Xin Đừng Quên

Chương 2

Hôm qua mất ngủ nên sáng nay tôi dậy hơi muộn. Khi đến phòng nhỏ ăn sáng, Khinh Ninh và Tô Du đã ăn trước từ lâu.

Khi vào phòng bước chân của tôi không lớn cũng không nhỏ, vậy mà Tô Du làm như không thấy tôi.

Chàng cúi đầu bóc vỏ tôm rồi để vào trong bát của Khinh Ninh.

Chà chà, Thái tử điện hạ tự tay làm, ân sủng này đâu dễ thấy được.

Tôm được bóc vỏ cẩn thận, trong bát của Khinh Ninh chứa đầy thức ăn.

Tôi ho mạnh thêm một lần nữa, người anh em, nếu không nhìn tôi thì đừng mong tôi xin lỗi anh.

Được rồi, Tô Du vẫn phớt lờ tôi, rồi, vậy lời xin lỗi không còn giá trị nữa rồi.

Quả thật khi Khinh Ninh thấy tôi bước vào đã vội đứng dậy hành lễ với tôi, đồng thời tôi chắc chắn rằng hầu gái bên cạnh cô ta đã lườm mình.

Than ôi, dạ dày Thừa tướng có thể chèo thuyền nữa là, tôi là Công chúa nên chẳng thèm chấp nhặt với cô ta.

Tôi ngoan ngoãn tìm chỗ thích hợp, cách Tô Du hai cá ghế đồng thời cách Khinh Ninh hai cái ghế.

Bữa sáng hôm nay là cháo sò điệp, bánh mộc lan và các loại bánh tương tự, theo phong cách dân gian khá mới mẻ, chỉ là tôi không thích ăn.

Tôi đảo đảo bát cháo sò điệp, con ngươi đảo tròn, không tìm thấy bánh hạt dẻ yêu thích của mình.

Tô Du bóc tôm xong, ngước lên nhìn tôi, lành lạnh nói:

– Đừng ngó nữa, hôm nay không có bánh hạt dẻ đâu.

Tôi có một ít cháo trong miệng:

– Tại vì Khinh Ninh không nói nó ngon vào mấy ngày trước ư?

Tô Du tự nhiên gõ đũa vào bát của Khinh Ninh:

– Hôm nay Ninh nhi muốn ăn tôm. Vả lại… – Chàng chỉ đũa vào bát của tôi – Cô không ăn ngon, lần nào bánh hạt dẻ cũng bị một mình cô ăn hết. Đừng ăn đồ ngọt thay cơm, cẩn thận mất vị giác.

Tôi có bị mất vị giác thì liên quan gì đến anh? Tôi còn đang định đấu tranh bữa sáng cho bản thân, thì Tô Du đã nhanh miệng hơn:

– Cô còn muốn nói gì nữa? Hay là muốn ăn canh như ý thải châu buổi trưa, bánh tứ hỉ bát bảo buổi tối?

Tôi bực bội, đập mạnh đôi xuống xuống bàn:

– Khỏi, tôi không ăn cơm của ngài là được rồi.

Dứt lời tôi lập tức rời khỏi.

Tôi và ông già vẫn ngồi ở quán rượu trong con ngõ nhỏ, tôi vẫn goi hai bầu rượu và một đĩa thịt như thường lệ.

Hôm nay ông già vẫn lải nhải chuyện đông tây, kể cho tôi nghe rất nhiều rất nhiều chuyện, tôi cũng chăm chú nghe từng chuyện một.

Khi thịt trong đĩa sắp hết, ông già bỗng nhiên nhấc bầu rượu lên rót vào chén, cười nói với tôi:

– Nhóc con, sau này ta sẽ đưa cháu về quê ta sống cùng nhau nhé?

Tôi bật cười, hỏi lạ:

– Ở đó có gì tốt ạ?

– Non xanh, nước biếc. – Ông già đáp.

– Hay quá! – Tôi thốt lên.

Ông già lắc bầu rượu, nhìn tôi:

– Cháu có tiếc Thái tử không?

– Không buông bỏ được thì không phải là cháu. Ông già, chỉ có hai người chúng ta thôi sao?

Ông già lắc đầu:

– Không, còn có sư đệ của ta nữa.

– Ông còn có sư đệ à? – Tôi ngờ vực hỏi.

– Ờ, nó là danh y nổi danh lẫy lừng.

Bỗng dưng tôi vô cùng tò mò, nhưng ông già đã cản tôi lại bằng một câu hỏi:

– Nhóc sẽ được gặp mặt nó sớm thôi. Trời cũng tối rồi, nhóc mau về nhà đi.

– Sẽ được gặp mặt sớm thôi là sao ạ?

– Bí mật không thể bật mí. Nhóc cứ chờ đi. – Ông già trả lời đầy bí hiểm.

Gần như tôi về phủ Thái tử trong trạng thái mơ mơ hồ hồ. Danh y à, không biết mặt mũi ra sao?

Trái lại mấy ngày nay tôi nhàn rỗi đến phát điên. Tuy bữa sáng không có bánh hạt dẻ để ăn nhưng may là Tô Du vẫn còn nhân tính, ít nhất bữa trưa và bữa tối còn có đồ yêu thích của tôi.

