Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 31: 31 Thâm Nho 1

(P/s: Nay up sớm, mai với mốt chưa chắc có chương, tác bận đột suất.

Nếu thiếu chương thì cuối tuần chủ nhật bù)

“Đừng tạo cho người khác những gì mà ta không muốn bản thân mình phải chịu đựng”

- Khổng Tử

Người ta nói ‘nhàn cư vi bất thiện’,

Thực ra hẵn phải là ‘phình tâm nên tác nghiệp’.

Đám hội binh ăn uống no say đằng bụng thì bắt đầu suy nghĩ chuyện ác tà, chúng vốn đã là bọn ý chí yếu kém chẵng ra sao nên mới đào thoát khỏi trận tiền để đi bắt nạt dân thường, cho nên đâu thể kiềm chế được thú tính của bản thân.

Có điều …

Một tay lính bụng phệ, mặt mày béo tốt nở nủ cười gian tà nhìn thôn nữ đang dọn chén đũa gần đó:

“Á há há há! Nương tử, lại đây với …

Aaa!”

Tên háo sắc ôm bụng lăn lóc trên sàn nhà, sức lực mà bữa cơm mang lại đang bị rút đi nhanh chóng như nước lọt sàn thưa, mồ hôi tuôn ra từ trán chảy ròng ròng, đầu óc bắt đầu trở nên choáng váng.

Đương nhiên không phải ai cũng thê thảm như tên tham ăn này nhưng cũng không xê xích bao nhiêu bởi vì bọn chúng hầu như đều ăn ngấu ăn nghiếng do quá đói.

Thật ra cũng chẵng phải loại độc cao siêu gì mà chỉ là thuốc xổ liều mạnh do Hoàng Hùng và Trương Cơ bào chế ra để phòng ngừa trúng thực khi đi rừng mà thôi.

Đây là cách mà Trương Cơ từng bày cho hắn: nếu như ăn uống phải đồ lạ có độc mà không biết chữa làm sao thì có thể dùng thuốc xổ để đẩy ra, mặc dù có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe nhưng ít nhất cũng loại bỏ được phần lớn độc vật ra khỏi cơ thể.

(P/s: chống chỉ định bắt chước cách này ở nhà hay thử ngoài đường,

tác không chịu trách nhiệm cho hành vi của các bạn)

Lại nói, hiệu quả trong dự tính ban đầu không mạnh như hiện giờ vì quân số của đám hội quân quá đông, gần cả trăm người,

Mục đích của Hoàng Hùng chỉ là làm suy yếu nhất định lực lượng của kẻ địch để trận chiến diễn ra dễ dàng hơn thôi, hắn cũng đã chuẫn bị tinh thần làm bác sĩ băng bó cho dân làng rồi,

Nhưng chính hắn cũng không ngờ là vì đám lính này vốn đã quá đói và mệt, thể lực không còn bao nhiêu, cơm vô bụng còn chưa kịp tiêu thì bị thuốc xổ hành nên triệt để ngã quỵ luôn.

“Vây bọn họ lại.

Thu hết áo giáp và vũ khí.

Dùng lạt buộc tay chân của chúng rồi lôi ra khỏi làng, cẩn thận chúng phóng uế”

Theo lời nói của Nguyễn Bảy,

Đám trai làng nhanh chóng hành động,

Đám dân nữ sợ không kịp thì bẩn hết nhà cửa nên cũng phụ một tay,

Chỉ có mấy vị lão niên là ở lại ngăn lũ trẻ nít tham dự vào,

Không biết là do sợ tên nào còn sức đột nhiên vùng dậy bắt con tin, hay là để bảo hộ tâm hồn non trẻ của những búp măng non.

Già Ninh đi tới chổ Nguyễn Bảy hỏi:

“Bây giờ phải làm thế nào thưa ân công?”

“Giết hết chứ sao”

Nguyễn Bảy nói đến nhẹ nhàng nhưng Già Ninh lại hoảng hồn:

“Ân công nói sao?

Ta nghe không rõ”

Nguyễn Bảy cười nói:

“Già Ninh yên tâm.

Việc giết người để ta lo.

Mọi người cứ việc dọn dẹp thôn xóm ăn chiều rồi ngủ đi.

Sáng mai dậy thì phụ bọn ta đem chúng đi chôn là được”

Nguyễn Bảy nói chuyện chấm dứt gần trăm mạng người như việc chặt gà chém cá khiến Già Ninh lạnh cả gáy, xám cả mặt:

“Cái này có phải quá ác?

