Cuộc Sống Nhàn Nhã Của Nhạc Tư Trà

Chương 71

“Bác Vương, bác đang làm gì thế?” Nhạc Tư Trà bỏ xích của Art ra, vỗ vỗ đầu nó, khiến nó tự đi chơi, vừa nhấc đầu lên liền thấy bác Vương cầm lưới đánh cá, cố định chỗ thoát nước.

“Lúc thoát nước có không ít cá nhỏ, cá chạch,….chạy ra, nhân tiện bắt về nấu cho gà cho vịt, còn thêm cơm”. Bác Vương nói.

“Cháu nghe nói khi thoát nước có thể bắt được không ít, nhưng chưa từng được thấy! Nhưng là đều cho gà vịt có phí quá không?” Trước đây Nhạc Tư Trà sức khỏe yếu, người lớn đương nhiên không cho cậu ra ngoài khi mưa nên chưa từng thấy việc này, nhưng cậu từng thấy ông ngoại cùng hàng xóm mang về không ít cá tôm từ ruộng về mỗi khi mưa. Mỗi lần như thế cậu đều được hưởng cá rán giòn thơm, hoặc cá nhỏ, cá chạch chiên bột, xương cá cũng rất mềm, cắn một ngụm, ngoài giòn rụm, trong mềm thơm, ngon cực, khiến người ta càng muốn ăn nữa ăn nữa. Còn có ốc. Đặt ốc bắt được đặt trong chậu nước hai ngày, trong chậu nhỏ vài giọt đậu nành, sau đó cắt hết phần đỉnh ốc hoặc lột hết vỏ của nó, nêm nếm gia vị, hương thơm bay xa, ăn cũng thơm giòn ngon miệng. Trước đây Nhạc Tư Trà còn nhỏ, không hút được, lấy một thanh sắt mỏng, nhọn, cố sức chọc, không cho người lớn giúp, nhìn cậu chăm chú cố gắng mà ai cũng cười.

“Cá tôm trong ruộng cũng lâu rồi bác mới được thấy. Mấy năm rồi đều dùng thuốc hóa học, có cũng bị độc chết, năm nay dùng loại phân bón cháu giới thiệu, lại không hề có tác dụng phụ, hoa màu phát triển tốt, cá tôm cũng nhiều lên, hôm qua thoát nước đã bắt được nhiều, bọn bác ăn cũng không hết, cháu thấy tiếc thì chút bác chọn mấy con lớn lớn cho mang về nếm thử, được không?” Bác Vương giải thích.

“Vậy cháu cám ơn bác.” Nhạc Tư Trà ngại ngừng gãi đầu, chưa giúp gì đã được cho, lạ lạ.

“Khách sáo gì, mang thùng đi theo bác.” Bác Vương nói xong, cầm lấy cuốc đi xuống ruộng.

Nhạc Tư Trà vội cầm thùng nước có lưới đánh cá chạy theo.

Vì hôm qua đã làm thoát nước rồi nên công việc hôm nay cũng không khó khăn lắm, chỉ cần lấy bùn khỏi ống thoát nước là được. Bác Vương thuần thục lấy bùn ra, lại cố định lưới đánh cá vào, lại dẫn Nhạc Tư Trà đi chỗ khác, vừa đi vừa nói chuyện.

“Mấy ô ruộng chỗ này đều của nhà hai bác, năm nay được mùa, ai cũng vui vẻ, nhưng ngày nào cũng mưa, không ít hoa màu bị hỏng, trận mưa hôm qua khiến ruộng rau nhà bác ngâm trong nước, nếu không phải bá Tiền nhà cháu làm nhanh chắc bị ngâm đến thối.”

“Đúng thế, lần đầu cháu thay mưa to thế, mà vụ đất trôi cũng nguy hiểm thật!”

“Kỳ thật năm nào ở đây cũng có lở đất nhưng không lớn đến thế, lại còn gần thôn như vậy!” bác Vương nói.

