-'' Gửi Phong!
Phong khỏe không? Sống thế nào rồi? Thương lên Hà Nội rồi nè, ở đây không vui như Phong vẫn tưởng đâu, chật chội với ồn ào lắm! Nhớ Phong quá!!... ''
-'' Phong này! Thế là Thương lên Hà Nội sống được hai tuần rồi đấy, khi nào Thương kêu mẹ về thị xã dưới quê đón Phong lên chơi nha...''
-'' Chúc mừng sinh nhật 10 tuổi của Phong, năm nay Thương ở Hà Nội, xin lỗi không đón sinh nhật được cùng Phong! Chúc Phong sinh nhật vui vẻ...''
-'' Hè này Thương ở lại Hà Nội rồi, buồn quá Phong ơi!...''
-'' Chúc mừng sinh nhật tuổi 11 của Phong!!!...'
...............
Hàng tá bức thư được gửi cho cậu trai từ cô gái sống ở Hà Nội, cô và gia đình từng sống ở thị xã dưới quê, cô còn có một đứa em gái sinh đôi. Gia đình cô từng rất vui vẻ, nhưng rồi một ngày, ba cô thua cờ bạc, nợ nần chồng chất. Mẹ cô rất suy sụp, bà lúc nào cũng khóc. Còn bố cô, một người đàn ông từng rất chỉn chu, thương vợ, yêu con mà giờ đây ông lúc nào cũng trong trạng thái nát rượu. Ông suốt này đi đánh bạc, khi thắng ông mời tất cả bạn bè bằng hữu tới nhà nhậu. Khi thua thì hai đứa con của ông luôn là cái bao cát để ông trút giận. mẹ cô cũng vì thế mà bà ly dị ông, nội bộ gia đình cũng bắt đầu tan rã từ đó. Nhà có hai đứa con gái, theo yêu cầu của nhà nội thì bà cũng chỉ được phép nuôi một đứa, còn đứa còn lại thì để nhà nội chăm sóc. Hai chị em trước ngày đứa chị rời lên Hà Nội với mẹ thì khóc lóc sướt mướt, cầu xin mẹ chúng cho đứa chị ở lại, hoặc mang theo đứa em theo cùng. Bà cũng rất khổ tâm, nhưng biết làm sao được, bà chỉ được phép nuôi một đứa. Thế là sáng hôm sau, một đứa ngồi trước của với nội nhìn theo hình bóng của mẹ và người chị gái, nó rất muốn với chị lại, muốn chạy theo nhưng bị ba của nó giữ lại. Một đứa thì chân bước lên trước nhưng mắt cứ ngoái lại nhìn đứa em của mình, nó muốn chạy thật nhanh lại chỗ em của nó để ôm để hôn thật nhiều, thật lâu... Đôi chân của hai mẹ con rảo bước lên cầu để chờ xe đón. Khi chiếc xe khách từ từ dừng lại bên vệ đường thì bất chợt có tiếng hét thật to: '' Thương hâm! Thương rồ!! Tại sao lại bỏ đi như thế? Thương mà đi thì có về không? Phong khi nào mới được gặp lại Thương?!'' - Giọng của một cậu bé vang lên. Bà Loan đang bước trên ngưỡng cửa xe bỗng ngoái lại, thấy một thằng bé đang đừng ở bên kia cầu, mặt mũi nó đỏ như quả cà chua, người ngợm mồ hôi chảy mà ướt nhẹp, ánh mắt nó vừa toát lên vẻ giận dữ, vừa có vẻ buồn buồn. Từ xe cái Thương bỗng nhảy phỗng xuống, nó hét:
- Tôi đi có một năm thôi hà, u tôi bảo thế đó!!! Năm sau tôi về tôi mua kẹo cho!! Hứa đấy, Phong ở lại với cái Dương nhá, nhớ đừng làm nó khóc không tôi giận Phong đấy!!
- Thế Thương đi rồi nhỡ nhớ Phong thì sao?
- Thì gọi về cho thầy chứ sao! Bảo thầy gọi Phong vô nói chuyên với tôi! Mà tôi không nhớ... không thèm nhớ... Hức hức.... Ai mà thèm nhớ Phong chứ!... Hức!... ai mà thèm...