Bọn chúng cũng chưa gây hại gì cho …”

Nguyễn Bảy quay sang Già Ninh, nghiêm túc đưa tay cắt đứt lời nói:

“Già Ninh à!

Phẩm tính của bọn chúng ra sao thì ngài vừa rồi cũng thấy đó.

Lính Hán bình thường đã ưa bắt nạt dân Việt ta, bây giờ chúng đã thua bại cùng đường thì chỉ càng thêm không kiêng nể gì.

Hôm nay ta thả chúng đi thì như thả hổ về rừng, sau này tai họa khôn cùng.

Đợi đến khi chúng quay lại báo thù thì không chỉ là một thôn một làng bị tai vạ.

Khi ấy làng nước không còn, mạng sống ném uổng thì nói gì nhân nghĩa rộng lượng nữa!”

Gia Ninh bị Nguyễn Bảy lớn giọng dạy đời mà vã cả mồ hôi, nuốt nước bọt câm như hến không biết nói gì.

Nguyễn Bảy lúc này mới hạ giọng ôn nhu, đổi cách xưng hô:

“Thực ra cháu cũng không muốn làm như vậy.

Giết người nhiều thì sát tính nặng, tính cách cũng dần trở nên nóng nảy bứt rứt, ngủ nghỉ khó yên.

Nhưng hiện tại không có cách nào giải quyết êm đẹp chuyện này cả.

Lượng thuốc xổ mà cháu có quá ít.

Không cần tới sáng mai, chỉ cần qua nửa đêm là chúng sẽ triệt để hồi sức lại, đến lúc đó đánh một trận cho dù thắng cũng phải trả giá lớn, sẽ chết rất nhiều dân làng”

Già Ninh gật đầu tiếp nhận lý do này nhưng lại đề xuất:

“Giết nhiều người như vậy thì khổ cho cháu quá.

Chẵng lẽ chúng ta không thể giết kẻ cầm đầu để dọa chúng đi hay sao?”

Nguyễn Bảy nghe thế phì cười làm Già Ninh không hiểu ra sao:

“Lão nói sai ở đâu à?”

Nguyễn Bảy lắc đầu nói:

“Không trách bác.

Đây là chuyện binh gia chiến trường.

Xin bác nghe kỹ lời cháu nói để sau này gặp chuyện tương tự thì nắm chắc quyết đoán.

Ở trên chiến trường, quân không có tướng như con ruồi không đầu.

Ở ngoài chiến trường, quân không có tướng như chó dữ thoát dây.

Đúng như lời bác nói, nếu đem giết mấy tên cầm đầu và mấy tên khỏe mạnh thì bọn chúng sẽ hoảng sợ bỏ chạy.

Nhưng sau đó thì sao, không có kẻ thống lĩnh thì chúng sẽ chỉ càng không câu nệ, càng vô kỷ cương, tán loạn khắp nơi làm việc ác, so với trộm cướp còn muốn đáng sợ nhiều.

Đợi chúng tản ra khắp vùng này chỉ sợ các thôn làng quanh đây đều chẵng được yên tĩnh.

Mà chúng không còn tập trung một chổ thì việc đánh bắt cũng chẵng dễ gì.

Bác nguyện ý thấy cảnh này xảy sao?”

Già Ninh lúc này mới hoàn toàn chấp nhận sự thật, nhìn trời thở dài xúc động:

“Haizz!

Bao giờ dân quốc thái bình để mạng người không còn như rơm rác thế này!”

Chợt cảm thấy mình nói hớ, Già Ninh vội quay về Nguyễn Bảy nói:

“Bác không có ý chê trách gì cháu đâu

Chỉ là …”

Nguyễn Bảy cười ha ha nói:

“Chỉ là chúng ta đều mong ước thái bình mà thôi!

Đúng không bác?”

Trong sự ngỡ ngàng của Già Ninh, lời nói đầy cảm xúc của Nguyễn Bảy lại tiếp tục vang lên, đi vào tai của những người xung quanh, đi vào từng ngõ ngách của thôn xóm đạm yên:

“Người bình thường nào lại muốn giết người cơ chứ?

Chờ cho một ngày Hùng quay lại với dân Việt ta.

Chờ cho ách nô đãi lên dân ta chẵng còn.

Chờ cho muôn nhà ấm no hạnh phúc.

Thì ánh mặt trời quê ta sẽ không còn hắt lên màu máu tanh nữa”

Già Ninh cảm động rớt nước mắt, vừa khóc vừa cười nói:

“Bác cũng mong được nhìn thấy ngày ấy”

Những người khác cũng xúc động lây, ai nấy đều sụt sùi nguyện cầu trong sâu thẳm tâm hồn về giấc mộng hòa bình độc lập,

Để cho những sự việc như hôm nay không còn xảy đến,

Để cho đám tham quan ô lại không còn đến gõ cửa từng nhà bóc lột bắt bớ,

Để những giọt mồ hôi rơi trên đồng xanh sẽ được đền đáp xứng đáng.

