Kỳ thực đạo diễn Vương đã biết chuyện này từ sớm, chẳng qua ông không thể ra mặt giải quyết thôi. Trong đoàn phim, ông phải xử sự công bằng, thiên vị ai cũng không ổn, vậy nên vừa nghe được đại khái mọi chuyện liền dọn đồ đi chỗ khác. Ông tin tưởng năng lực của phó đạo diễn nên mới giao việc lại cho ông ta. Nhưng điều ông không ngờ là, mình vừa đi khỏi Tam Hoàn thì điện thoại vang lên, cô bé gây sự khóc thút thít, nói lằng nhà lằng nhằng, nhưng câu cuối cùng “Ngài về đi, Bạch tiên sinh có việc tìm” thì ông nghe rõ mồn một, nghĩ, chẳng nhẽ Bạch tiên sinh thấy Trịnh Hòa sai nên giải thích hộ? Hay là muốn thêm tiền đầu tư? Vậy nên liền quay đầu xe ngay lập tức.Phó đạo diễn thì nghĩ sâu xa hơn đạo diễn Vương rất nhiều. Vừa nghe giọng điệu của mấy người bên đoàn làm phim, thêm việc mỗi lần Bạch Ân đưa tiền đầu tư đều thông qua thư ký, chưa từng tự mình tới liền mơ hồ đoán được có chuyện không tốt. Trước lúc ra cửa, ông định gọi điện cho Trịnh Hòa để xem ý tứ thế nào thì di động đen sì, làm thế nào cũng không bật lên được, đành phải đặt di động xuống, mở cửa ra, thầm cầu nguyện mọi chuyện không tệ như mình tưởng.Trong phòng nghỉ, Bạch tiên sinh nhắn tin cho Trịnh Hòa, cậu bảo cậu sẽ xuống cửa chờ ông, Bạch Ân đành phải nói lại rằng chút nữa ông mới tới, lúc đó sẽ gọi điện cho cậu xuống.Trịnh Hòa ở với Bạch tiên sinh lâu rồi, chỉ cần một dấu chấm câu của ông cũng đoán được tâm tình của Bạch tiên sinh thế nào. Cậu hoài nghi ông đang gạt mình chuyện gì, ngẫm nghĩ hồi lâu, cậu quyết định đi xem tình huống, thang máy nhất quyết không thể đi, cậu mở cánh cửa ở cạnh lối phòng cháy, khẽ khàng đi xuống.Ngáo:(1) bảo nghiên lộ (保研路): Ở một số trường học, xảy ra việc ở những quãng đường hoang vắng gần trường hoặc trong khuôn viên trường, nữ sinh viên bị người khác cưỡng bức. Nhà trường liền cho họ qua bảo vệ luận văn (mà không cần thực hiện bảo vệ) để bồi thường, ‘bịt miệng’.(2) “Ba người thành hổ”: Trong sách Chiến quốc có nói về câu chuyện ba người thành hổ như sau: Đại phu Ngụy quốc Luân Công và Thái tử phải đến Triệu quốc làm con tin. Chuẩn bị khởi hành, Luận Công mới hỏi Ngụy vương một câu: “Nếu như có một người nói với ngài, thần nhìn thấy giữa phố đông ngườicó một con hổ, quận vương có tin không? Ngụy vương nói. “Ta đương nhiên làkhông tin”.Luân Công lại hỏi: “Nếu như có 2 người nói với ngài như vậy thì sao?” Ngụy vương nói: “Ta cũng không tin”. Luân Công lại hỏi: “Nếu như có ba người đều nói tận mắt thấy hổ đang làm loạn dưới phố, quận vương có tin không?”. Ngụy vương nói: “Nếu như nhiều người đều nói nhìn thấy hổ, chắc chắn là đúng, ta không thể không tin”. Câu chuyện nhắc rằng, việc gì đó dù chưa mắt thấy, tainghe nhưng nhiều người cũng nói và nói nhiều lần thì lớn đến như hổ xuống phố cũng trở thành sự thực!