Hồ sơ thứ nhất

Chương 4. Bác sĩ Pháp y

Cứ hết vệt sáng này lại đến một vệt sáng khác. Thịnh Phát vừa tản bước, vừa đếm từng vệt sáng phát ra từ đèn ống chỗ còn chỗ mất nơi khuôn viên bệnh viện. Ngày nào cũng vậy, cứ đúng 7 giờ tối là hắn lại trình diện trước phòng ngoại khoa của bác sĩ Thùy Trang với cái gào mên cơm còn nóng hổi. Thói quen này cũng chẳng phải việc gì thích thú, nhưng biết làm sao được, xuất thân con nhà dược sĩ, bản thân hắn cũng nhất tuyệt theo y. Ngay từ thuở còn thả diều bắn bi, Thịnh Phát sớm đã định hướng cho mình nơi sẽ gắn bó cả cuộc đời – đó chính là bệnh viện.

Nhưng hôm nay thì khác. Hắn có lý do chính đáng để gắn bó với cái nơi ớn lạnh này dù đã ngoài giờ làm việc.

“Bảy giờ mười lăm phút! Hôm nay trễ hơn thường lệ à, lạ nhỉ, chắc sắp tận thế rồi.” Cô trưởng khoa xinh đẹp với bảng tên “Thùy Trang” trên nắp túi áo nhìn hắn cười tươi tắn.

“Khoa ngoại thần kinh dạo này rảnh rỗi nhỉ? Không còn trò gì tiêu khiển gì à? Canh đồng hồ chờ tôi làm gì?” Hắn nhíu mày, đáp trả cô bằng giọng điệu lạnh nhạt thường thấy, nhưng rõ ràng ánh mắt ấy cũng đầy triều mến.

Bác Sĩ Thùy Trang chỉ đùa theo lệ, không bình luận gì thêm, cô là kiểu người hài hước, những câu pha trò như thế, hắn nghe riết cũng quen.

Không chỉ cùng ngành, ngoài công việc, cả hai còn là những người bạn thân thiết. Thuở còn là thực tập sinh, Thùy Trang từng xất bấc sang bang vì môn Giãi Phẫu Nâng Cao mà hắn làm giảng viên, nay dù đã là bác sĩ đa khoa, cô lại đảm nhận một ca chết não lâm sàn, mà người bệnh vốn là người thân của Thịnh Phát, ngẫm lại đúng là duyên nợ.

Thừa hiểu tính khí trẻ con của cô, thay vì đôi co, hắn chỉ cười trừ rồi ngồi vào băng ca chuẩn bị cơm cho cả hai. Chả là ngành ngoại khoa bận bịu vô cùng, cơm nước cũng chẳng có thời gian mà về nấu, vì hôm nay cô có ca trực mà.

Thùy Trang là phụ nữ chưa quá hai lăm, tóc dài ngang vai, đôi mắt to hồn nhiên, đang nghịch dụng cụ y khoa bên cái bồn rửa. Còn Thịnh Phát, một chàng trai tháng sau đã bước qua ngưỡng ba mươi hai cái sinh thần, bác sĩ giải phẫu, kiêm pháp y của Viện khoa học hình sự, bộ Công An thành phố. Gương mặt gã góc cạnh, tướng mạo thư sinh, đeo kính cận dày cộm đến nỗi đôi mắt đờ đẫn.