Giọng nó bắt đầu nấc lên từng tiếng, xem chừng nó sắp khóc tới nơi rồi, nó nói liền một tràng rồi chạy phốc lên xe, mẹ nó cũng lên, bà vẫy tay với Phong rồi nở một nụ cười. Trên đường lên Hà Nội, chiếc xe vẫn chạy, cuộc sống xung quanh đường vẫn tập nập. Nhưng trong lòng của một ai đó không được vui vẻ mấy cho lắm, mặt nó xịu xuống, mẹ dỗ thế nào cũng không nghe, nó nói nó nhớ Dương, nhớ Phong, nhớ nội, nhớ cả ba nó nữa! Lòng nó nặng trĩu, nó buồn. Nhưng mẹ nó cũng buồn chứ, phải xa đứa con gái bà cũng khổ tâm lắm chứ, ai hiểu được lòng bà...
...........
- Mẹeeee! Con chuẩn bị xong rồi, con ra đường nhé!
Giọng của một người con gái vang lên, nó tíu tít đeo balo, xỏ giày rồi chạy ra hôn vào má mẹ nó một cái.
- Ở quê nhớ học tốt đấy, đừng làm nội buồn nghe chưa?
- Dạ!
Nó chạy ù ra xe, vẫy vẫy tay chào mẹ nó rồi đóng cửa kính lên, tay bấm điện thoại rồi cắm tai nghe vào, vừa định đưa lên tai thì đằng trước bỗng có tiếng nói:
- Đợt này con vể ở luôn à?
- Vâng.
- Con xa quê mấy năm rồi?
- Dạ bảy năm lận đó dượng.
- Lâu gớm! Con định lên Hà Nội nữa không?
- Dạ chắc có! Mà cũng có thể là không ạ.
- Cái Ly ở trên đây nó sẽ buồn vì nhớ chị, con biết chứ?
- Con biết!
- Dù dượng là dượng của con nhưng con có ghét dượng không?
- Không ạ! Con thấy bình thường, dượng tốt với mẹ con con mà.
- Cám ơn con!!
Mẹ cô sau khi lên Hà nội, bà bắt đầu làm việc cho một nhà hàng có tiếng, bà được nhận vào vì bố của chủ nhà hàng này là đồng đội trên chiến trường ngày xưa của ba bà, ông có một người con trai hơn bà ba tuổi, ông cũng từng ly dị vợ. Sau khi làm việc ở đó được hai năm, hai người bắt đầu nảy sinh tình cảm rồi dẫn đến hôn nhân, và hiện tại ông là dượng của cô. Họ lấy nhau và có một đứa con gái đến nay đã 4 tuổi, tên con bé là Ly.
Đường về quê thật là dài, cô vừa ngắm cảnh bên đường vừa nhớ tới em gái cô và cậu bạn thân hồi bé, bây giờ chắc hắn cũng cao to chững chạc lắm, sẽ không còn yêu đuối hay khóc nhè như ngày xưa nữa. Càng nghĩ cô càng giận, từ hồi cô lên Hà Nội đến nay đã là bảy năm sáu mươi hai ngày, cô gửi cho hắn tận một trăm mười tám bức thư, mà chưa một lần nào hắn hồi thư cho cô cả. Cô cũng chẳng gọi điện thoại được, vì cô không biết số máy bàn của nhà.
- Cái vòng tay này con đeo lâu lắm rồi nhỉ? - Dượng cô bất chợt hỏi khi nhìn vào tay cô.
- Vâng, con được tặng hồi ở quê.
- Nó khá chật rồi, sao con không tháo ra?
- Dạ cũng không muốn ạ, nó được một cậu bạn con tặng cho cả con và em con.
- Nó đẹp nhỉ?
- Vâng, đẹp lắm ạ, cả hai cái đều được cậu ấy làm đó, giỏi ghê, tại bố mẹ cậu ấy làm thợ thủ công mà.
- Con quý cậu ấy không?
- Dạ quý!
- Ừ!!
Lại một không khí ngượng ngùng ập đến, thú thật thì cô và dượng cô rất ít nói chuyện, hầu như ông toàn đi làm là chính. Hai người cũng không thân nhau là mấy. Nhưng bù lại ông rất tốt với mẹ con cô, ông luôn lo lắng khi cô bị sốt, cô biết được ông luôn yêu mẹ cô, và bà cũng yêu ông rất nhiều, yêu cả đứa con của hai người nữa. Tầm một tiếng rưỡi sau, hai người đã đến nơi, cô xuống xe đợi, ông đi gửi xe ở nhà người dân, hai ''bố'' con cùng nhau đi vào làng, nơi đây chẳng thay đổi gì nhiều, chỉ mấy tòa nhà, trường học được sửa sang lại với nhiều ngôi nhà được xây lên, đến chỗ đầu cầu, cô chẳng biết đi lối nào nữa, bỗng dượng cô lên tiếng:
- Ta nhớ không nhầm thì đi thẳng đến một Từ Đường thì rẽ trái, đi sâu vào trong sẽ thấy một ngôi nhà ở cuối khu.