Nguyễn Bảy cười chân thành nhìn Già Ninh và tất cả mọi người buông lời hứa:

“Sẽ mau thôi.

Chắc chắn sẽ mau thôi”

Người lớn nghe thế thì đều nhìn Nguyễn Bảy không nói nên lời.

Chỉ có đám trẻ nít ngây thơ được bảo bọc an toàn trong vòng tay cha mẹ ông bà nên còn non nớt chưa biết mùi đời đau khổ, chúng nhìn Nguyễn Bảy cười thì cũng cười vang trời, xua tan bầu không khí ướt nặng cảm xúc này.

Nguyễn Bảy cũng thuận thế nói:

“Thôi mọi người thu dọn, ăn cơm, rồi nghỉ ngơi đi.

Cháu đi làm công sự”

Nguyễn Bảy bước đi nhẹ như không, đi được một đoạn còn gọi với lại:

“Mọi nhớ rữa nồi rữa bát cho kỷ, nếu không là cũng trúng thuốc đấy”

Đám dân làng nghe thế phì cười rồi ai vào việc nấy, chỉ có Già Ninh nhìn theo bóng lưng Nguyễn Bảy đến khi khuất khỏi tầm mắt, ông biết chàng là một người con anh hùng chân chính của dân tộc mình.

- -------

Ở cách làng nhỏ một đoạn không xa nhưng cũng chẵng ngắn, đủ để tiếng kêu r.ên khe khẻ của đám binh lính ăn nhầm thuốc xổ không ảnh hưởng đến sự an bình của người dân.

“Nhóc Nguyễn, ngươi để xổng 6 tên luôn nha”

Đinh Ba đang làm ‘công sự’, thấy Nguyễn Bảy đi tới thì lên tiếng.

Hóa ra Hoàng Hùng ngoại trừ cắt cử Nguyễn Bảy vào thôn làm việc thì còn cùng những người khác tỏa ra xung quanh phục sẵn.

Nguyễn Bảy nhận nhiệm vụ vào thôn là vì tên này trẻ đẹp nho nhả nhất bọn nhưng lại không quá bé như Hoàng Hùng, vừa có thể tạo ấn tượng tốt với dân làng lại vừa có thể để dân làng tin tưởng vào năng lực.

Nguyễn Bảy cũng là người nhanh trí, cầm bịch thuốc xổ của Hoàng Hùng liền biết phải làm gì, kế hoạch thành công trong mong đợi, không cần phải thực hiện phương án 2, 3, 4, 5 rách việc.

Tuy nhiên trong lúc mai phục bên ngoài, Đinh Ba lại phát hiện sáu tên lính bỏ chạy thoát được.

Đám này cũng đủ xui, va vào người khác thì có lẽ tản ra vẫn thoát được vài mống nhưng va phải Đinh Ba, chính là kỵ binh số một trong đám sáu quái thì chúng xác định.

Hoàng Hùng bây giờ đang tra hỏi chúng đây.

Nguyễn Bảy nhìn về phía gốc đa già xa xa, bây giờ là đầu tháng 6 (âm), trăng khuyết, hắn chỉ thấy thấp thoáng bóng dáng Hoàng Hùng, Lê Tư và Trần Sáu, còn đám đào binh kia hẵn là bị trói nằm dưới cây, hắn thấy không rõ.

Không biết Nguyễn Bảy đang suy nghĩ điều gì nhưng rất nhanh hắn liền bị Đinh Ba gọi lại:

“Có gì muốn nói thì đi nói với công tử mau đi rồi quay lại đây phụ ta.

Lão Lý với lão Ngô lấy cớ cẩn thận nên cầm đuốc đi tuần rồi.

Đều tại nhóc Nguyễn ngươi, hại ta phải làm việc này một mình.

Nếu không phải ngón nghề mài rửa của ngươi như hạch thì ta phải bắt mi rửa đao cho ta.”

Nguyễn Bảy gãi đầu cười hà hà rồi chuồn lẹ về phía nhóm Hoàng Hùng.

Một lát sau thì tiếng của Đinh Ba lại vang lên giữa đồng khuya:

“Ui cha!

Bữa nay có phúc đức dữ bay, biết gọi hội bỏ việc tới giúp đỡ anh em luôn”

Thì ra Nguyễn Bảy trở về mang theo cả Lê Tư và Trần Sáu.