Trong tất cả các chuyên ngành của Y Đa Khoa, ngành Pháp Y có thể nói là ngành học phức tạp và được xem là oách nhất. Bắt nguồn từ ngành khoa học nghiên cứu về giãi phẫu cơ thể, nhân chủng, nhân dạng, sinh lý, bệnh lý, nhưng không chỉ phục vụ trong việc chuẩn đoán và điều trị, ngành pháp y, hay tử thi học pháp y, còn là phòng ban chuyên môn phục vụ thường trực cho những công tác thẩm định mang tính dân sự và hình sự. Do đó, yêu cầu tối thiểu của ngành đòi hỏi người theo học cần có kiến thức chuyên sâu về nhiều lĩnh vực, bao hàm nhiều phạm trù rộng lớn của Y học. Mỗi năm, trên địa bàn cả nước chỉ có khoảng 30 pháp y tốt nghiệp chính thống từ những trường đào tạo chuyên nghiệp, phân bổ rộng rãi trên địa bàn cả nước. Không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên sâu, khó tuyển sinh, khó đầu tạo, kén đầu ra, nghề pháp y còn mang đến nhiều rủi ro, về định kiến xã hội, tai nạn công việc, tai nạn nghề nghiệp, khi thường xuyên phải tiếp xúc với mầm bệnh và vi khuẩn độc hại từ xác chết. Tuy nhiên, để đạt được trình độ uyên thâm như Nguyễn Ngọc Thịnh Phát, tính từ sau giải phóng đến nay, trên địa bàn cả nước, không kiếm được quá năm đầu ngón tay. Thịnh Phát không chỉ có chứng chỉ đào tạo từ Hoa Kỳ, kinh nghiệm làm việc trên mười năm, mà còn có khả năng suy luận, thực tiễn đúc kết, khả năng tư duy logic, phi tuyến tính, chuyên sâu trong các chuyên án hình sự.

Hơn nữa, dẫu bề thế uyên thâm là vậy, nhưng muốn kết thân với hắn không phải chuyện dễ. Phát tuy quan hệ rộng rãi với đa số bác sĩ trong và ngoài nước, cũng như quen biết phần lớn các cơ quản chủ quản hình sự, pháp luật, tố tụng, giám định, nhưng nếu nói, để tìm một người tâm sự khi thấm men, hay hỗ trợ “phi tang một cái xác” lúc nửa đêm, thì Thùy Trang may mắn là một trong số đó.

“Chị Trang xem vậy mà có phúc!” Thỉnh thoảng có thể nghe thấy những lời tán tụng như vậy từ y tá trực đêm đi ngang phòng làm việc. Họ ganh tị vì Thùy Trang ngày nào cũng có “người yêu” đạo mạo thư sinh, cao lớn điển trai, học thức uyên bác, cơm bưng nước rót là cái chắc.

Nhưng Thịnh Phát và Thùy Trang chưa bao giờ để tâm. Cả hai luôn chờ đợi nhau trong trầm mặc mà chẳng phải nói với nhau một câu sến súa. Có lẽ công việc thường ngày đã quá ư là nặng nề và nghiệt ngã, khiến những cử chỉ quan tâm và tâm tình lãng mạn thật quá ư là dư thừa và diêm dúa. Trong lúc Thùy Trang bù đầu bù cổ với mớ dụng cụ sát trùng, hắn chỉ lẳng lặng ngồi lim dim, nhịp chân bên cạnh cái đồng hồ điểm báo. Vốn không phải loại người thích hầu chuyện lúc người khác đang bận việc, nhưng dù gì không khí cũng quá im ắng, nếu không vì cái tiếng “è è…” của con máy lạnh hai ngựa, chắc hẳn cả hai sẽ nghe thấy tiếng tim mình đập thình thịch.

“Hôm nay không về nhà?” Thịnh Phát hỏi cộc lốc.

“Không! Ngày mai có ca mổ sớm, phải cắt khối u tyến tụy. Hôm nay em ngủ ở đây, để ngày mai phẫu thuật sớm.”

Trưởng khoa Thùy Trang ắt hẳn là hình mẫu nghiêm khắc cho mọi người noi theo, trừ việc đôi khi cô nói chuyện khá cù nhây. Hắn và cô thường tạo nên những cuộc giao tiếp ngớ ngẩn, và lần này cũng không ngoại lệ. Cả hai đều biết đêm nay cô sẽ ngủ lại bệnh viện. Đối với Thùy Trang mà nói, ca tiểu phẫu ngày mai sẽ là lần đầu tiên cô tự mình cầm dao mỗ.