“A? Là sao?” Nhạc Tư Trà ngạc nhiên.

“Không phải vì môt trường bị phá nhiều quá sao, cây trên núi chặt hết, đất không có gì bám, trời mưa thì mấy thứ như bùn, đá, các thứ linh tinh trên núi đều chảy xuống, cũng chẳng có gì ngạc nhiên.” Bác Vương giải thích.

“Vậy sao, vậy từ giờ về sau bảo vệ thì thôn sẽ tốt hơn.” Nhạc Tư Trà an ủi.

“Bác cũng nghĩ thế, từ khi trên núi trồng cây, đất trôi xuống cũng ít hơn.”

Đợi rửa sạch sẽ hết các cửa cống, bác Vương lại dắt Nhạc Tư Trà về chỗ ban đầu, dưới ánh nhìn chăm chú của Nhạc Tư Trà, gỡ lưới đánh cá.

Trong lưới cũng thu được nhiều, cá nhỏ qua đã chui qua mắt lưới chạy hết, chỉ còn hơn mười con cá nhỏ lớn chừng bằng ngón cái, năm con cá chạch, ốc đồng, còn có lươn bằng ngón út.

“Không ngờ bắt được lươn.” Bác Vương đổ đám bắt được vào xô Nhạc Tư Trà đang cầm, chỉ để lươn ở lại lưới, cá chạch và lươn đều ăn cá nhỏ, nhưng mấy con cá chạch không lớn, chỉ cần giữ lươn lại là được rồi “Ngày mưa lươn sẽ đi ra hít thở, lúc đấy là dễ bắt nhất.”

Nhạc Tư Trà đặt xô xuống, cười nói “Người ta nói ‘tiết tiểu thử lươn còn quý hơn nhâm sâm, tuy giờ chưa đến tháng bảy nhưng cũng còn vài ngày, bác đem về nước ăn thì không còn gì ngon bằng.”

Bác Vương gật đầu cười nói “Giờ là lúc nhiều lươn nhất, giờ bác xuống ruộng thử xem còn không, cháu cũng mang về ăn.”

“Vậy cám ơn bác, bắt lươn cháu chưa biết, hay bác dạy cháu đi?” Nhạc Tư Trà xin, cậu vẫn chi rnhifn người khác bắt, ruộng chưa xuống mấy lần.

Bác Vương nhìn mưa cũng ngớt sắp ngừng, gật đầu.

Nhạc Tư Trà cụp ô, cầm nhẫn lồng vào vòng cổ, cởi áo, theo bác Vương xuống ruộng.

Dưới ruộng nhiều bùn, bước một bước là lún ra dấu chân, thường sẽ kéo ủng lại, nhưng Nhạc Tư Trà không dám cởi, dưới đây còn có đỉa, rắn, không cẩn thận bị cắn thì nguy.

Nhạc Tư Trà vừa cố gắng theo sau bác Vương, vừa nghe bác giảng giải phương pháp.

“Đào lươn cũng cần kỹ thuật, rất nhiều người làm không được. Trước khi đào phải tìm động của nó ở bờ ruộng, động hơi thấp hơn so với mắt nước, bên ngoài bóng, nhẵn, động nào thô ráp đừng đào, 8 phần là động rắn. Nếu trên động có nhiều bọt nước nhỏ dính vào một chỗ, thì bên trong 8, 9 phần có lươn, không phải loại nhỏ. Cháu xem, như thế này đúng là động của lươn.”