Về phần Hoàng Hùng thì đang trông giữ kẻ duy nhất còn sống sót trong 6 tên đào binh.

Nói cho đúng thì cũng không phải đào binh, bởi vì chúng đều không phải binh.

Năm tên đã về chầu diêm vương là Huyền Kính Ty, tên còn lại là người mà Viên thị cài vào Huyền Kính Ty, giữ chức chủ sự của Huyền Kính Ty ở Giao Châu, chuyên quản hết thảy những sự tình liên quan tới người Việt, tựa như Tô Định ngày trước.

Đương nhiên, hắn cũng không chỉ đơn thuần là Huyền Kính Ty, giống với tiền bối Tô Định, hắn là Giao Châu Thứ Sử, tên là Chu Phù!

Chu Phù giống với Tô Định khi xưa thậm chí càng thêm tàn ác bởi hắn không phải chỉ đơn giản là người của Huyền Kính Ty mà còn là người của thế gia.

Nhiệm vụ hàng ngày của Chu Phù bao gồm việc thường xuyên vu tội, bắt bớ, lạm sát lung tung nhằm dọa nạt tinh thần và trấn áp sĩ khí của dân Việt bản xứ, nhằm tạo thuận lợi cho việc phổ biến những chính sách hà khắc của Lạc Dương.

Nhưng không chỉ có thể, hắn còn vơ vét sản vật, sưu cao thuế nặng, bóc lột dân nghèo không thương tiếc hòng tích trữ cho túi riêng và cống nộp lên cho chủ gia, lấy máu xương của dân Việt làm giàu cho đám thế gia quyền quý ở Trung Nguyên.

Cũng chính bởi những việc ác bất tận của Chu Phù nên các tộc Việt ở đất Âu Lạc (Âu Việt + Lạc Việt) không thể chịu nổi nữa, nhân dịp giổ tổ vừa rồi, họp bàn với nhau bầu Lạc Lương làm thủ lĩnh tạm thời, dấy cờ khởi nghĩa đánh thẳng vào Long Biên (Long Biên thời Hán nằm ở khu vực phía Bắc Hà Nội ngày nay, có lẽ là Từ Sơn hoặc Bắc Ninh).

Dựa theo lời của Chu Phù thì hắn vốn muốn quy tụ binh tướng các quận đến gọng kiềm nghĩa quân, nhưng đâu ngờ đám Thái Thú đều không phục hắn, chẵng ai đến giúp, thế là nghĩa quân nhanh chóng đánh tới Long Biên.

Khi đó nghĩa quân vây kín các nơi, mặc dù có lực lượng Huyền Kính Ty trợ giúp nhưng vẫn không thể nào thủ nổi, quân chính quy và cả tử sĩ Huyền Kính Ty đều chết rất nhiều.

Chu Phù mấy lần gửi thư xin cứu viện nhưng ở ‘bên kia sông Đuống’, thành Luy Lâu im hơi lặng tiếng, Thái Thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp căn bản không ngó ngàng gì tới hắn.

Chu Phù làm Thứ Sử đến thảm, quân khởi nghĩa nổi lên không tới một tháng liền bị đánh văng mỏ, bỏ chạy lên Nam Hải (Quảng Châu) muốn đi đường ven biển về Dương Châu, ai ngờ Thái Thú Nam Hải là Khổng Chi còn ác hơn Sĩ Nhiếp, trực tiếp xua binh ra đuổi.

Thế là Chu Phù chạy về hướng hiểm cốc mà Mã Viện sử dụng ngày xưa, nhưng lần này lại gặp quân Ô Hử (Tày) liên hợp với quân Việt giáp công, tuy giữ được tánh mạng nhưng binh lính tán loạn hết cả.

Cùng đường bí nước, Chu Phù cùng đám bộ hạ Huyền Kính Ty giả trang làm đào binh, lẫn vào một toán hội quân, dùng chiêu dụ dỗ khống chế để thuyết phục thủ lĩnh đám hội quân này đi đường núi về Kinh Nam, chính là con đường mà bọn Hoàng Hùng dùng.

Bởi vì có những cao thủ võ công của Huyền Kính Ty bảo vệ nên Chu Phù so với đám hội binh kia thì đỡ nhiều, không đến nổi đói khát khó nhịn, cho nên lúc nãy vào ăn thì bọn họ vẫn cẩn thận quan sát, nhờ đó mà thoát được ‘ngày rằm’.

Nhưng cũng không thoát được mùng một, trời đêm không trăng tối om, đi đứng thế nào va phải Đinh Ba rồi bị hốt gọn.

