(*) Thiếu doãn (Phó doãn): chức quan giúp việc thứ hai, sau chức quan phủ doãn.
(*) Hữu thừa Thượng Thư: là phó tướng, giúp đỡ công việc cho hai tể tướng (lưỡng tướng nếu có).
Quan viên cả triều đều bị tác động bởi bản tấu chương này. Trong điện Tuyên Chính nhất thời không có âm thanh gì khác ngoài những tiếng phụ họa.
Mãi đến khi Vĩnh Chiêu Đế ngồi trên ngai rồng hỏi: “Chư khanh có ý kiến gì khác không?”, đông đảo văn võ đại thần bấy giờ mới sực tỉnh.
Di dời phủ Kinh Triệu? Đây chính là đại sự! Nếu chuyển phủ Kinh Triệu đến đường Dương Gia, vậy những sản nghiệp của nhà mình nằm trên đường Trường Long làm sao bây giờ? Chắc chắn sẽ chịu tổn3thất rất lớn!
Rất nhanh liền có quan viên đứng dậy phản đối tấu chương của Tần Phưởng, nói rằng phủ Kinh Triệu là nơi trọng yếu của Kinh Triệu, liên quan đến sự phồn vinh thịnh suy của thành Kinh Triệu, tuyệt đối không thể dễ dàng di dời, không khéo sẽ gây nên tai họa, xin hoàng thượng cân nhắc, minh xét.
Đối với những quan viên cẩn trọng, trong tình huống còn chưa rõ ý của thánh thượng thế nào, chỉ nói việc dời phủ Kinh Triệu là đại sự trong triều, chúng thần cần bàn bạc kĩ càng, dời hay không dời còn phải xin ý chỉ của hoàng thượng.
Với những ý kiến phản đối, Tần Phưởng chỉ mỉm cười, nếp nhăn trên mặt cũng dồn lại thành một nhúm,2cao giọng nói: “Từ khi triều đình nước ta thành lập đến nay, phủ Kinh Triệu đã được di dời vài lần, mang đến rất nhiều hưng thịnh phồn hoa cho Kinh Triệu. Tại sao nay lại không thể di dời được nữa? Nếu sợ gây nên tai họa, này cũng quá phi lý rồi!”
Dứt lời, Tần Phưởng quay đầu lạnh lùng nhìn các quan viên phản đối một lượt, không hề khách khí nói: “Theo bổn quan thấy, chư vị đại nhân phản đối việc di dời phủ Kinh Triệu không phải vì sự hưng thịnh của triều đình, mà là vì túi tiền riêng của mình, nhỉ? Những cửa hàng trên đường Trường Long thuộc về nhà nào, bổn quan nắm rõ lắm đấy!”
Nghe Tần Phưởng nói vậy, không ít1quan viên nghẹn lời, tức giận đến vểnh cả râu, cùng tức tối nhìn Tần Phưởng.
Tên Tần Phưởng lỗ mãng này lại dám ăn nói như vậy trên điện Tuyên Chính! Cho dù... cho dù lời này là thật thì cũng không thể nói ra trước mặt hoàng thượng chứ! Làm quan trong triều là phải chú ý cách đối đáp ẩn ý vòng vèo, có hiểu thế nào là ẩn ý hay không? Sao có thể nói thẳng mặt nhau như vậy?
Đúng thật là, đúng thật là… làm gì có cái lý ấy!
Tần Phưởng coi như không nhìn thấy những ánh mắt sắc như dao đang chĩa vào mình, quay đầu tiếp tục dâng tấu với vẻ mặt đau khổ: “Hoàng thượng, từ khi vi thần tiếp nhận phủ Kinh Triệu1đến nay đã phải đối mặt với tình cảnh khó khăn này rồi. Xin hoàng thượng thương xót ân chuẩn!”
Vĩnh Chiêu Đế ngồi nghiêm trên ngai rồng, dường như không nghe đến tiếng văn võ bá quan đang tranh luận, thần sắc khó đoán, cuối cùng hạ lệnh: “Việc này, trẫm sẽ lắng nghe ý kiến của các quan đại thần trước đã, rồi sẽ có quyết định sau!”
Thế là, các quan viên trong điện lui về chỗ cũ, có điều trong lòng mỗi người đều có suy nghĩ riêng, biểu cảm trên mặt cũng khác.
Sau khi bãi triều, đám quan viên tụ tập thành từng nhóm hai ba người. Gần như tất cả ánh mắt đều dừng lại trên người Tần Phưởng, tất nhiên không cần phải nói kĩ thâm ý1trong những ánh mắt đó.
Tần Phưởng coi như không nhìn thấy, ngẩng cao đầu sải bước rời khỏi điện Tuyên Chính. Ông ta vừa rời điện Tuyên Chính không được bao lâu thì gặp phải một người.
