Vẽ hình cho tớ

Chương 7

Trường học của Ánh Dương không giống với các trường tư khác. Tiết đầu tiên của các ngày chẵn và tiết cuối cùng của ngày lẻ được quy định là giờ tự học. Mục đích của giờ tự học này là để học sinh có cơ hội hoạt động thoải mái hơn, có thể đến sân thể dục hoặc phòng bơi, thư viện, miễn là không gây mất trật tự và ra khỏi cổng trường là được.

Nhưng đối với học sinh lớp chọn 11A, đây chính là cơ hội tốt để học tập. Hầu như không một ai ra khỏi lớp vào giờ học này. Tại vì so với các lớp thường khác. lớp 11A có tiêu chuẩn xếp hạng thi cử cao hơn, thành tích cũng phải dẫn đầu toàn khối. Vì vậy cho nên, đối với giờ mà học sinh trong trường ai cũng yêu thích thì học sinh các lớp chọn đành ngậm ngùi ngồi trong lớp,yên lặng giải đề.

Hoài Phương đang chăm chú làm đề anh, bên cạnh Ánh Dương đã giải xong một bài hình khó nhằn. Cô quay người ra cửa sỗ, ngắm nhìn dãy nhà của khối 12. Chỉ còn mấy tháng nữa là họ ra trường, cũng đồng nghĩa với việc cô cũng sẽ trở thành học sinh cuối cấp. Dãy nhà bên đó, yên lặng đến đáng sợ. Ngay cả khi đang là giờ tự học, co cũng có thể cảm nhận các anh chị đang dồn sức luyện đề. Đột nhiên bên cạnh có tiếng nói:

- Ánh Dương, bà có muốn đổi chỗ không?

Ánh Dương đang đắm mình trong dòng suy nghĩ, cho đến khi câu hỏi của Hoài Phương vang lên. Cô ấy nói tiếp:

- Thực ra tôi thấy Lưu Hải Đăng học hành không nghiêm túc, không phải là người bạn ngồi cùng bàn tốt với bà.

- Thực ra tôi thấy cậu ấy...

- Đó là do bà thấy vậy thôi. Ngồi với những loại người như vậy, sớm muộn gì cũng bị ảnh hưởng. Nghe tôi đi, không phải sợ. Tôi có thể đi cùng bà nói với cô giáo.

Tiếng chuông ra về kêu lên, học sinh trong thư viện lần lượt xếp đồ ra về. Hoài Phương thấy khuôn mặt do dự của bạn mình, không nói thêm nữa. Trước khi đi về trước, chỉ để một câu:

- Bà cứ suy nghĩ cho thật kĩ.

Cho đến khi trong thư viện chỉ còn lác đác vài người, Ánh Dương vẫn ngây người, nhìn chăm chú vào tờ đề. Nhưng trong đầu lại hoàn toàn trống rỗng. Tại sao cô cứ luôn có cảm giác, Hoài Phương thực sự rất không thích cậu ấy. Giống như luôn muốn đuổi cậu ấy ra khỏi thế giới của mình.

Bước chân của Hoài Phương có phần gấp gáp. 5h15' lớp học múa bắt đầu. Tan trường từ lúc 4:40. Vốn tưởng rằng mình có thể đến lớp sớm để khởi động, không ngờ cô giáo lại gọi lại để bàn về kế hoạch quyên góp sắp tới. Đến hơn 5h Hoài Phương mới có thể ra trường. Lớp học chỉ cách trường một dãy nhà, nếu không nhanh cô có thể sẽ bị phạt plank. Hoài Phương tất nhiên không sợ, nhưng như vậy sẽ tốn thời gian khởi động, sau đó lại chậm tiết tấu bài múa.

Nghĩ như vậy, Hoài Phương không bước nữa mà chuyển sang chạy. Nhưng dường như ông trời hôm nay muốn cô bị phạt nên để cô đây gặp chuyện không mấy vui vẻ.