Bác Vương vừa nói vừa mang theo Nhạc Tư Trà đến bờ ruộng, chỉ vào một động có rất nhiều bọt nước nhỏ, thấy cậu gật đầu mới đưa tay thọc vào “Khi đầu cần dùng ngón tay thăm dò, trong lúc thăm dò cần chú ý động tĩnh. Nói thỏ khôn có ba hang nhưng lươn cũng thế. Khi cháu đào, lươn cảm giác đến sẽ trốn sang động khác. Vậy nên, nếu cảm giác nó chạy qua tay nhất định phải nhanh chóng, kẹp ngón trỏ và ngón giữa lại, bắt lấy nó. Chú ý động tác cần mau, chuẩn, mạnh mới có thể thành công.” Nói nhiều thế nhưng mọi chuyện diễn ra rất nhanh, bác Vương vừa ra tay, một con chừng bằng ngón cái đã bị bắt sống.

“Giỏi quá! Bác đúng là tuyệt!” Nhạc Tư Trà lần đầu thấy có người bắt lươn nhanh như thế, vỗ tay khen ngợi.

“Đương nhiên, bác luyện từ nhỏ mà.” Bác Vương cũng rất đắc ý, thuận tay ném lươn vào lưới, lại bắt đầu tìm động.

Rất nhanh, bác Vương lại phát hiện thêm một động, nhưng ông không ra tay mà bảo Nhạc Tư Trà tới “Này cho cháu luyện tập. Nhớ kỹ, khi bắt không cần dùng hết cả bàn tay, mà nắm tay lại, dùng ngón giữa bắt sau đó kẹp nó giữa ngón áp út và ngón giữa, đơn giản nhưng cần kỹ xảo, kỹ thuật phải thành thạo, lực ngón tay phải lớn, nếu không nó sẽ thoát được, hiểu sao?”

Nhạc Tư Trà gật đầu, học theo động tác của bác Vương khi nãy.

Vừa thò vào, cậu liền thấy được thứ gì trơn trượt, cảm giác lạ thường khiến cậu bối rối, mất tập trung khiến nó chạy đi mất.

May mà bác Vương nhanh tay bắt lấy, ném vào lưới “Cháu sao vậy, mém làm nó chạy mất.”

“Trơn quá, cảm giác là lạ, lần sau cháu nhất định nắm chặt.” Nhạc Tư Trà cười nói.

“Lần đầu đụng vào tưởng rắn đúng không.” Bác Vương không để tâm “Yêm tâm, ruộng nhà bác có rắn không sao bác không biết? Trong động có gì bác nhìn là biết.”

“Bác giỏi thật, vậy bác cho cháu tập thêm được không?”

“Được rồi, lại đây.”

Nhạc Tư Trà thử lại lần nữa, lần này được một con bằng ngón út, cười toe toét khoe “Bác, bác xem này.”

“Có năng khiếu, chúng ta tiếp tục.” Bác Vương gật đầu, hài lòng.

“Vâng.”

Hai người quét khắp ruộng một lần, bắt được hơn 20 con, nhỏ nhất bằng cái đũa, lớn nhất cũng gần hai cân.

Con lớn nhất cũng có công của Nhạc Tư Trà. Lúc ấy cậu thấy con gì dài dài bơi, còn tưởng rắn nước, trong lúc hoảng hốt liền giẫm thẳng trúng đầu nó “Bác Vương, mau tới, có rắn!”

Bác Vương thấy thế vội chạy lại, vừa thấy mới thở phào “Không phải rắn, không thấy giống mấy con cháu vừa bắt sao? Là lươn.” Bác bắt con lươn kia, giơ lên cho Nhạc Tư Trà nhìn cẩn thận “Lớn thật, lâu lắm rồi bác không thấy con nào lớn thế.”

“Vừa nãy nhanh quá, cháu không nhìn rõ, còn tưởng là rắn nước!” Nhạc Tư Trà ngượng ngùng nói.

“Vậy mà còn dám giẫm lên? Nếu thật là rắn, cháu giẫm không chúng thì người bị cắn là cháu rồi, lần sau đừng như thế, thấy rắn là trốn ngay, nếu cháu không chủ động khiêu khích, nó sẽ không cắn cháu.”

“Vâng, về sau cháu sẽ không thế nữa.” Nhạc Tư Trà gật đầu.