Người này mặc bộ y phục màu đỏ, bên trên thêu minh xà bốn cánh. Quan phục đỏ thẫm làm tôn lên màu da trắng như tuyết, diện mạo càng toát lên vẻ tuấn tú, có điều vẻ mặt hắn quá lạnh nhạt, ánh mắt lại lạnh lùng như có sát ý vô hình, khiến người khác sợ hãi mà tránh né theo bản năng.
Người này, ngoài đốc chủ Đề Xưởng - Uông Ấn ra, còn có thể là ai được nữa?
Vừa nhìn thấy Uông Ấn, Tần Phưởng hơi khẽ cúi đầu né tránh đi cái cảm giác khiến ông run rẩy, sau đó cung kính nói: “Tham kiến đốc chủ.”
Đốc chủ Đề Xưởng tuy chỉ là quan hàng tứ phẩm, nhưng Đề Xưởng là nơi quản lý nhà tù dành cho các quan viên lớn và chuyên tổ chức truy bắt tội phạm là quan lại, quyền lực của đốc chủ Đề Xưởng đâu chỉ dừng ở mức quan tứ phẩm? Hơn nữa, Uông Ấn rất được hoàng thượng tín nhiệm, còn kiêm chức thủ lĩnh Nội Thị Tỉnh, quả thực là quyền thế ngập trời.
Việc cúi đầu trước một người như vậy mới là chuyện nên làm. Tuy Tần Phưởng xuất thân là phường lỗ mãng, nhưng cũng không phải hạng ngu xuẩn.
Quan trọng hơn, đối với Tần Phưởng mà nói, Uông Ấn không chỉ là một đại hoạn quan quyền thế ngập trời.
Vẻ mặt Uông Ấn vẫn không thay đổi, hắn lạnh nhạt đáp: “Tần đại nhân khách khí rồi. Bổn tọa còn có công chuyện, đi trước.”
Dứt lời, hắn dẫn mấy đề kỵ theo sau rời đi. Có điều, lúc vừa vượt qua Tần Phưởng, bước chân Uông Ấn lại có dáng “ngoại bát tự*”. Bởi vì hắn đi rất nhanh nên những đề kỵ theo sau không phát hiện ra.
(*) Bước chân “ngoại bát tự” hay còn gọi là đi hình chữ V, chỉ hình dáng chân đi hướng mở rộng về hai bên. Theo góc độ âm dương học, mở là dương, động tác như vậy nặng về dương khí, đặc trưng cho nam giới.
Nhưng, Tần Phưởng vẫn luôn cúi đầu thì lại nhìn thấy.
***
Chập tối, sau khi Diệp Cư Tiêu trở về phủ nhà nằm ở ngõ Thái Bình thì lập tức cho gọi Chu thị - người nắm quyền quản lý việc nhà tới.
Chu thị không rõ lý do, vội vàng đến viện Diên Quang. Bà ta còn chưa kịp lên tiếng hỏi han đã thấy Diệp Cư Tiêu trầm giọng nói: “Phủ Kinh Triệu sắp được di dời đến đường Dương Gia, mau mua cửa hàng ở đó đi! Cửa hàng của phủ ta trên đường Trường Long cũng phải lần lượt thu hồi. Phủ chúng ta có bao nhiêu cửa hàng ở đó?”
Nghe Diệp Cư Tiêu nói xong, Chu thị quá đỗi kinh ngạc, trong lòng hiện lên vô số câu hỏi, suýt nữa không đứng vững nổi.
Phủ Kinh Triệu sắp chuyển đến đường Dương Gia, nơi hoang vắng như thế, sao có thể chứ?
Sắc môi bà ta tái đi, bà ta căng thẳng hỏi dồn: “Lão thái gia, người nói phủ Kinh Triệu sắp được di dời, chuyện… chuyện này là thật ạ?”
Phủ nhà họ Diệp có không ít sản nghiệp nằm quanh đường Trường Long nên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng nhà họ Diệp lớn như vậy nên tổn thất này cũng không gọi là quá nặng nề. Tuy nhiên đối với bà ta, chuyện di dời này chẳng khác gì tai họa ngập đầu.
Bởi vì tài sản riêng của bà ta gần như nằm hết trên đường Trường Long!
Bà ta trông nom cai quản việc nhà mấy chục năm nay đã lén lút làm giả sổ sách, biển thủ không ít tiền từ quỹ chung. Số bạc này đã biến thành những cửa hàng mạn quanh đường Trường Long. Nếu phủ Kinh Triệu di dời, vậy thì bà ta xong đời rồi!
Diệp Cư Tiêu gật đầu, nói: “Là thật, phủ doãn Kinh Triệu đã dâng tấu. Tuy hoàng thượng chưa hạ chỉ, nhưng việc này mười phần đã chắc tám chín rồi. Con nhanh chóng mua cửa hàng trên đường Dương Gia đi. Tuyệt đối không được chậm trễ!”
Song, có lẽ Diệp Cư Tiêu còn chưa biết, những lời ông ta dặn dò bây giờ đã là quá muộn.