Liên tiếp đổi đường mấy lần đều không thể rời đi đất Việt, đây chỉ có thể nói là:

‘Lưới trời lồng lộng, thưa nhưng khó thoát’

(P/s: Trong lịch sử thì Chu Phù thoát được lần này, sau đó Chu Tuấn trấn áp quân khởi nghĩa, Lương Long hy sinh, Chu Phù quay lại tiếp tục làm Thứ Sử Giao Châu và khởi nghĩa lại nổ ra, hắn không thoát được, đó là năm 187.

Thái Thú các quận dâng sớ lên Lạc Dương cáo buộc tác phong tàn ác của Chu Phù, lúc này loạn Hoàng Cân đã kéo đổ quốc lực triều Hán nên Lưu Hoành phá lệ củ, cắt cử một người Giao Châu lên làm Thứ Sử Giao Châu hòng an định phương Nam.

Đó là Sĩ Nhiếp, hậu duệ đời thứ 6 của những người Hán chạy loạn Tân Mãng đến đất Âu Lạc, các bạn có thể hiểu là giống người Minh Hương chạy loạn Mãn Thanh ấy, bây giờ mình gọi là dân tộc Hoa ấy.

Về phần vì sao Sĩ Nhiếp trước đó đã được bổ nhiệm làm Thái Thú quận Giao Chỉ thì các bạn nên biết là Giao Châu thời Hán bao gồm Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ, Quãng Đông, Quãng Tây ngày này, tổng cộng chia làm 9 quận nên Sĩ Nhiếp hẵn là sinh ra ở một quận khác không phải Giao Chỉ và hẵn là cũng không phải Nhật Nam vì cha ông từng làm Thái Thú Nhật Nam.

Thời kỳ cai trị của Sĩ Nhiếp là một trong những thời kỳ an bình nhất trong lịch sử ngàn năm Bắc thuộc, rất nhiều người gốc Việt 100% được Sĩ Nhiếp trọng dụng, sưu thuế cũng nhẹ hẵn so với trước đó, văn hóa người Việt được tự do mở rộng bởi chính Sĩ Nhiếp cũng là một học giả khá giống với Thái Ung, thuộc loại bác học không kiêng.

Lực lượng của main sau này sẽ không thiếu những người có nguồn gốc Hán như vậy, mấy bạn không thích chuyện đó thì có thể quit sớm để đỡ mất thời gian nhảy hố rồi ngoi đầu lên report tác)

- -------

Trưa nắng đầu chiều hôm sau, một buổi sáng kỳ lạ qua đi, những kẻ chân lấm tay bùn lại quay về với tư thế bán mặt cho đất bán lưng cho trời.

Nắng tháng 6 sục sôi ruộng đồng, ấy là thời điểm cấy vụ hè thu.

Hoàng Hùng và sáu quái đang ở trên đồng hỗ trợ dân làng,

Nói là hỗ trợ nhưng thực ra càng giống vui chơi giao lưu văn hóa bởi chỉ có Hoàng Hùng, Lê Tư và Đinh Ba là tay nhanh thoăn thoắt, còn mấy người khác thì không quen công việc này, nhiều lần làm sai bét nhè, phải nhờ các vị thôn dân chỉ dạy, thế là ngượng ngùng nói lãng cười nhây ca đối thơ phú đủ các kiểu.

“Ui chao!

Cậu Hoàng đi đâu rồi?”

“Ô mới đó mà làm xong hai thửa rồi.

Lại còn vừa đẹp vừa đều nữa chứ”

“Không biết cậu ấy con cái nhà ai mà tài thế”

Nguyễn Bảy biết tỏng Hoàng Hùng đang ẩn giấu chuyện gì nên hô to giải vây:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

“Anh bảy đọc thơ hay quá”

“Ô! Chú Hai bắt được đầy hết mấy giỏ cua rồi ấy nhỉ”

“Ahahaha.

Chuyện thường, chuyện thường.

Cấy lúa thì không biết chứ đám hai càng này ra con nào là tóm con đó”

“Chú Tư cấy đều thật đấy.

Không nhanh như chú Ba nhưng mà đẹp”

“Khoảng cách đủ và đều thế thì lúa lên mới tốt, mới chín đều.

Ngày xưa bô lão trong làng tôi dạy thế”

“Lala líu líu lo lo”

Trong lúc đám người sáu quái thay Hoàng Hùng đánh lạc hướng thì tiểu tự nọ đang ‘tấn công’ từng thửa ruộng một, mỗi tới một thửa hắn lại dùng lén lút bắn vào một hai hạt thóc giống thần.

