những nhà danh gia vọng tộc như chúng ta.
Đây chẳng phải là vì thấy bất bình trong lòng hay sao? Đúng lúc gia tộc có ý đối phó với Uông Ấn, vừa vặn có cái cớ...” “Câm mồm!” Lư Hoàng sầm mặt, đập mạnh tay lên bàn, chặn lời Thôi thị.