Cảm giác bồi hồi, lo lắng, pha lẫn chút hào hứng và xao xuyến ấy, không khỏi khiến Phát nhớ đến lần đầu trải nghiệm sớm mùi thuốc men và tử thi trong phòng chứa xác.

Bữa cơm tạm bợ kết thúc vì Thùy Trang được triệu tập về phòng hành chính để hoàn tất một số thủ tục. Cả hai vẫn chẳng nói thêm gì, chỉ trao nhau những cái nhìn động viên, đầy tinh ý.

Thế là chỉ còn hắn thui thủi trong căn phòng làm việc tận ba bốn tiếng đồng hồ trước khi giờ thăm bệnh kết thúc.

Ngả người trên băng ca, Phát lim dim gác tay lên trán nghĩ về một số công việc ngày mai. Ngoài việc tham gia chuyên án đặc trưng của Trung tâm Pháp Y, tham dự đóng góp ý kiến chứng cứ thu thập từ các nhân viên giám định, tổ chức khám nghiệm sơ bộ thương tật từ một số vụ ẩu đả dân sự, ngày mai đối với hắn không khác gì hôm nay, có lẽ cũng sẽ không khác gì hôm qua, hay hôm trước.

Trở mình nhìn ra cửa sổ, bầu trời đêm huyền ảo đã lồng lộng tiếng gió thét, Phát quặng lòng nhớ về gương mặt cằn cỗi của người mẹ đang sống nửa đời thực vật tại gian phòng chăm sóc đặc biệt. Ngẫm thấy sự bất lực trước quy luật sinh lão bệnh tử của tạo hóa, hắn cố hình dung những thứ thân thuộc, an toàn luôn hiện hữu bên cạnh, cố giữ tinh thần kiên định, vơi bớt những nỗi bất an.

***

Điều duy nhất khiến hắn tự tin là khả năng giải phẫu. Phòng làm việc cũng đồng thời là “ngôi nhà thứ hai” của hắn chứ đâu. Tới lui bốn góc tường lạnh tanh cũng chỉ thấy nào là thuốc và thuốc. Khá nhạt nhẽo. Vả lại, nơi đây không chỉ đồng hành khi hắn bắt đầu bước vào ngành hình sự, mà còn là một phần của tuổi thơ từ khi hắn hãy còn bé.

Ngắm nhìn bức ảnh chụp chung với bố, Đại Tá – Giám định pháp y – Bác Sĩ giải phẫu Nguyễn Trọng Hải, có lẽ là điều duy nhất giữ hắn tin vào phép màu kỳ lạ của y học.

Đối với gia đình hắn, nghề y chính là thứ cao thượng và ý nghĩa nhất trên đời. Có lẽ bởi vậy mà tuổi thanh xuân chỉ chôn chân trong nhà, học hành cày cuốc đến cả không biết chơi bời là gì. Nhưng kể từ khi người bố mà hắn kính trọng nhất bị ám hại, người chị gái mà hắn luôn yêu thương bị chính những kẻ thủ ác căm thù gia đình cưỡng hiếp đến bức tử và cả người mẹ đã sinh thành ra hắn đau đớn đến đột quỵ, tổn thương não bộ rồi sống nửa đời thực vật trên băng ca, Phát dần mất niềm tin về cuộc sống, về cái thứ hy vọng cao cả, mà gia đình hắn vẫn thường vun đắp cho người khác.

Gục đầu bên ngoài phòng lạnh chứa xác, nơi âm u lạnh lẽo nhất của bệnh viện, nhưng đối với hắn lại thân thuộc và ấp áp lạ thường. Với hắn, cuộc sống phải rành rọt, sống là sống, chết là chết. Nửa sống nửa chết như người thực vật, vừa tồn tại, lại không thực sự tồn tại, thật quá trớ trêu và nghiệt ngã mà. Người anh em cùng cha khác mẹ đang công tác tại nước ngoài – núm ruột ngoài giá thú duy nhất vẫn còn xót lại giữa thế gian đầy đau đớn và nghiệt ngã này đã nhắn ngủ với hắn như vậy. Đôi khi hắn khinh rẻ và mừng húm vì thứ liên kết vô hình ấy hơn bất kỳ ai khác. Có lẽ vì mẹ hắn, anh hắn và Thùy Trang chính là thứ trở ngại vô hình khiến hắn không thể tự kết liễu cuộc đời mình và cũng đồng thời là động lực duy nhất để hắn tiếp tục sống, tiếp tục tìm ra lí do để tồn tại.