Nếu có người vô tình bắt gặp hỏi thăm thì Hoàng Hùng sẽ lấy cớ mỏi lưng đi dạo một chút, hoặc thỉnh thoảng còn mượn giỏ bắt cua cá của Ngô Hai để giả danh lừa bịp.

Không phải hắn rãnh quỡn mà bởi mồm miệng của những con người chân chất này là không giữ được bí mật.

Ở bản Giáp thì hắn phát hiện con trai trưởng bản, Hân Đán, là một nhân tài nên mới giao phó sự tình.

Còn ở thôn này, nói thật là hắn thấy Già Ninh cũng thường thôi, xem như sống lâu trãi đời nhưng trí tuệ và tính cách không đủ.

Giao cho Già Ninh thì sớm muộn lời đồn cũng tuồn ra ngoài, trước là nguy hiểm cho thôn này, sau là nguy hiểm cho chính bọn Hoàng Hùng.

Thêm nữa là dù cho không có nguy hiểm thì hắn cũng không hy vọng việc mình có giống thóc thần bị đồn đãi ra ngoài, bởi sự việc làm lớn lên sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới những kế hoạch tương lai của hắn.

Nói đâu xa, Huyền Kính Ty ở đất Âu Lạc này còn cả đống, chỉ cần tin tức sớm lộ ra đến Trung Nguyên thì rước lấy chính là chinh phạt, cướp đoạt, bởi vì ‘người ngay vốn vô tội, mang ngọc thành có tội’.

Cho nên Hoàng Hùng lựa chọn ngẫu nhiên có duyên thì rãi một chút hạt giống, như vậy sản lượng tạo ra sẽ không quá mức kinh khủng, cho dù truyền giữa vài thôn gần nhau nhưng cũng không đến được tai kẻ có quyền lực.

Về phần nhân giống thì Hoàng Hùng căn bản không lo lắng, cho dù dân làng không biết bảo quản sử dụng hạt F1 thì sẽ có các loại chim chóc làm thay.

Trời đổ về muồn, mặc dù nhóm người Hoàng Hùng chẵng giúp được bao nhiêu vì nhân số quá ít ỏi, nhưng bầu không khí tươi mới mà họ mang lại cho dân làng lại tạo ra một tác động vô hình khá là đáng nể.

Hôm nay chỉ làm một buổi trưa chiều nhưng gần như bằng được cả ngày, vừa lúc bù đắp cho ban sáng không thể cấy lúa được vì bận ‘cấy người’.

Một ngày lao động vất vả nửa kinh hãi nửa rộn ràng đi qua, ánh tà dương lại sơn lên khói lam chiều màu cung mây điện trời, đưa làng quê thanh bình vào cỏi thiên thai, để những con người đau khổ trằn trọc trong mạt thời loạn thế có được những giây phút tường an hạnh phúc hiếm hoi.

Nếu thiện ý ấy là một hành động có chủ đích của ông trời thì hẵn ông rất bực mình vì lại một lần nữa, những kẻ phàm phu trần tục chen ngang phá hoại sân khấu của ông.

Đang phụ giúp nhom lửa, Hoàng Hùng nghe văng vẳng tiếng ngựa hí vang và tiếng bước chân dồn dập đều nhịp vọng tới từ hướng Đông Bắc.

Một đứa nhỏ vừa chăn trâu về hớt hải chảy vào thôn, vừa chạy vừa la lên:

“Quan binh tới rồi, quan binh tới rồi!”

Sáu quái cũng rất nhanh tụ tập lại chổ Hoàng Hùng, rồi Già Ninh cũng đi đến nói:

“Quan binh tới tra xét.

Mấy cháu mau đi trốn đi”

Hoàng Hùng lắc đầu cười:

“Chúng cháu mà đi thì mọi người làm thế nào?”

Già Ninh bực mình nói:

“Đứa nhỏ này.

Chuyện người lớn để người lớn lo”

Hoàng Hùng ngượng chín mặt nhìn Nguyễn Bảy, tên này thay hắn nói:

“Bác cứ an tâm.

Chúng ta không làm sai thì không cần phải sợ.

Chính giấu giấu diếm diếm đến lúc bị tra ra mới thành tội”

Già Ninh nhiều mày:

“Cái này?!

Sao các ngươi không nghe lời ta chứ.

Haizz!”

Lúc này một trai làng chạy vào gọi:

“Già Ninh ơi, Già Ninh ơi!

Là quan lớn … quan lớn đến.

Đang … đang đợi ở ngoài cửa ruộng”

Hoàng Hùng ra hiệu cho Nguyễn Bảy đi theo Già Ninh, thái độ rất kiên quyết nên Già Ninh đành chấp nhận.