Lúc chuyển bị đến đoạn rẽ, chỉ cách lớp học 50m, đột nhiên Hoài Phương một bóng người quen ở phía bên kia đường. Nhìn đồng hồ 5h25', Hoài Phương chuyển hướng đường đến lớp học múa, đi đến chỗ phía bên kia đường.

"BỊCH", túi giày múa rơi xuống , tạo nên một tiếng thật khó nghe. Đằng sau bóng lưng quen thuộc là một nữ sinh trong tư thế ngồi sụp xuống, tóc tai xõa xuống, che phủ gần hết khuôn mặt, quần áo xộc xệch. Đứng nhìn từ xa cũng có thể thấy được áo con bên trong là màu sắc nổi bật như thế nào. Nhưng chiếc cặp xách cùng với khuôn mặt đấy Hoài Phương cũng có thể đoán ra được: Đào Thư - cô em khoa dưới theo đuổi lớp trưởng lớp mình.

Lưu Hải Đăng quay lại, nhìn thấy đôi giày múa thương hiệu đắt tiền bị vũng nước mưa làm cho bẩn. Bên cạnh khuôn mặt người chủ nhân của nó đã trắng bệch không còn giọt máu. Hải Đăng vội lên tiếng:

- Hoài Phương....Không phải như những gì cậu nghĩ đâu.

Thấy Hải Đăng có ý định đến gần mình, Hoài Phương vội vàng lùi bước. Lưu Hải Đăng thấy thế thì không bước nữa, ngoảnh mặt đi nơi khác.

Hoài Phương chậm rãi lên tiếng, trong giọng còn xen lẫn sự run rẩy:

- Đi đi. Ra khỏi đây. Nếu không....tô..i sẽ báo cảnh sát..bắ..t cậu.

Lúc Lưu Hải Đăng bước đi, thấy được sự xa lánh của Hoài Phương, trong lòng dấy lên cảm xúc khó tả. Vốn dĩ đã như vậy, giải thích cũng không được nữa rồi.

Hoài Phương chạy đến chỗ Đào Thư, vội vàng cởi áo khoác ra che. Mặc dù cô biết cô trong mắt Đào Thư trước giờ không bao giờ tốt đẹp. Nhưng cũng là phận nữ giống nhau, rơi vào bộ dáng như vậy, Hoài Phương không thể tránh xa.

- Không phải do anh ấy làm đâu. Chị đừng hiểu lầm anh ấy.

Hoài Phương đứng dậy, rút ra trong túi khăn giấy và bình nước các nhân của mình, lạnh lùng nói:

- Tôi không quan tâm lí do vì sao em lại ở đây. Bệnh viện gần nhất cũng cách đây 2 cây số. Lau mặt và mặc áo lại đi.

- Không phải anh ấy làm đâu, là....

Cánh tay định nhặt lại túi giầy của mình đột nhiên thu lại, nghĩ đến ánh mắt vừa nãy, không khỏi chế giễu:

- Chuyện tôi nghĩ gì về anh ta không liên quan đến bất kì ai.

Chiều chủ nhật, Hoài Phương muốn trốn cũng không thể trốn được, đành ngậm mình ngồi vào bàn ăn. Ông Hòa đang ngồi đọc báo, thấy con gái mình khẩy đôi đũa mà không chịu gắp món nào, lên tiếng:

- Nếu thấy tham gia các lớp học thêm mà mệt qua thì nghỉ đi, đừng cố quá.

Hoài Phương không trả lời ba mình. Tiếp tục qua loa gắp vài miếng. Dì Lưu ngồi phía đối diện thấy mặt ông Hòa đã cau mày lại, vội vàng lên tiếng xoa dịu:

- Dạo này dì thấy con học mệt. Đừng cố sức quá. Hôm nay dì đặc biết nấu canh gà hầm cho con, bồi bổ sức khỏe.

Dì Lưu đưa tay ra, ý muốn cô đưa bát để múc canh. Nhưng Hoài Phương vẫn cúi mặt ăn, như thể chưa nghe thấy gì. Bàn ăn rơi vào cảnh lúng túng.