Người chết không đáng sợ, kẻ sống mới đáng sợ, người chết không hại mình, chỉ kẻ sống mới hại người. Hắn khinh rẻ tội ác, căm thù mọi kẻ thủ ác trên đời, quyết cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giữ vững công bằng và lẽ phải từ dạo ấy.

Với lí tưởng “Xác chết biết nói”, Thịnh Phát liêm chính đường hoàng trở thành một trong những Pháp Y thành danh bậc bất trong ngành hình sự nước nhà, với đôi tay thần có thể mở toang mọi bí mật bị che giấu trên cơ thể tử thi, hắn hiển nhiên trở thành cánh tay đắc lực của bộ hình sự, cũng đồng thời là cái gai cần phải nhổ của bọn bạch tuộc thế giới nhầm.

Tuy nhiên, khi chỉ còn một mình trong bóng tối của lí tưởng và thù hận, hắn trở thành một đứa trẻ lạc lối, một kẻ côi cút thiếu vắng tình thương của gia đình, chỉ biết mỗi ngày vùi đầu vào công việc và gục gặc bên ngoài nơi trung gian giữa sự sống và cái chết.

***

Nhưng cuộc sống vẫn tuần hoàn. Áng sáng vẫn trở lại, dù là nơi tối tăm nhất của thẩm sâu. Mặt trời đã đứng bóng ngoài khung cửa, Thịnh Phát lim dim vươn mình, nhận ra tấm áo Blouse quen thuộc của Thùy Trang, hắn thừa hiểu đã lỡ mất “lần đầu” huy hoàng của cô.

Tuy nhiên, công việc thì không thể lỡ. Điện thoại lại reo vang sau cuộc gọi nhỡ thứ ba trong nửa giờ.

“Vâng! Xin chào sếp! Em nghe.” Thịnh Phát hắng giọng, hắn nhấc máy.

“Cậu chết trong nhà xác rồi à! May mà trong đó có sóng vô tuyến!” Bên kia đầu dây, cái tên được trịnh trọng đặt trong danh bạ với bốn chữ “Thầy Trương Tuấn Thành.”

Thịnh Phát thừa biết thầy hắn đã gọi thì không phải chuyện đùa, hắn vội bỏ di động khỏi bên tai, kiểm tra thời gian. “10 giờ 15 đúng!” Phòng chứa xác nếu không có “người nhập cư” thì gần như chỉ có… ma trơi lai vãng, thảo nào hắn ngủ quên đến gần chết đi sống lại.

“Xin lỗi sếp. Nhưng tại văn phòng vẫn còn Nhật Huy và Mạnh Hùng. Tụi nó là đệ tử của em, khả năng rất khá, giám định thương tật, hay tiếp nhận những vụ dân sự có thể tự giải quyết. Một số bác sĩ, thực tập, năng lực chuyên môn cũng rất khá. Còn họp chuyên án thì đầu giờ chiều mới…”

Bên kia đầu dây cắt lời, “Có biến! Bây giờ đến khu Tam Đảo, Quận 10 ngay. Có một vụ tai nạn giao thông, nạn nhân đã được đưa đến Chợ Rẫy, nhưng hiện trường án mạng đang được phong tỏa.”

“Án mạng? Hay tai nạn?”

“Tai nạn nhưng được một nhân chứng báo án. Nói chung, có nhiều tình tiết ngờ vực, cần được làm sáng tỏ. Cậu cần có mặt tại hiện trường.”

“Vâng!!!”