Một buổi tối nọ, anh ta còn để lại một chiếc túi chứa đầy bánh gạo nếp cho tôi để ăn khuya khiến tôi hơi hoang mang. Giá như tôi có thể quên đi câu “Đây là đồ Thái tử không ăn” thì càng hoàn hảo hơn.

Mấy ngày nay tôi không hề gặp Tô Du, kể cả trong bữa ăn.

Tôi đã nói chuyện với ông già nhiều lần, mỗi khi tôi đề cập đến vị danh y nọ, ông ấy lại dùng chiêu Thái Cực khiến lòng tôi ngứa ngáy vô cùng.

Hôm nay khi tôi rời khỏi lầu Hương Mãn, dường như ông trời không hiểu lòng tôi mà trút xuống một cơn mưa rào. Chẳng biết ông già đứng đằng sau tôi từ khi nào, bí hiểm nhìn bầu trời u ám và nói một câu:

– Sắp đến rồi.

Tôi cảm thấy khó hiểu, tỏ vẻ vô tinh buông một câu:

– Điên rồi!

Không biết có phải hôm nay ông già bị hình tượng cao thâm khó dò ảnh hưởng hay không mà tôi bất chợt nhớ đến mẹ mình trong mơ, gương mặt xinh đẹp có thể khiến tất cả hoa trong vườn thượng uyển nở rộ.

Từ khi tôi có nhận thức, mẹ đã nửa điên nửa dại, khi tỉnh táo khi trầm tư không nói.

Tôi luôn cảm thấy bà là người đẹp nhất khi tỉnh táo, bởi vì tôi không phải lo lắng bản thân sẽ bị bà cắn.

Tên của tôi là Vong Nhan, cung nhân nói cái tên này chính là bằng chứng không chung thủy của bà, và tôi chính là một vết nhơ.

Có một lần tôi đã hỏi bà khi bà ngồi một mình nhìn xa xăm trong đình, tại sao tên tôi là Vong Nhan, biểu hiện của mẹ tôi dịu lại, kiên nhẫn giải thích:

– Bởi vì ta nhớ như in hình bóng một người.

– Nhưng mà, Vong Nhan à, rõ ràng ta đã quên mất gương mặt người ấy rồi.

Giọng mẹ tôi bỗng nhẹ bẫng:

–  Ha, đã quên mặt ư? Ta nhớ như in gương mặt chàng thế nào, chàng… ha, tại sao ta quên mất, ta không thể nhớ chàng trông như thế nào nữa!

Và rồi, một loạt rắc rối xảy ra.

Trước một đêm mẹ qua đời, chỉ có một mình tôi ở bên mẹ trong lãnh cung lạnh lẽo đó. Đêm ấy mẹ tôi tỉnh táo đến lạ, bà nằm cùng một chiếc gối với tôi, nói với tôi thật nhiều, thật nhiều. Có liên quan đến phụ hoàng, có liên quan với người ấy.

Mặc dù mẹ không thể nhớ khuôn mặt của người đó, nhưng mọi thứ về ông ấy lại nhớ như in, từng chút từng chút một.

Cuối cùng, khi tôi đang mơ màng, mẹ đã ghé sát bên tai tôi và nói, tôi là món quà tốt nhất bà đã nhận được, nhờ có sự tồn tại của tôi bà mới có thể sống được ngần ấy năm, tại nơi không có người ấy.

– Nhóc con, đứng lên đi! Đến nơi rồi! – Giọng nói như sấm rền kéo tôi thoát khỏi cơn mơ.

Tôi choàng tỉnh, thấy ông già râu trắng bạc phơ đang đứng trong phòng mình mà sợ hãi đến nỗi vứt cái gối đến, vừa vặn đáp xuống mặt ông già.

Ông già nghiêm nghị vứt gối ra khỏi mặt mình, nói với tôi:

– Nhóc con, đến rồi! Tuy ta có thể nhìn ra số mệnh của cháu nhưng số trời đã định, người phàm khó có thể thay đổi được. Ta được chỉ định phải giúp cháu thì cần phải có một số thứ. Hãy nhớ kỹ, trong khoảng thời gian này đừng đồng ý làm bất cứ việc gì với ai.

Tôi nhìn ông ấy bằng ánh mắt đầy kì lạ:

– Ông già, ông nói cái gì sắp đến cơ? Sắp đến á, cháu không hiểu gì cả.

– Trên đời luôn tồn tai oan nghiệt khó giải quyết, nhưng ta sẽ không để cháu bị thương đâu. Nhóc con, hãy tin tưởng ta!

– Sao ông biết? – Tôi hỏi ngược lại.

– Nhóc con, hãy nhớ lấy những lời của ta, một chữ tình ảnh hưởng cả cái sống và cái chết. – Dứt lời, ông lão nhanh nhẹn rời khỏi căn phòng.

Oan nghiệt? Oan nghiệt gì đây? Tôi và Tô Du gặp nhau là oan nghiệt ư?

Hết chương 2