- Hoài Phương, con không nghe thấy dì đang bảo sao?

Hoài Phương dừng đặt đôi đũa xuống, nói:

- Con không muốn ăn.

Mặt ông Hòa tím lại, nói to:

- Không muốn thì không biết nói một tiếng sao? Thái độ vô lễ của con học được từ ai hả?

Dì Lưu thấy hai cha con sắp cãi nhau, vội lên tiếng:

- Lâu lắm gia đình mới có bữa ăn với nhau, không nên to tiếng. Có lẽ con bé mệt, nên không muốn trả lời, không sao đâu. Nếu con không thích canh gà, vậy còn nhiều món khác nữa. Nấm xào hay là chả..

- Con ăn no rồi, xin phép.

Hoài Phương bước lên lầu còn có thể nghe thấy giọng càu nhàu của cha cô bên dưới. Dứt khoát đóng mạnh cửa.

Bên dưới nhà ông Hòa nghe thấy vậy thì vô cùng tức giận, nói:

- Con bé này ngày càng không biết phép tắc, được chiều hư nên không coi ai ra gì.

Dì Lưu xoa xoa lưng ông, nhẹ nhàng lên tiếng:

- Đừng trách con bé. Áp lực học hành cùng với việc tham gia nhiều hoạt động như vậy, đứa trẻ nào chịu nổi. Mình cũng nên giảm bớt các lớp học cho con bé.

Nét mặt ông Hòa đã giãn ra không ít, tiếp tục ăn cơm, lại nhìn thấy Hải Đăng yên lặng ăn cơm ở bên cạnh. Ông lên tiếng hỏi:

- Đã quen trường chưa ?

- Đã ôn rồi ạ.

- Ừ. Có việc gì thì bảo chú giúp.

Mặc dù đã chuyển đến một thời gian nhưng so với đứa con gái suốt ngày đem khuôn mặt bực bội nói chuyện với mình. Ông Hòa không khỏi để mắt đến Hải Đăng, đứa bé không chịu gọi mình là cha này. Tuy rằng không phải con ruột của mình nhưng có lẽ vì gương mặt cậu quá giống mẹ mình. Mà trong lòng ông, dì Lưu vẫn luôn được đặt trong lòng nên độ hảo cảm với cậu mỗi ngày một tăng. Ông mở lời:

- Cuối tuần sau cháu có thể sắp xếp việc học, đi đánh golf cùng với chú?

Rõ ràng là lời hỏi nhưng ông Hòa làm kinh doanh, khi đặt ra câu hỏi lại khiến cho người ta không dám từ chối.

Dì Lưu thấy khuôn mặt con trai mình, vội nói:

- Việc này liệu có ảnh hưởng đến anh không? Thằng bé vốn như vậy, sợ lại gây trò cười, xấu hổ.

- Có gì mà xấu hổ. Hừ, mấy lão kia luôn mang con trai của mình đến khoa khoang với tôi. Ỷ mình có con trai. Cháu thông minh như vậy, học một chút sẽ đánh bại được hết đám nhóc con ở đấy.

- Nhưng em vẫn cảm thấy nó không ...

- Không nói nhiều, quyết định vậy đi. Ngày mai chú sẽ đưa cháu đi làm quen trước, rồi tuần sau gặp bọn họ.

- Vâng chú.

Đối với việc này, Hải Đăng không có quyền từ chối, dì Lưu bên cạnh cũng không dám lên tiếng nữa.

Hoài Phương ở trên tầng nghe thấy toàn bộ cuộc nói chuyện. Khóe mặt ươn ướt. Ba cô chưa bao giờ ra ngoài với mẹ con cô vào cuối tuần. Trước đây khi mẹ còn sống, luôn lấy lí do là bận công việc mà từ chối. Nhưng giờ đây, ông ấy còn định mang con của người phụ nữ ấy đi giới thiệu với mọi người.

Hoài Phương không khỏi cảm thấy chua xót.

* Plank: Bài tập thể dục chống cả cơ thể bằng khủy tay và ngón chân.