Ra tới cửa thôn thì thấy xa xa trên bãi cỏ thả trâu có một đội người ngựa khá đông, quân số phải lên đến bốn năm trăm, giáp mũ kiện toàn, hàng lối chỉnh tề, xem chừng là quân binh chính quy chứ không phải loạn quân.

Thấy đám người Già Ninh đi tới thì từ trong đám binh lính, một vị nam trung niên mang theo chừng mười lính hầu đi tới tiếp chuyện.

Nguyễn Bảy nhìn sơ qua thấy nam trung niên nọ tuy trên mình khoác áo giáp sáng loáng nhưng khuôn mặt lại mang phong cách khá giống Thái Ung, thiên về văn nho, hai mắt sáng rõ, trán cao đường hoàng, miệng nở một nụ cười hòa ái lễ đổ.

“Bản quan họ Khổng tên Chi, là thái thú quận Nam Hải.

Chẵng hay trong các vị ai là trưởng làng, tên gọi là gì để tiện xưng hô”

Già Ninh cẩn thận hành lễ bái quan nói:

“Lão nông là trưởng thôn này.

Mọi người trong thôn gọi lão là Già Ninh.

Chẵng hay Không thái thú dẫn theo quan binh tới chốn hương dã này là có việc gì?

Có cần lão giúp gì chăng?”

Khổng Chi ôn tồn bước đến nắm tay Già Ninh nói:

“Bản quan đang trên đường truy bắt giặc cướp.

Không biết Già Ninh có thể cho ta biết gần đây có kẻ lạ vào thôn chăng?”

Già Ninh nghe vậy toát mồ hôi, tưởng rằng Khổng Chi nhắm đến bọn Hoàng Hùng.

Ngay lúc này, Nguyễn Bảy lên tiếng:

“Thưa Khổng thái thú.

Học sinh họ Nguyễn tên Phúc, du học ngang qua vùng này.

Từng gặp rất nhiều loạn tặc, mặc giáp mũ triều đình, tự nhận là quan binh nhưng hành sự thì như phỉ cướp, bắt chẹt dân lành, gian dâm cướp bóc.

Dám hỏi thái thú, ngài là truy bắt bọn chúng sao?”

Khổng Chi quay sang thấy một thanh niên cao lớn thanh lịch, nhìn trái nhìn phải đều cho người ta ấn tượng văn võ song toàn, đức mạo đủ cả, thế là cũng bỏ qua hành vi chen ngang của Nguyễn Bảy:

“Ồ!

Ngươi đã gặp qua bọn hắn?

Có thể kể chi tiết tường tận cho ta nghe sao?”

Nguyễn Bảy gật đầu đáp:

“Học sinh gặp được một toán người có gần trăm tên,

Bọn họ có giáp có mũ, có giáo có gươm nhưng ăn mặc xốc xếch thiếu này thiếu nọ, rách rưới lỗ chổ.

Thần sắc nhìn rất u tối, nói năng chẵng kiêng nể gì, đi đứng hành sự rất vô kỷ luật, lại còn đặt điều dọa nạt, bắt chẹt dân lành”

Mấy vị lính hầu của Khổng Chi nghe lời mô tả của Nguyễn Bảy thì căm tức lắm, kẻ nắm chặt tay, người thẳng thừng quát:

“Lũ sâu mọt này!”

Nguyễn Bảy để ý đến thế thì thầm nhủ trong tâm ‘quả đúng như dự đoán của công tử tối hôm qua’.

Số là sau khi thẩm vấn xong Chu Phù và đám Huyền Kính Ty thì Hoàng Hùng có phỏng đoán rằng Nam Hải thái thú Khổng Chi hẵn là đang rượt theo Chu Phù.

Trước không nói tới Khổng Chi làm quan như thế nào, có xứng đáng với câu ‘phụ mẫu của dân’ hay không, chỉ nói đến việc hắn dám xua binh tấn công chặn đường không cho Chu Phù chạy về Trung Nguyên đã đủ để phán đoán diễn biến tâm lý tiếp theo của Khổng Chi.

Thái thú của các quận khác không ra binh cứu giúp Chu Phù cũng không phải vấn đề gì to tát vì theo quy định của luật pháp hiện thời thì Thái Thú không chịu sự quản hạt trực tiếp của Thứ Sử, tối đa cũng là phạt tội ‘hành sự tắc trách, không phản ứng kịp thời’, trừ lương, trừ bổng mà thôi.