- Ủa dượng thạo đường thế? - nó hỏi.
- Ta chưa nói với con là ta với mẹ con cùng quê à, ông ngoại con trước đây là đồng đội của bố ta, nhưng ngoại con hi sinh rồi, ông đã lấy thân mình đỡ đạn hộ bố ta, nhà ta mang ơn ông con nhiều lắm.
- Dạ!
Cô cùng ông đi tiếp, quả thật có một cái Từ Đường, cô liền rẽ trái, đi sâu vào bên trong, cô thây một ngôi nhà khá to, to hơn trước nhiều, nếu người khác thì sẽ không nhận ra đó là nhà cũ của mình, nhưng cô nhận ra chứ, vì trước cồng nhà ngày trước cô có cùng cái Dương trồng một chậu cây Cúc Vạn Thọ, nó lớn chưa kìa, ai mà ngờ được bây giờ nó vẫn còn cơ chứ, may mà ba cô không vứt đi. Tầm này đang là mười rưỡi trưa, cái Dương chắc vẫn đang học. Cô tíu tít chạy vào nhà, hét to:
- NỘI ƠI!! CON VỀ RỒI NÈ NỘI!!!
Một bóng thân già vội bước ra, một bà lão đã chạc 70 tuổi, bà nheo mắt lại nhìn, chợt nhân ra điểu gì đó, bà vội bước lại. Ôm mặt đứa cháu, bà lần từ mái tóc, vuốt khuôn mặt. Không tin vào mắt mình, bà một mạch chạy vào buồng lấy ra bức ảnh của hai đứa cháu bà, bà rưng rưng nước mắt. Rồi chạy đến ôm chầm đứa cháu ruột này vào người, siết chặt tới nỗi nó tưởng chừng như sắp không thở nổi. Nước mắt nó trào ra:
- Nội có nhớ con không? Có nhớ con là ai không? Còn nhớ tên con là gì không nội?
- Cái Thương!! Già làm sao quên bây được, đi ròng mấy năm giờ mới vác cái thây về đây hả?? Có biết già nhớ lắm không? - Bà nghẹn giọng.
- Nội khóc à? - Nó mếu máo.
- Khóc cái con khỉ mốc. Già cả rồi khóc còn ra thể thống gì.
Bà buông nó ra, rồi lại sờ khắp mặt nó, bà vẫn không tin được cái đứa cháu đốn mạt bảy năm không gặp bây giờ mới về. Bà nhớ nó, nhớ lắm chứ. Vừa giận, vừa thương, tội con nhỏ bị xa em gái tới bảy năm, bà vén vạt áo lau nước mắt.
- Đó! Nội lại chối rồi, nội khóc kìa. - Nó thút thít.
- Già là bị vậy đấy, ai lại khóc vì một đứa cháu như bây chứ.
Bà kéo nó vào nhà, cởi balo nó ra rồi bắt nó ngồi xuống giường tâm sự:
- Lớn quá, xinh quá! Bây giống nhỏ út của bây lắm, nó giống ý chang bây luôn.
- Dương đâu nội?
- Nó đi học rồi, tý nữa về ấy mà. Ơ! Sao lại cắt tóc rồi, hai đứa bây giống nhau thế chứ lại, đứa nào cũng cắt phéng mái tóc đi, tóc rõ là đẹp, vừa dày vừa mượt lại còn dài nữa chứ.
- Dạ nội! Con xin lỗi, Hà Nội nóng lắm chứ bộ, đâu như quê mình.
- Bây ngồi đây, để bà đi.... à mà bây về cùng ai thế?
- Dượng con đó nội!
Vừa nói cô chạy ra kêu:
- Dượng ơi! Vô nhà đi dượng!!
Ông từ từ bước vô nhà, kính cẩn chào:
- Dạ con chào bà, con là Quốc. Là chồng của Loan ạ.
- Ây dà, ra anh là ba kế của cái Thương, nào! Vô ngồi uống nước này, tôi cũng muốn hỏi anh về tình hình của u cái Thương ở trên đó!
- Dạ! Con cám ơn!