Quan đến Thứ Sử một quận, bất kể là thanh liêm hay tham lam thì tiền vô tiền ra cũng dư giả, đâu thèm ngó đến mấy đồng bạc cấp phát từ Lạc Dương.

Thế nhưng hành động chặn đánh Thứ Sử của Khổng Chi thì đã cấu thành tội nặng, nhẹ nhất cũng là ‘tự tác gây hấn’, phải bị lột chức biếm làm dân thường, mà nếu nói nặng thì là ‘cấu kết phản loạn ám hại mệnh quan triều đình’, chính là tội tru di.

Cho nên Khổng Chi đương nhiên phải truy sát Chu Phù, không thể để hắn chạy về Trung Nguyên mách lẽo với Lưu Hoành được.

Nếu Chu Phù chết không đối chứng thì bất kể là lời nói của binh lính quèn hay Huyền Kính Ty đều không thể trở thành bằng chứng thích đáng để hạch tội Khổng Chi.

Bởi vì Giao Châu vốn là đất xa xôi hoang vắng, quyền lực của Thái Thú nơi đây lớn hơn nhiều ở Trung Nguyên, chỉ cần liên hệ mấy tay Thái Thú khác cùng dâng sớ hạch tội Chu Phù rồi chối bay vai trò của mình trong chuyện này thì mọi việc chắc chắn sẽ êm xuôi.

Mặt ngoài là như vậy, ẩn sâu bên trong thì là do tư tưởng tranh đấu chính trị ‘xu cát tỵ hung’ của quan viên triều đình.

Những vùng biên thùy như Giao Châu, Ích Châu, Lương Châu, Tịnh Châu, U Châu thì hầu như chẵng có chút ‘chất béo’ nào cho Thái Thú vì dân chúng nơi đây hoặc là trốn vào thâm sơn cùng cốc lẫn tránh sưu thuế, hoặc là tụ chúng thành ổ bảo chống đối quan binh, chỉ có rất ít một bộ phần nghèo rớt mồng tơi là thực sự còn nằm trong quản hạt của Thái Thú.

Khổng Chi mà rớt đài thì phải có quan tới thay, mà tới thay Khổng Chi làm Thái Thú Nam Hải thì chã khác ‘đi đày’ là bao, đó là điều trong tâm tưởng của con cháu thế gia, cho nên chỉ cần Khổng Chi không quá bất cẩn thì thế gia thậm chí sẽ nói đỡ cho hắn.

Lưu Hoành thì ngược lại, nếu Chu Phù có thể tới Lạc Dương chỉ chứng thì Lưu Hoành sẽ vô cùng hoan hỷ tặng một phiếu ‘Thái Thú Nam Hải’ cho thế gia nào ‘hữu duyên’, vừa vặn có thể thông qua việc ‘thăng chức’ này để tước bớt một phần lợi ích của thế gia ấy tại Trung Nguyên.

Ở Trung Nguyên lại khác với ở Giao Châu vì chức Thái Thú ở Trung Nguyên tuy quyền lực ít nhưng ‘chất béo’ nhiều, bóc lột dân Hán dễ hơn và ngon hơn so với bóc lột dân Việt,

Một là dân Hán có hơn chín phần là sống nơi đồng bằng còn dân Việt thì quá nửa là sống trên núi,

Hai là địa chủ phú thương ở đất Trung Nguyên cũng nhiều hơn đất Âu Lạc,

Ba là dân Hán cùng đường thì tối đa là bỏ theo đạo Thái Bình còn dân Việt thì sẽ tụ binh khởi nghĩa.

Từ khi mạt thế xuất hiện, các thế gia Trung Nguyên tuy tại trong triều còn liên kết chèn ép hoàng quyền nhưng tại khắp các châu Trung Nguyên như Thanh, Ký, Duyện, Dự, Từ thì đã bắt đầu tranh nhau từng tất đất, săm soi nhau từng hành động, cử chỉ, câu từ.

Đừng nói là phát binh đánh Thứ Sử như Khổng Chi, cho dù là thực sự vì tiêu diệt tặc phỉ cũng có thể bị đối thủ tìm cách vu hãm xuống đài.

Nhìn cách mà họ vu hãm Thái Ung thì biết, toàn mấy lời huyền hoặc vô căn cứ nhưng lại để Lưu Hoành phải nhận thua, đó đâu phải là thua lý luận hay thua chứng cứ, rõ là thua ‘thời’ thua ‘thế’ vậy.

Tại trong trường hợp của Khổng Chi thì ‘thời thế’ vốn ủng hộ hắn nên chỉ cần chặt nhân chứng to nhất thì hắn có thể gối cao đầu mà ngủ, không lo sợ chi..